Hôm nay,  

Vĩnh Đào: Một Lối Đi Riêng Vào Cõi Thơ!

17/01/202019:25:00(Xem: 3893)

 

VĨNH ĐÀO:
MỘT LỐI ĐI RIÊNG VÀO CÕI THƠ!
 
letamanh
 

Tình cờ được đọc một tác phẩm rất ư là mới và lạ nơi hải ngoại. Mới là chúng ta sẽ được tác giả ra mắt vào ngày 8 tháng 3 năm 2020 tại Viện Việt Học Nam Cali. Lạ là vì đây là một tác phẩm mang hồn Việt đến từ Pháp Quốc! Tác phẩm mang tên cũng đặc biệt, gây tính tò mò cho độc giả: "Một lối đi riêng vào cõi thơ"!
 

Người viết quen biết với tác giả "Lối Đi Riêng Vào Cõi Thơ" vì cùng sinh hoạt trong phong trào Hướng Đạo, từng cùng nhau "kết mối dây" trong những kỳ trại Thẳng Tiến. Nhưng người viết rất ngạc nhiên khi nhận được tập sách từ Paris của Trưởng Vĩnh Đào, hóa ra HĐS Vĩnh Đào còn là một tay cự phách về lãnh vực văn học nữa! Ôi, kỳ diệu thật!


blank

 

Sách in ấn đẹp và khổ sách cũng khác với ở Hoa Kỳ. Là một Hướng Đạo Sinh, còn là nhà thơ , biên khảo, nghiên cứu văn học, tác giả chỉ in phía sau bìa một cách nhún nhường với mấy hàng chữ rất nhỏ và chân dung cũng rất ư là giản dị:
 

VĨNH ĐÀO, Tiến Sĩ Văn Hc Pháp, Vin Đi Hc Paris IV-Sorbonne. Chuyên viên ngân sách, tài chánh trong cơ quan chính phúc Pháp trong nhiu thp niên, nay cư ng ti vùng quê min Tây nưc Pháp, nghiên cu ng pháp và viết sách.
 

"Một Lối Đi Riêng Vào Cõi Thơ" với hình bìa là một lối đi giữa vườn hoa muôn màu tỏa sắc. Có thể tác giả muốn dẫn ta vào cõi văn chương ngàn hoa thơm cỏ lạ của văn học Việt! Trong phần Mục Lục ta nhận thấy có 26 tác giả tác phẩm được tuần tự trình bày. Với lời mở đầu vô cùng xuất sắc dẫn dắt người đọc theo hướng "nhập tâm" của hồn thơ, của hồn văn, của hồn tâm thức!
 

Kẻ viết bài nầy đọc xong, có cảm tưởng rất lạ như mới vừa học được điều gì! Nhưng thật ra gợi ý của tác giả cũng không có gì mới khi ta nhớ lại rằng, ta đã quên và có người nhắc ta nhớ lại. Theo tác giả, một bài thơ phải có hồn thơ, sắc thơ, âm thơ, duyên thơ... Người viết cám ơn tác giả về điểm nầy. Hồi còn trẻ, và cho đến bây giờ, nếu chúng ta nhớ lại khi gặp một người con gái đẹp như tranh, nhưng hình như ta không cảm thấy xúc động và không còn nhớ sau khi từ giả, vì ta không thấy cái duyên tiềm ẩn, cái hâp dẫn ngầm. Mà "cái duyên" thì làm sao có thể diễn tả bằng lời. Nhưng có những người con gái bình thường, có thể hơi xấu một tí, nhưng không hiểu sao ta rung động cực kỳ, mê mệt, theo đuổi... vì cái duyên và cái hồn của ánh mắt bờ môi thật quyến rũ!


 

Tiến Sĩ Vĩnh Đào khơi gợi cho ta về cái hồn của thơ, cái dáng của thơ, cái lung linh từ ngữ trong thơ. Một bài thơ có hồn cũng giống như cái duyên của người con gái, cái hấp dẫn quyến rủ không thể cưởng, sức hút mang mang mà một bài thơ hay một bài văn làm cho ta tự dưng mê, tự dưng thuộc, tự dưng nhớ nó suốt đời trong tiềm thức!
 

Đúng ra những bài viết trong "Một Lối Đi Riêng vào Cõi Thơ" là những bài "giảng văn" được đào sâu, được khơi nguồn, được phân tích bình giảng một cách triệt để!
 

Qua Đèo Ngang, Hoàng Hac Lâu, Chinh Ph Ngâm, Phong Kiu D Bc, Vnh Trái Mít, Đ Đô Thành Nam Trang, Tng Bit, Nguyt Cm, Màu thi gian, Mt bán cu trong mái tóc, Gii mưa Huế, "Đi B" chuyn tình Quang Dũng, Đôi mt ngưi Sơn tây, Chuyến Tàu tc hành, Hai bài thơ ca Carl Sandburg, Nam hành bit đ, Quà tng trong chiến tranh, Thi gian và tình yêu, Cu Mirabeau, Khúc bun tình, Khin hoài, Đi, Dng chân nơi cánh rng, Không Đ, Nh con đưng thơm ngt môi em, Hoang mang nh nhung hy vng... là những bài xuất sắc được tác giả giới thiệu là cái hồn bay bổng cao vút, văn chương quấn quít quyện tinh anh man mác và tuyệt vời!
 

Chúng ta sẽ chào đón người từ Pháp Quốc và vui mừng lắng nghe những phân tách về cái hồn của văn chương! Ngày tác giả Vĩnh Đào đứng trước chúng ta khai sanh đứa con tinh thần "Một lối đi riêng vào cõi thơ" tại Viện Việt Học Nam Cali là 8 tháng 3 năm 2020!
 

