Hôm nay,  

Tái Bản “Bao Nỗi Tang Thương”: Hồi Ký về Chùa Thiên Mụ, HT Đôn Hậu

30/01/202018:33:00(Xem: 3969)
blank

 

  

Nhóm Thiện Ý trong năm 2019 vừa tái bản sách “Bao Nỗi Tang Thương” – tập hồi ký của Thầy Thích Trí Lực nguyên ấn hành lần đầu vào năm 2011, và từ đó tới giờ đã được tái bản nhiều lần.

 

Sách ấn hành năm 2019 chủ yếu là để tặng, không bán. Bìa sách không đổi bố cục và các chữ trên bìa, nhưng thay đổi hình trong khung chữ nhật để cho khác các đợt phát hành các năm trước.

 

Sách dày 230 trang, là hồi ký kể chuyện đời thực. Nhưng tác giả Trí Lực là ai? Thầy là một nhà sư, học trò thân cận của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Tác giả Trí Lực sau năm 1975 từng bị chính quyền đày đọa, áp bức, đã trốn sang Cam Bốt năm 2002 xin nộp đơn tỵ nạn; trong khi chờ thủ tục, Thầy Trí Lực bị công an CSVN bắt cóc từ Cam Bốt, đưa về VN.

 

Nhật Báo Việt Báo trong ấn bản ngày 14/8/2003 đã loan tin rằng Hòa Thượng Thích Quảng Độ lúc đó đã chính thức yêu cầu nhà nước CS Việt Nam trả tự do cho Thượng Tọa Thích Trí Lực.

 

Thông Tấn Xã AFP cho hay một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam vừa được nhà cầm quyền trả tự do sau khi bị quản chế 2 năm là Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã phản kháng chuyện chính quyền Việt Nam bắt cóc thượng tọa Thích Trí Lực tại Nma Vang và đem về giam giữ tại Việt Nam.

 

Tin nói rằng Hòa Thượng Thích Quảng Độ, nhân vật số 2 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị chính phủ cấm hoạt động, đã từ Thành phố Sài Gòn gửi một văn thư lên giới lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng Sản, đòi trả tự do ngay cho Thượng Tọa Thích Trí Lực.

 

Trong một bản tin, Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc tế, trụ sở đặt tại Paris, cho hay trong văn thư vừa kể, Hòa Thượng Thích Quảng Độ nói rằng thượng tọa Thích Trí Lực đã bị chính quyền ngược đãi hơn một thập niên nay chỉ vì là một thành viên năng động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

 

Bản tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc tế nói rằng thượng tọa Thích Trí Lực, thế danh Phạm Văn Tường, bỏ trốn khỏi Việt Nam tháng Tư năm 2002 và đã được Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc dành cho qui chế tị nạn tại Phnom Penh tháng 6 trong cùng năm đó, nhưng chỉ một tháng sau, thượng tọa đã bị một số người lạ mặt bắt đi.

 

Cả chính quyền Việt Nam lẫn Kampuchia lúc đó đều nói là không biết gì về vụ này, và không ai biết thượng tọa bị bắt mang đi đâu. Thế nhưng sau hơn một năm trời, cuối tháng 7 vừa rồi, thân nhân của thượng tọa nhận được giấy của Tòa Án Nhân Dân TPSG đòi tới tham dự phiên xử thượng tọa ngày mùng 1 tháng 8. Tòa không cho biết thượng tọa bị buộc những tội gì, nhưng sau đó Tòa đã hoãn phiên xử.

 

Một nhà Ngoại Giao tây phương cho hay sự kiện này chứng tỏ tin đồn thượng tọa bị bắt cóc là đúng sự thật.

 

Và rồi nhiều năm sau, CSVN chấp nhận để Thầy Trí Lực sau khi thọ án tù sẽ sang Châu Âu định cư.

 

Bản tin VOA ngày 14/01/2010 kể rằng trong bản tin đánh đi từ Hà Nội hôm thứ Năm, hãng thông tấn Reuters cho biết Việt Nam sẽ cho phép Thượng Tọa Thích Trí Lực, một tu sĩ vừa thọ xong án tù 20 tháng về tội chống chế độ, được đi định cư ở nước khác.

 

Hãng tin Reuters trích lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng tuyên bố hôm thứ Năm rằng một đại diện của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc sẽ gặp Thượng tọa Trí Lực, thế danh Phạm Văn Tường, tại thành phố SG trong vài ngày sắp tới, và trong cuộc gặp gỡ đó, đôi bên có thể bàn về vấn đề là vị tu sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất này có muốn định cư ở nước khác hay không.

