Hôm nay,  

Tái Bản “Bao Nỗi Tang Thương”: Hồi Ký về Chùa Thiên Mụ, HT Đôn Hậu

30/01/202018:33:00(Xem: 4024)
blank

 

  

Nhóm Thiện Ý trong năm 2019 vừa tái bản sách “Bao Nỗi Tang Thương” – tập hồi ký của Thầy Thích Trí Lực nguyên ấn hành lần đầu vào năm 2011, và từ đó tới giờ đã được tái bản nhiều lần.

 

Sách ấn hành năm 2019 chủ yếu là để tặng, không bán. Bìa sách không đổi bố cục và các chữ trên bìa, nhưng thay đổi hình trong khung chữ nhật để cho khác các đợt phát hành các năm trước.

 

Sách dày 230 trang, là hồi ký kể chuyện đời thực. Nhưng tác giả Trí Lực là ai? Thầy là một nhà sư, học trò thân cận của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Tác giả Trí Lực sau năm 1975 từng bị chính quyền đày đọa, áp bức, đã trốn sang Cam Bốt năm 2002 xin nộp đơn tỵ nạn; trong khi chờ thủ tục, Thầy Trí Lực bị công an CSVN bắt cóc từ Cam Bốt, đưa về VN.

 

Nhật Báo Việt Báo trong ấn bản ngày 14/8/2003 đã loan tin rằng Hòa Thượng Thích Quảng Độ lúc đó đã chính thức yêu cầu nhà nước CS Việt Nam trả tự do cho Thượng Tọa Thích Trí Lực.

 

Thông Tấn Xã AFP cho hay một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam vừa được nhà cầm quyền trả tự do sau khi bị quản chế 2 năm là Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã phản kháng chuyện chính quyền Việt Nam bắt cóc thượng tọa Thích Trí Lực tại Nma Vang và đem về giam giữ tại Việt Nam.

 

Tin nói rằng Hòa Thượng Thích Quảng Độ, nhân vật số 2 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị chính phủ cấm hoạt động, đã từ Thành phố Sài Gòn gửi một văn thư lên giới lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng Sản, đòi trả tự do ngay cho Thượng Tọa Thích Trí Lực.

 

Trong một bản tin, Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc tế, trụ sở đặt tại Paris, cho hay trong văn thư vừa kể, Hòa Thượng Thích Quảng Độ nói rằng thượng tọa Thích Trí Lực đã bị chính quyền ngược đãi hơn một thập niên nay chỉ vì là một thành viên năng động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

 

Bản tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc tế nói rằng thượng tọa Thích Trí Lực, thế danh Phạm Văn Tường, bỏ trốn khỏi Việt Nam tháng Tư năm 2002 và đã được Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc dành cho qui chế tị nạn tại Phnom Penh tháng 6 trong cùng năm đó, nhưng chỉ một tháng sau, thượng tọa đã bị một số người lạ mặt bắt đi.

 

Cả chính quyền Việt Nam lẫn Kampuchia lúc đó đều nói là không biết gì về vụ này, và không ai biết thượng tọa bị bắt mang đi đâu. Thế nhưng sau hơn một năm trời, cuối tháng 7 vừa rồi, thân nhân của thượng tọa nhận được giấy của Tòa Án Nhân Dân TPSG đòi tới tham dự phiên xử thượng tọa ngày mùng 1 tháng 8. Tòa không cho biết thượng tọa bị buộc những tội gì, nhưng sau đó Tòa đã hoãn phiên xử.

 

Một nhà Ngoại Giao tây phương cho hay sự kiện này chứng tỏ tin đồn thượng tọa bị bắt cóc là đúng sự thật.

 

Và rồi nhiều năm sau, CSVN chấp nhận để Thầy Trí Lực sau khi thọ án tù sẽ sang Châu Âu định cư.

 

Bản tin VOA ngày 14/01/2010 kể rằng trong bản tin đánh đi từ Hà Nội hôm thứ Năm, hãng thông tấn Reuters cho biết Việt Nam sẽ cho phép Thượng Tọa Thích Trí Lực, một tu sĩ vừa thọ xong án tù 20 tháng về tội chống chế độ, được đi định cư ở nước khác.

 

Hãng tin Reuters trích lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng tuyên bố hôm thứ Năm rằng một đại diện của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc sẽ gặp Thượng tọa Trí Lực, thế danh Phạm Văn Tường, tại thành phố SG trong vài ngày sắp tới, và trong cuộc gặp gỡ đó, đôi bên có thể bàn về vấn đề là vị tu sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất này có muốn định cư ở nước khác hay không.

 

Theo các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, Thượng tọa Trí Lực đã trốn sang Kampuchia để tránh bị đàn áp, nhưng sau đó, ông đã bị bắt đưa về Việt Nam năm 2002. Ông bị truy tố về tội gọi là "cấu kết với các tổ chức ở nước ngoài để âm mưu chống lại Việt Nam".

