Hôm nay,  

Nhà Văn Lưu Na Ấn Hành Tập Truyện “Gập Ghềnh”

30/12/201908:58:00(Xem: 4331)

blank

  

Nhà Văn Lưu Na Ấn Hành Tập Truyện “Gập Ghềnh”
 
Phan Tấn Hải

 

Tủ Sách T.Vấn & Bạn Hữu trong năm 2017 đã phát hành tập truyện ngắn "Gập Ghềnh" của nhà văn Lưu Na.

  

Nơi trang đầu, trước khi vào truyện, nhà văn Lưu Na viết những dòng chữ đẩy cảm xúc về nghĩa "gập ghềnh" trong truyện và trong đời tác giả, trích:

 

Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi

Khó đi mẹ dắt con đi

Con đi trường học mẹ đi trường đời

 Tôi vào đời, một cuộc đời rất xa lạ,  không có má dắt tay.  Trên đất lành “không thấy phố không thấy nhà chỉ thấy mưa sa…”, tôi bước một mình chông chênh như qua cầu khỉ trên biển sóng dập dềnh lòng mang mối hận không còn thấy lại má.  Rồi như một phép lạ, tôi đã trở về bước lại trên con đường xưa nghe mặt đất ấm bàn chân lưu lạc.  Mà buồn sao phố xá nguy nga không còn bóng mưa sa, và lòng cứ bập bềnh tiếng sóng.  Tôi đi, tôi về, không còn biết đâu là điểm khởi hành.  Bước buồn tôi vẫn bước, nhưng mỗi chân mỗi quê – “quê nhà quê người”, chỉ là những bước gập ghềnh.

Lưu Na

.

Những dòng trên đã mở ra một cuốn sách như dường một thế giới văn chương khác của Lưu Na, nếu độc giả so sánh với một tác giả Lưu Na của tác phẩm "Lênh Đênh"…

Từ một Lưu Na với những dòng chữ rất mực đau đớn trong tiểu thuyết "Lênh Đênh" khi kể về thân phận người phụ nữ Việt:

 

"Ngà biết từ đây cho đến chết Ngà sẽ không bao giờ trả lời câu hỏi mà tất cả những ai đi vượt biên đều hoặc hỏi thầm hoặc thốt thành câu: có “bị” hải tặc. Nói có là dối mà nói không có tội, tội với Phượng, tội với tất cả những người phụ nữ không may. Tự bao giờ cái may mắn của một vài cá nhân trở nên tội với những người thọ nạn? Người con gái Việt Nam da vàng, tất cả những người phụ nữ vượt biên -- vết chàm đã khắc, màu chàm đã nhuộm, và anh Tuấn, tất cả những Tuấn chàng trai nước Việt, có còn cách nào khác hơn là chúng ta phải xa nhau, để ở mỗi phương trời cách biệt may ra còn có thể sống tiếp. Đêm vẫn trong, chỉ hồn mình đục. Đảo tị nạn không chỉ xóa lối về mà tẩy trắng luôn những tờ hồn trắng, để lại những vết gôm nham nhở xám buồn...." (Trang 88, Lênh Đênh)

 

tới những dòng chữ rất mực thơ mộng ngay từ những dòng đầu của truyện ngắn đầu tiên, truyện nhan đề "Giã Từ Đường Sơn Cúc" nơi trang 6 trong tập "Gập Ghềnh" -- trích:

 

Ông ạ,

Cuối cùng em đã về lại đường Sơn Cúc.

Mấy mươi năm rồi em vẫn không nguôi nhớ con đường ấy, con đường hẹp nhìn ra cả một không gian bát ngát hương trời. Ông có biết nơi em ở cũng có con đường Sơn Cúc. Em đã nhất quyết về ở nơi đây vì con đường hẹp theo triền đồi với đầy hoa cúc ấy. Mỗi sáng em cũng lần dò lên đồi, đi dọc theo con đường hẹp giữa muôn hoa vàng đang từ từ bừng nở. Nơi đó em cũng có thể nhìn xuống biển xa dưới chân đồi, với luồng xe cộ uốn quanh bãi cát. Không đâu ông ạ, nơi đây dù thanh vắng nhưng thật là rực rỡ, không đơn sơ nghèo nàn và cũng không có được mùi hương cũ. Em không sao tìm lại được cái mùi nắng khan trong gió ấm, chút bụi chút hương chút hơi đất mờ mờ trong nắng vàng khô.” (Trang 6, "Giã Từ Đường Sơn Cúc" trong tập truyện ngắn "Gập Ghềnh".)