 

Theo các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, Thượng tọa Trí Lực đã trốn sang Kampuchia để tránh bị đàn áp, nhưng sau đó, ông đã bị bắt đưa về Việt Nam năm 2002. Ông bị truy tố về tội gọi là "cấu kết với các tổ chức ở nước ngoài để âm mưu chống lại Việt Nam".

 

Ông bị tuyên án 20 tháng tù hồi tháng 3 năm 2010 trong một phiên tòa xử kín. Ông được thả hồi cuối tháng trước vì đã thọ gần xong án tù trong thời gian bị tạm giam.

 

Duyên khởi để ấn hành tập hồi ký “Bao Nỗi Tang Thương” của tác giả Trí Lực là từ một nhóm hoạt động nhân quyền tại Châu Âu.

 

Nhà báo Nguyễn Văn Trần trong “Lời giới thiệu” trên sách “Bao Nỗi Tang Thương” kể về bước đầu nghe tin và tìm gặp Thầy Trí Lực:

 

“Khi được tin ông Trí Lực đi qua Thụy Điển tị nạn chánh trị, người bạn của tôi ở Sài Gòn ân cần nhắn tin nhờ tôi lúc nào có cơ hội tìm hỏi thăm sức khỏe và đời sống mới của ông Trí Lực. Anh chỉ biết ông Trí Lực đi tị nạn ở Thụy Điển vì trước khi đi, ông Trí Lực ghé qua thăm anh bạn của tôi lần cuối, căn dặn sẽ không liên lạc nhau để tránh cho người ở lại những phiền phức vô ích…” (Bao Nỗi Tang Thương, trang 7)

 

Xuyên suốt tập hồi ký “Bao Nỗi Tang Thương” là hình ảnh các nhà sư độc lập, không quỵ lụy trước cường quyền CSVN.

 

Lời Giới Thiệu của nhà báo Nguyễn Văn Trần nói tóm lược về nội dung sách:

 

“Và về mặt xã hội, có điều may mắn là chưa có ai thấy thầy chùa đi làm cộng sản, mà chỉ có cộng sản lãnh nhiệm vụ đi làm thầy chùa để phá đạo, hủy diệt lòng tin tôn giáo để phục vụ cộng sản.

 

Mời bạn đọc mở sách ra để lần bước theo dõi, chia sẻ với tác giả Trí Lực những nỗi tang thương của chính tác giả và đồng thời của ân sư của ông.” (Bao Nỗi Tang Thương, trang 16)

 

Nhưng, ân sư của tác giả Trí Lực là ai?

 

Câu trả lời rằng, ân sư của Trí Lực là Hòa Thượng Thích Đôn Hậu.

 

Nhà báo Nguyễn Văn Trần nói sơ lược, trích:

   

“Qua tập hồi ký, tác giả ghi lại những kỷ niệm của thời gian dài ông sống bên cạnh Huề thượng Đôn Hậu tại chùa Linh Mụ, với lòng thương nhớ không nguôi từ lúc Huề thượng bị Việt cộng Hà Nội tổ chức bắt cóc dẫn đi ra Hà Nội. Ông quả quyết Huề thượng Đôn Hậu trước sau vẫn là kẻ chơn tu, đạo hạnh viên mãn. Theo ông, Huề thượng Đôn Hậu sở dĩ đã phải đi theo Việt cộng Hà Nội vì không thể làm gì khác hơn được trong hoàn cảnh bản thân bị khống chế, trong lúc đó nhiều đệ tử và phần lớn Phật tử của ngài đang nằm trong vòng kiểm soát của giặc . Hơn nữa, kẻ tu hành không thể không chấp nhận nghiệp quả của thân tứ đại đang mang.

 

 Sau 30-04-1975, được trở về chùa Linh Mụ, Huề thượng đã nhiều lần cự tuyệt những đề nghị một số việc làm của nhà cầm quyền Hà Nội nhằm phục vụ chánh quyền. Trước khi viên tịch, Huề thượng căn dặn tổ chức tang lễ của ngài trong vòng nghi lễ tôn giáo đơn giản, từ chối nghi lễ của nhà cầm quyền có tính cách tuyên truyền chánh trị.  Và các vị đệ tử của ngài đã vâng lời thực hiện nghiêm chỉnh di chúc. Từ chối ông Nguyễn Hữu Thọ làm trưởng ban tang lễ và đọc điếu văn, từ chối huy chương của Hà Nội...