 

Ông bị tuyên án 20 tháng tù hồi tháng 3 năm 2010 trong một phiên tòa xử kín. Ông được thả hồi cuối tháng trước vì đã thọ gần xong án tù trong thời gian bị tạm giam.

 

Duyên khởi để ấn hành tập hồi ký “Bao Nỗi Tang Thương” của tác giả Trí Lực là từ một nhóm hoạt động nhân quyền tại Châu Âu.

 

Nhà báo Nguyễn Văn Trần trong “Lời giới thiệu” trên sách “Bao Nỗi Tang Thương” kể về bước đầu nghe tin và tìm gặp Thầy Trí Lực:

 

“Khi được tin ông Trí Lực đi qua Thụy Điển tị nạn chánh trị, người bạn của tôi ở Sài Gòn ân cần nhắn tin nhờ tôi lúc nào có cơ hội tìm hỏi thăm sức khỏe và đời sống mới của ông Trí Lực. Anh chỉ biết ông Trí Lực đi tị nạn ở Thụy Điển vì trước khi đi, ông Trí Lực ghé qua thăm anh bạn của tôi lần cuối, căn dặn sẽ không liên lạc nhau để tránh cho người ở lại những phiền phức vô ích…” (Bao Nỗi Tang Thương, trang 7)

 

Xuyên suốt tập hồi ký “Bao Nỗi Tang Thương” là hình ảnh các nhà sư độc lập, không quỵ lụy trước cường quyền CSVN.

 

Lời Giới Thiệu của nhà báo Nguyễn Văn Trần nói tóm lược về nội dung sách:

 

“Và về mặt xã hội, có điều may mắn là chưa có ai thấy thầy chùa đi làm cộng sản, mà chỉ có cộng sản lãnh nhiệm vụ đi làm thầy chùa để phá đạo, hủy diệt lòng tin tôn giáo để phục vụ cộng sản.

 

Mời bạn đọc mở sách ra để lần bước theo dõi, chia sẻ với tác giả Trí Lực những nỗi tang thương của chính tác giả và đồng thời của ân sư của ông.” (Bao Nỗi Tang Thương, trang 16)

 

Nhưng, ân sư của tác giả Trí Lực là ai?

 

Câu trả lời rằng, ân sư của Trí Lực là Hòa Thượng Thích Đôn Hậu.

 

Nhà báo Nguyễn Văn Trần nói sơ lược, trích:

   

“Qua tập hồi ký, tác giả ghi lại những kỷ niệm của thời gian dài ông sống bên cạnh Huề thượng Đôn Hậu tại chùa Linh Mụ, với lòng thương nhớ không nguôi từ lúc Huề thượng bị Việt cộng Hà Nội tổ chức bắt cóc dẫn đi ra Hà Nội. Ông quả quyết Huề thượng Đôn Hậu trước sau vẫn là kẻ chơn tu, đạo hạnh viên mãn. Theo ông, Huề thượng Đôn Hậu sở dĩ đã phải đi theo Việt cộng Hà Nội vì không thể làm gì khác hơn được trong hoàn cảnh bản thân bị khống chế, trong lúc đó nhiều đệ tử và phần lớn Phật tử của ngài đang nằm trong vòng kiểm soát của giặc . Hơn nữa, kẻ tu hành không thể không chấp nhận nghiệp quả của thân tứ đại đang mang.

 

 Sau 30-04-1975, được trở về chùa Linh Mụ, Huề thượng đã nhiều lần cự tuyệt những đề nghị một số việc làm của nhà cầm quyền Hà Nội nhằm phục vụ chánh quyền. Trước khi viên tịch, Huề thượng căn dặn tổ chức tang lễ của ngài trong vòng nghi lễ tôn giáo đơn giản, từ chối nghi lễ của nhà cầm quyền có tính cách tuyên truyền chánh trị.  Và các vị đệ tử của ngài đã vâng lời thực hiện nghiêm chỉnh di chúc. Từ chối ông Nguyễn Hữu Thọ làm trưởng ban tang lễ và đọc điếu văn, từ chối huy chương của Hà Nội...

 

 Về tác giả, bản thân là kẻ tu hành, tác giả cũng đã nhiều lần vào tù ra khám, bị công an làm thầy chùa trù dập, không có chùa nương tựa, không có hộ khẩu của một người dân bình thường của xã hội xã hội chủ nghĩa. Bị lâm vào thế cùng đường, ông Trí Lực trốn được qua Miên, bị công an mật vụ Hà Nội ở Nam Vang rình bắt cóc sau khi ông được qui chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc. Ông bị công an đẩy lên xe bịt bùng chở thẳng về Tây Ninh, đưa ra tòa án nhân dân xét xử về tội “Trốn ra nước ngoài nhằm mục đích chống lại chánh quyền nhân dân”.