Xin chúc mừng tác giả năm mới vạn diều vui tươi khỏe mạnh và hạnh phúc - Chúc toàn thể mọi người Việt chúng ta khắp nơi hưởng một Tết Canh Tý vô cùng tốt đẹp và vui khỏe!
 

letamanh 17-1--2020

 



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong Vườn Mắt Em là một hợp tuyển gồm truyện & kịch chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Tây Ban Nha của tổng cộng 21 nước trên thế giới dùng tiếng này làm ngôn ngữ chính thức. Các nhà văn trong hợp tuyển này đại diện cho một nền văn chương tiếng Tây Ban Nha hùng hậu và đa dạng; họ là những người có sự nghiệp văn chương lẫy lừng: từ Gabriel García Márquez, María Luisa Bombal, Luis de Lión, đến những tác giả trẻ hơn đã khẳng định được vị trí của mình và được nhiều giải thưởng văn học như Claudia Hernández, Valería Luiselli, Patricio Pron, Julio Ramón Ribeyro… Dịch giả là Trần C. Trí, đã giảng dạy ngôn ngữ học Tây Ban Nha bậc đại học và cao học ở Nam California trong hơn hai mươi năm qua. Việc thực hiện hợp tuyển này là một quá trình tuyển lọc công phu của các tác giả đại diện cho 19 nước Nam Mỹ, thêm Tây Ban Nha và Guinea Ecuatorial ở châu Phi, và để chọn một truyện/kịch tiêu biểu cho từng nhà văn trong hợp tuyển.
Sách mới của nhà văn Phạm Quốc Bảo: Chuyện Nào Vẫn Cần Thuật Lại, cuốn II.
Tác phẩm mới phát hành của Lê Giang Trần là một tuyển tập nhiều bài viết, trong đó gồm 4 thể loại: Tản mạn, Bút ký, Truyện ngắn, Thơ. Trong thể loại nào, anh cũng thành công theo một cách cảm xúc rất riêng, với kiểu rất mực giang hồ chữ nghĩa, nơi nhà thơ Du Tử Lê đã gọi Lê Giang Trần là một “công tử Bạc Liêu bập bùng những hơi thở buồn”
Trong lần về nước đầu tiên, năm 1996, tôi ở Hà Nội ba tuần, gặp gỡ khá nhiều người cầm bút ở đó, từ Dương Tường đến Trần Quốc Vượng, từ Hoàng Ngọc Hiến đến Đỗ Lai Thuý, từ Phong Lê đến Văn Tâm, từ Lê Đạt đến Dương Thu Hương, từ Trần Dần đến Hoàng Cầm, từ Nguyễn Huệ Chi đến Bảo Ninh. Nhưng có cảm giác thân nhất là hai người: Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Xuân Nguyên...
Một người sống được gần một trăm tuổi, còn sinh lực dồi dào, nên chưa ra đi, đó là chuyện xưa nay hiếm. Hơn nữa, trong tác phẩm mới nhất: Tinh thần lãnh đạo, sáu nghiên cứu trong chiến lược thế giới (Leadership - Six Studies in World Strategy)...
Tác phẩm nhan đề Quan Âm Tế Độ, nơi bìa có ghi thêm đề phụ là: Chuyện tu hành khó khăn của Đức Phật Bà Quan Âm, gia tài văn học Phật Giáo Chữ Nôm. Do Nguyễn Văn Sâm phiên âm dịch chú giải, và Nguyễn Hiền Tâm đính chánh. Bìa trong ghi là: Truyện Nôm Quan Âm Diệu Thiện, từ nguyên tác Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca. Nhìn sơ khởi, thấy trước tiên, đây là một tác phẩm mang văn phong Nam Bộ. Khi người viết mở bất kỳ, thí dụ, ra nơi trang 175, thấy dòng thứ 3479 viết “Tay chưn buộc trói thiết tha” là thấy ngay giọng người miền Tây. Thứ nhì, đây là thơ lục bát, trong văn phong ưa thích ngâm nga của dân miền Tây, cho thấy cách hoằng pháp của cổ đức khi phiêu dạt từ miền Bắc hay Trung về khai phá miền Nam, đã viết lên truyện thơ chữ nôm này để hoằng pháp.
Tuyển tập TIÊU DAO BẢO CỰ, gồm 4 quyển...
Cuốn Chí Phèo, thật ra, là hồi ký của một gã nông dân bị tha hoá trong một xã hội thối nát. Nam Cao chỉ là người chấp bút. Tôi không cần ai viết giùm. Tôi có thể tự viết. Viết, ở đây, là việc làm hoàn toàn có tính cá nhân, một tiếng nói của cái tầm thường. Tôi tưởng tượng: Một ngày nào đó, tâm hồn thật thanh thản, hết những tranh chấp trong/ngoài, quốc/cộng, người ta sẽ nhìn lại mấy chục năm văn học hải ngoại. Sau khi đọc những bài thơ hay, những cuốn tiểu thuyết lớn, hẳn có lúc người ta sẽ nảy chút tò mò muốn tìm hiểu những cái tầm thường chung quanh đời sống văn học: Lúc ấy cuốn sách này sẽ lên tiếng.
Lời Bạt tập thơ Lục Bát Tản Thần 2...
Chuyện Nào Vẫn Cần Thuật Lại, cuốn I / Tác giả: Phạm Quốc Bảo / Nhà xuất bản: Lotus Media...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.