 

 Về tác giả, bản thân là kẻ tu hành, tác giả cũng đã nhiều lần vào tù ra khám, bị công an làm thầy chùa trù dập, không có chùa nương tựa, không có hộ khẩu của một người dân bình thường của xã hội xã hội chủ nghĩa. Bị lâm vào thế cùng đường, ông Trí Lực trốn được qua Miên, bị công an mật vụ Hà Nội ở Nam Vang rình bắt cóc sau khi ông được qui chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc. Ông bị công an đẩy lên xe bịt bùng chở thẳng về Tây Ninh, đưa ra tòa án nhân dân xét xử về tội “Trốn ra nước ngoài nhằm mục đích chống lại chánh quyền nhân dân”.

 

Nhờ hải ngoại tố cáo Hà Nội vi phạm Công ước Quốc tế, và mặt khác, Hà Nội sợ ông khai trước tòa có báo chí và công chúng theo dõi mà biết những điều đình mờ ám của chánh quyền với ông, như chánh quyền đề nghị ông phủ nhận những lời của ông khai trong hồ sơ tị nạn, ông nên ở lại Việt Nam, … chánh quyền sẽ cấp cho ông một ngôi chùa lớn, khang trang, với đầy đủ bổng lộc và quyền uy . Ông từ chối tất cả. Thế là ông chọn ở tù . Ông chỉ bị xử 20 tháng tù ở. Ra tù, ông được Thụy Điển nhận làm người tị nạn cộng sản theo hồ sơ đã thiết lập ở Nam Vang tháng 6 năm 2002.

 

 Bao nỗi tang thương không riêng gì là những tháng năm đầy gian truân, khốn khổ của Huề thượng Đôn Hậu, mà cũng là thực tế cuộc sống của ông Trí Lực từ sau 30-04-1975 nữa. Phải chăng hai kẻ tu hành cùng mang chung một nghiệp chướng thế gian?” (Bao Nỗi Tang Thương, trang 8-10)

 

Tác giả Trí Lực tự giải thích về tập hồi ký:

 

“Bao nỗi tang thương là tập hồi ký ghi lại trung thực những sự biến tại ngôi chùa Thiên Mụ cố đô Huế, là nơi tôi xuất gia tu học từ thuở nhỏ, cho đến khoảng thời gian phục hoạt Giáo hội, sau tang lễ bổn sư chúng tôi là trưởng lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu viên tịch năm 1992.”  (Bao Nỗi Tang Thương, trang 19)

 

Độc giả muốn liên lạc, có thể email về: tamnguyentriluc@gmail.com .