 

Nhờ hải ngoại tố cáo Hà Nội vi phạm Công ước Quốc tế, và mặt khác, Hà Nội sợ ông khai trước tòa có báo chí và công chúng theo dõi mà biết những điều đình mờ ám của chánh quyền với ông, như chánh quyền đề nghị ông phủ nhận những lời của ông khai trong hồ sơ tị nạn, ông nên ở lại Việt Nam, … chánh quyền sẽ cấp cho ông một ngôi chùa lớn, khang trang, với đầy đủ bổng lộc và quyền uy . Ông từ chối tất cả. Thế là ông chọn ở tù . Ông chỉ bị xử 20 tháng tù ở. Ra tù, ông được Thụy Điển nhận làm người tị nạn cộng sản theo hồ sơ đã thiết lập ở Nam Vang tháng 6 năm 2002.

 

 Bao nỗi tang thương không riêng gì là những tháng năm đầy gian truân, khốn khổ của Huề thượng Đôn Hậu, mà cũng là thực tế cuộc sống của ông Trí Lực từ sau 30-04-1975 nữa. Phải chăng hai kẻ tu hành cùng mang chung một nghiệp chướng thế gian?” (Bao Nỗi Tang Thương, trang 8-10)

 

Tác giả Trí Lực tự giải thích về tập hồi ký:

 

“Bao nỗi tang thương là tập hồi ký ghi lại trung thực những sự biến tại ngôi chùa Thiên Mụ cố đô Huế, là nơi tôi xuất gia tu học từ thuở nhỏ, cho đến khoảng thời gian phục hoạt Giáo hội, sau tang lễ bổn sư chúng tôi là trưởng lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu viên tịch năm 1992.”  (Bao Nỗi Tang Thương, trang 19)

 

Độc giả muốn liên lạc, có thể email về: tamnguyentriluc@gmail.com .

 
Và bây giờ, người viết tập hồi ký "Bao Nỗi Tang Thương" đã trở thành một cư sĩ đời thường: tác giả "đã bạch lên chư Tăng làm lễ xả giới đàng hoàng, sống cuộc đời của một người cư sĩ Phật tử. Chỉ xin giữ lại hai chữ Pháp tự - Cư sĩ Trí Lực (không có mang họ Thích), pháp danh Tâm Nguyện để trọn đời ghi nhớ ân đức cao dày của Bổn sư." 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Uyên Hà (Lê Đình Ba) làm thơ từ ngày đi học Trường Trung Học Trần Quý Cáp nơi phố cổ Hội An vào những năm đầu của thập niên 1960s và đợi… cho đến Hè năm 2023, ở tuổi tám mươi mới ấn hành “đứa con đầu lòng” thi phẩm Người Đứng Khóc Tay Không...
Tản mạn nhân đọc tập Tạp bút “Chỉ là đồ chơi” của Trịnh Y Thư, sách do Văn Học Press tái bản dưới dạng eBook, năm 2023...
Nhà văn Vũ Thất, sinh năm 1940 tại Tân Châu, Nam Kỳ Lục Tỉnh. Cựu học sinh trung học Võ Tánh, Nha Trang (1957-1959). Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 11 Đệ Nhất Bảo Bình (1961-1963), TTHL Hải Quân Nha Trang. Xuất thân với 81 Sĩ Quan Khóa 11 Đệ Nhất Bảo Bình...
Đọc tập thơ “Xếp màu cho tuổi”, thơ Đặng Toản, Houston 2022...
Nhân những biến động gần đây trên Tây Nguyên Việt Nam, tác phẩm tiểu thuyết "Vòng đai xanh" của nhà văn Ngô Thế Vinh được nhắc đến như một văn bản trung thực và khả tín để tìm hiểu thêm về nguyên do và tình trạng của cuộc xung đột có tính lịch sử này. Việt Báo xin đăng lại bài Tựa của cuốn sách trong dịp tái bản năm 2018 tại hải ngoại...
Tạp bút của Trịnh Y Thư, ấn bản 2023, định dạng eBook...
Truyện dài “Đời Thủy Thủ” của nhà văn Vũ Thất xuất bản lần thứ nhất năm 1969 tại Sài Gòn, Thư Ấn Quán tái bản năm 2012 tại Hoa Kỳ với nhân vật chính Võ Bằng, một sĩ quan Hải Quân trẻ tuổi, mới ra trường, bước đầu vào hải nghiệp...
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ...
Chúng tôi thật vinh hạnh và danh dự khi được Giáo sư Nguyễn Bá Chung yêu cầu điểm sách đặc biệt này của một trong những bậc Thầy được tôn kính và ngưỡng mộ nhất ở Việt Nam. Cuốn sách có tên DREAMING THE MOUNTAIN – GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN của Tuệ Sỹ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.