 

Đó là những dòng chữ rất mực thơ mộng ngay từ nơi dấu phết, dấu chấm. Khi bạn đọc rất chậm những dòng chữ trong truyện, một làn sương lạnh như phả lên từ tráng giấy. Đó là hơi văn độc đáo của Lưu Na.
 

Có một suy nghĩ dễ dàng khởi lên trong tâm độc giả: có phải nhân vật tên Mây là hiện thân của tác giả Lưu Na trong suốt tập truyện “Gập Ghềnh” đầy những gian nan, đau đớn và thơ mộng?

 

Bạn đã từng ra đời tại Sài Gòn? Hay bạn đã từ những nơi khác về học và trưởng thành ở Sài Gòn? Hay bạn đã từ những nơi khác về Sài Gòn để tìm việc, để gặp những người tình, đã hứng những cơn mưa nắng bật chợt trên đường phố Sài Gòn nơi thời tiết bất thường như các cô gái “sang chảnh” dễ thương nhưng khó tính? Thế rồi khi bạn đi xa, khi rời thật xa Sài Gòn, sẽ có lúc bạn nhớ tới và khóc.
 

Có những trang văn của Lưu Na có thể làm bạn khóc vì nhớ một quê hương trong đó, Sài Gòn là một ký ức in sâu vào thịt da xương tủy. Nơi đó, người tình là một hình ảnh quyện sâu vào quê hương và trở thành một với Sài Gòn.

 

Xin mời đọc một trích đoạn truyện ngắn “Khi Xa Sài Gòn” của Lưu Na như sau:

 “Mây nhớ những năm tháng xưa kia, những khi Mây đang yêu một người thì hình như chưa bao giờ Mây có câu trả lời dứt khoát rằng mình có yêu ngƣời và ngƣời có yêu mình. Chỉ khi đã thực xa, thực là chẳng có nhau, khi nhớ lại quãng đời đó thì Mây mới có thể minh định loại tình cảm quan hệ đó là gì, và có khi nó vẫn là một câu hỏi mở ngõ. Tình yêu, nó giống nhƣ quê hƣơng. Những khi mình sống trong nó với nó mình không bao giờ ý thức đƣợc nó, ý thức nó trở thành mình nhƣ thế nào. Xa rồi, khi nhớ về quê hƣơng Mây thƣờng nhớ về những cảm xúc kỷ niệm nơi chốn con ngƣời mà Mây có mặt tham dự hay Mây là nhân vật chính. Rồi Mây trở thành ngƣời ấy, kẻ xa lạ ấy_là Mây bây giờ ở một nơi nào khác. Và rồi Mây không thấy cái đất nước mà Mây đã sống 30 năm nay là quê hƣơng. Mây cho rằng quê hƣơng là miền đất nơi tâm trí và thực thể ngƣời ta được hình thành, cho đến khi ngƣời ta phải xa nó, phải chuyển qua một tâm trí khác, một thực thể con ngƣời khác. Còn sống trong nó thì nó chƣa là quê hƣơng, và xa nó rồi thì nó sẽ có bộ mặt của bất cứ cái gì bất cứ nơi nào mà tâm trí cõi lòng mình hòa nhập đƣợc khi đến nơi chốn ấy. Nhƣ cái góc phố Chợ Lớn ở Mã Lai, như ruộng lúa Cao Bằng, nhƣ con bò nằm nhơi cỏ sau rào kẽm gai ở Kontum, nhƣ chậu nƣớc rửa bát của ngƣời bán quà rong. Quê hƣơng, nó là chốn mình thƣơng nhớ nghĩ về, và khi mình nghĩ đến hai chữ quê hƣơng, nó luôn bao gồm một cái tôi quá khứ, rõ mặt hay chỉ là một bóng âm thầm quan sát chung quanh. Quê hƣơng phải chăng là dĩ vãng hình thành của một người?” (Trang 77, truyện ngắn “Khi Xa Sài Gòn” trong “Gập Ghềnh”.)