 
Và bây giờ, người viết tập hồi ký "Bao Nỗi Tang Thương" đã trở thành một cư sĩ đời thường: tác giả "đã bạch lên chư Tăng làm lễ xả giới đàng hoàng, sống cuộc đời của một người cư sĩ Phật tử. Chỉ xin giữ lại hai chữ Pháp tự - Cư sĩ Trí Lực (không có mang họ Thích), pháp danh Tâm Nguyện để trọn đời ghi nhớ ân đức cao dày của Bổn sư." 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đưa quyển sách cho con trai, nói con đọc đi. Nó đọc một hai truyện gì đó, rồi nói, ngôn ngữ cũ mèm má ơi. Có vài chỗ khó hiểu nữa. Phải, ngôn ngữ “cũ mèm”, và có vài chỗ “khó hiểu” nữa, ngay cả với tôi. Con tôi thuộc thế hệ của Doraemon rồi Harry Potter. Tôi thuộc thế hệ của Hương Rừng Cà Mau của Sơn Nam, của những truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc trên tạp chí Hương Quê một thời xa lơ xa lắc có lẽ đã trên dưới 60 năm. Cho nên tôi đã miệt mài “ôm” quyển sách trong nhiều ngày liên tục, rảnh được lúc nào là đọc, không theo thói quen con-cà-con-kê của mình...
Tôi chẳng nhớ là mình đã đi vào Thiền tự bao giờ, chỉ biết rằng những ý tưởng nhuốm màu Thiền đã nhật tích nguyệt lũy thấm dần vào tôi như những giọt nước rơi liên tục làm lõm phiến đá. // I cannot recall when I entered Zen Buddhism. I only know that, like drops of water persistently indenting a stone, Zen-like thoughts have been seeping into my mind day by day and month by month.
Tác giả là Ben Kiernan, sinh năm 1953, từng là Giáo sư “Sử học và Các Môn Học Quốc tế và Vùng” tại Đại học Yale nổi tiếng. Ông từng lập ra Chương trình về Diệt Chủng Cambodia và Chương Trình Nghiên Cứu Về Diệt Chủng. Sách của ông trước đây bàn về diệt chủng ở Cambodia cũng như trong những giai đoạn khác của lịch sử loài người
Chúng ta phần lớn từng học sử theo niên đại với nhiều chi tiết tên tuổi cần phải nhớ để đi thi, hay đọc sử nước nhà qua lăng kính của một người công dân gắn bó với quê hương và di sản tổ tiên để lại. Tác giả Goscha là một nhà khoa bảng chuyên về sử học từng được một giáo sư sử học quốc tế nổi tiếng người Việt (từng là giáo sư của Miền Nam Việt Nam) hướng dẫn, và từng huấn luyện và khảo cứu ở nhiều nước liên hệ đến Việt Nam (Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Thái Lan). Được một chuyên gia tầm cỡ như thế trình bày những câu chuyện về đất nước, ông bà của của chính chúng ta qua lăng kính đặc biệt của một người ngoại cuộc giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn, và không kém phần thú vị về một đề tài tuy cũ nhưng vẫn còn nhiều điều mới mẻ.
Tuy nhiên, cuốn “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan” còn có một phần rất đặc biệt mà chính phần này làm cho tôi thật sự thích thú. Đó là bản dịch tiếng Việt do HT Thích Như Điển thực hiện với đầy đủ 18 chương của cuốn “Thán Dị Sao” từ bản tiếng Nhật hiện đại của Giáo Sư Yamazaki Ryuumyou.
Tóm lại, A History of the Vietnamese là một cuốn sách rất công phu, chi tiết về lịch sử Việt Nam, chú trọng về văn hóa và xã hội, do một Giáo sư Sử học và Việt học người Mỹ từng huấn luyện nhiều sử gia Mỹ về chuyên ngành Việt Nam. Người quen đọc (hay học) sử tiếng Việt theo truyền thống chủ nghĩa dân tộc, hay người từng dùng chủ nghĩa dân tộc như một khí cụ chính trị có thể không đồng ý về một số kết luận, ví dụ về nguồn gốc tiếng Việt hiện đại hay về sự hiện hữu hay không của một "quốc hồn, quốc tính" Việt Nam. Tuy nhiên, đọc một cuốn sử dùng các sử liệu mới nhất và phân tích theo chiều hướng khoa học sử và chính trị hiện đại, người viết bài này cảm thấy biết ơn một nhà học giả ngoại quốc đã đem bao nhiêu thời giờ và tâm huyết để tạo nên một công trình đồ sộ như vậy, chưa từng có trong Anh văn. Ước mong một bản dịch tiếng Việt với đối chiếu các danh từ Anh-Việt và Hán sẽ xuất hiện một ngày nào đó không xa.
Trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, các máy bay trực thăng Mỹ đã bay lên bầu trời Sai Gòn và tìm các đường đến các tàu ở Biển Đông (được những người bên ngoài Việt Nam gọi là Biển Hoa Nam). Chiếc máy bay mà người Việt gọi là "con chuồn chuồn", đã xé nát các gia đình nhưng cũng ràng buộc Mỹ và Việt Nam với nhau.
Chiến tranh ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều giống nhau, nó như những hạt giống gieo trên mặt đất, nhưng điều khác biệt là hạt giống nẩy mầm và nuôi sống loài người, còn bom đạn gieo xuống tàn phá và giết chết loài người, hay để lại những hố sâu trên mặt đất và những vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn mỗi con người. Nhưng vết thương không lành là những vết thương đau nhất và cũng "đẹp nhất." -- Trần Mộng Tú.
Tác phẩm Thế Sự Thăng Trầm của Trần Bảo Anh, dày 280 trang, gồm các bài viết: Đẹp & Xấu, Thời Gian Hiện Tượng & Sự Tái Diễn, Từ Chối, Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng LĐ 258 TQLC, Chiến Thắng Phượng Hoàng, Ảnh Hưởng Của Lời Nói, Nói Chuyện Anh Hùng, Tôi & Ý Trời, Những Chuyện Can Đảm Cổ Kim, Cách Suy Nghĩ Của Một Người Công Chức, Lương Tâm & Lòng Tận Tụy, Bằng Trời Bằng Bể, Yêu & Rất Yêu, Đang Ở Nơi Khác, Đắc Thế Thất Thế & Tư Cách…
Vì là lớn tuổi mà phải lu bu với nhiều công việc không tên hàng ngày cho nên tôi ít có thì giờ đọc sách. Vậy mà tôi đã dành ra nhiều ngày liên tục để say sưa đọc từ đầu chí cuối tập truyện Trọn Đời Yêu Thương của anh Duy Nhân tặng cho tôi hồi đầu Xuân Quý Mão...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.