 

Tất cả những chữ, những câu, những đoạn trong truyện Lưu Na đều đặc chất Sài Gòn. Đọc văn là hình dung được giọng nói -- đó là một giọng nói rất mực con gái Sài Gòn, hồn nhiên ngay cả khi đau đớn, dịu dàng ngay cả trong thua cuộc nơi đời thường. Nơi đó, hình ảnh những người đàn anh trong cuộc chiến trước 1975 không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng: họ có thể đã trở về với đất, hay vẫn đang lưu vong gian nan, nhưng vẫn là những tượng đài rất mực cao vời trong đôi mắt các thiếu nữ Sài Gòn.

 

Chúng ta có thể thấy ngôn ngữ văn này trong truyện "Cuối Dốc Yêu Người" của Lưu Na, trích:

Đại ca đại ca. Tử biệt sinh ly em không có phần, biết rồi, nhƣng em thƣơng anh phận đời đơn bạc, dày dạn chiến trƣờng nơi sống chết của mình và của người chỉ như gió thoảng như giấc mơ. Phải chăng em đã hết lòng với anh vì một biểu tượng? Nhớ năm ngoái ngày 30/4 em đang làm việc trong sở nghe radio bằng head phone. Xướng ngôn viên cũng hơn 60 rồi, mà ông thì nghẹn lời và bà thì nức nở. Còn em, nƣớc mắt cũng tuôn tràn mà em vừa khóc vừa cƣời cho cái sự vô duyên của mình. Một người có thể nói cả tràng 10 phút không lấy hơi, đọc quảng cáo không ngắt câu người nghe không kịp thở mà đã nghẹn lời; một nữ chúa sơn lâm khi cất tiếng anh hùng cúi mặt mà đã gầm tiếng không âm vang. Giọt nước mắt nào của em đủ thấm cho những bóng người đã ngã xuống vì đất nước, vì mình… “Hỡi ơi, giờ đây không nói nên lời…” Và em đã ước sao cho mình nói đƣợc tiếng yêu người.” (Trang 185-186, truyện "Cuối Dốc Yêu Người" trong tập “Gập Ghềnh”.)
 

Truyện Lưu Na hiển lộ một định mệnh của rất nhiều người. Nơi đó, cho dù chúng ta rời xa ngàn dặm sau nhiều thập niên, quê hương là hình ảnh không dứt bỏ được, trong đó có tiếng cười của người mẹ, có đùa nghịch với các bạn học thời ôm sách đến trường, có tình yêu sương khói bất chợt, có những hình ảnh khốn khổ đói nghèo từ các góc phố và góc chợ, và có những người cựu chiến binh VNCH lặng lẽ sống vất vả với đau thương sau thời gian tù cải tạo… Thơ mộng và đau đớn.

 

Độc giả có thể đọc bản PDF của tập truyện ngắn “Gập Ghềnh” nơi đây:

https://t-van.net/?p=32852

 
Trân trọng cảm ơn nhà văn Lưu Na đã có những dòng chữ làm lay động tận sâu các góc thương đau của những người con Sài Gòn – nơi tôi đã sinh ra và chia sẻ một phận chung của đất nước.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, các máy bay trực thăng Mỹ đã bay lên bầu trời Sai Gòn và tìm các đường đến các tàu ở Biển Đông (được những người bên ngoài Việt Nam gọi là Biển Hoa Nam). Chiếc máy bay mà người Việt gọi là "con chuồn chuồn", đã xé nát các gia đình nhưng cũng ràng buộc Mỹ và Việt Nam với nhau.
Chiến tranh ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều giống nhau, nó như những hạt giống gieo trên mặt đất, nhưng điều khác biệt là hạt giống nẩy mầm và nuôi sống loài người, còn bom đạn gieo xuống tàn phá và giết chết loài người, hay để lại những hố sâu trên mặt đất và những vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn mỗi con người. Nhưng vết thương không lành là những vết thương đau nhất và cũng "đẹp nhất." -- Trần Mộng Tú.
Tác phẩm Thế Sự Thăng Trầm của Trần Bảo Anh, dày 280 trang, gồm các bài viết: Đẹp & Xấu, Thời Gian Hiện Tượng & Sự Tái Diễn, Từ Chối, Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng LĐ 258 TQLC, Chiến Thắng Phượng Hoàng, Ảnh Hưởng Của Lời Nói, Nói Chuyện Anh Hùng, Tôi & Ý Trời, Những Chuyện Can Đảm Cổ Kim, Cách Suy Nghĩ Của Một Người Công Chức, Lương Tâm & Lòng Tận Tụy, Bằng Trời Bằng Bể, Yêu & Rất Yêu, Đang Ở Nơi Khác, Đắc Thế Thất Thế & Tư Cách…
Vì là lớn tuổi mà phải lu bu với nhiều công việc không tên hàng ngày cho nên tôi ít có thì giờ đọc sách. Vậy mà tôi đã dành ra nhiều ngày liên tục để say sưa đọc từ đầu chí cuối tập truyện Trọn Đời Yêu Thương của anh Duy Nhân tặng cho tôi hồi đầu Xuân Quý Mão...
Tôi rất phục những người viết sách, in sách, nhất là những nhà văn định cư ở Hoa Kỳ. Mỗi lần cầm quyển sách trên tay, tôi rất cảm phục tác giả đã chịu khó viết văn. Khi tôi cầm quyển sách "Thiền Tập Với Pháp Ấn" của Cư sĩ, nhà văn Nguyên Giác, nhà xuất bản Ananda Viet Foundation, Tâm Diệu, một Phật tử đã học ở Cal State Fullerton, trình bày, điều đầu tiên tôi tự nhủ: hình bìa đẹp quá, màu sắc nổi bật, Phật đang ngồi thiền trên tòa sen...
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi / thấy tâm tịch lặng không người, không ta / ai hỏi thì nhấc cành hoa / thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …” (bài thơ “Như nắng tà huy” của Cư sĩ Nguyên Giác viết tặng “quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và pháp huynh HT Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng,”)
"Các bài viết nơi đây hầu hết là trích từ Kinh Phật, ghi lại trong nỗ lực hoằng pháp để rủ nhau tu học. Người viết không bao giờ tự nhận là giáo sư, giảng sư, thầy dạy hay bậc đàn anh trong đạo.Trong khi những chữ này được gõ lên nơi đây, chỉ là do duyên mà hiện lên. Người viết luôn nhớ lời Đức Phật dạy rằng không hề có ai đang gõ, cũng như chỉ có những dòng chữ đang được đọc, và không hề có ai đang đọc. Người viết luôn luôn viết trong trong tinh thần như thế, trong khi trích lời Phật và ý Tổ để chia sẻ, và để mời gọi nhau cùng bước sang bờ bên kia." Đó là Lời Thưa của tác giả Nguyên Giác về cuốn Thiền Tập Với Pháp Ấn.
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác...
Khi nhận được sách của tác giả Cù Mai Công gửi tặng, nhìn mấy hình trên bìa là một trời ký ức lại ùa về vì tôi đã được sinh ra và đã lớn lên ở vùng đất có tên Ngã ba Ông Tạ...
“Trọn Đời Yêu Thương” là tuyển tập gồm có 36 truyện ngắn, cũng là tập truyện thứ tư của nhà văn Duy Nhân. Như trong lời tựa, Duy Nhân đã nhắc nhở “cây có gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”. Tư tưởng này đã quán xuyến xuyên suốt 36 truyện ngắn của tập truyện Trọn Đời Yêu Thương...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.