Hôm nay,  

Trung Kiên với Lý Tưởng: Cuộc Phiêu Lưu Saigon-Kabul

05/12/201923:50:00(Xem: 2422)
Hinh bia sach_Pham Phu Minh
Bìa sách

Tập hồi ký --- nhan đề "Trung Kiên với Lý Tưởng: Cuộc Phiêu Lưu Saigon-Kabul" của Tiến Sĩ Kinh Tế Đinh Xuân Quân--- gói gọn gần trăm năm lịch sử của gia tộc ông dự kiến sẽ ra mắt tại Quận Cam vào giữa tháng 2/2020. Buổi giới thiệu sách sẽ thực hiện tại:

Westminster Community Service Center
8200 Westminster Blvd, Westminster, CA 92683
vào ngày 15/02/2020 từ 1:00pm-4:00pm.

Có những tấm ảnh không chỉ làm thay đổi số phận của một con người, mà còn góp phần làm thay đổi cả một giai đoạn lịch sử. Hai tấm ảnh nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam đã là điều đó, tấm tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên Việt cộng Bảy Lốp, và tấm cô bé gái bị cháy vì bom napalm Phan Thị Kim Phúc, chẳng hạn.

Thắng, một anh bạn hiện sống ở Úc kể câu chuyện như sau. Vào năm 1968, Thắng lên sáu, gia đình còn sống trong một trại gia binh ở Đà Nẵng. Một hôm, Thắng thấy người ta đang xúm xít đông đảo ở góc chợ chiều, ngoài người dân ra thì có cả vài người lính Mỹ. Tò mò, cậu cố chen vào xem chuyện gì. Mất một lúc, khi lủi vào được tận vòng trong cùng, đứng kề dưới chân ba người lính Mỹ, Thắng ngước lên thì thấy một xác người nằm co quắp, hai tay bị trói quặp ra sau lưng, tóc tai rũ rượi, máu đọng đen đã khô trên ngực, đàn ruồi bay vo ve. Người ta đang đắp chiếu lại và chờ xe đến mang đi. Thắng quay mặt đi, không dám nhìn lần nữa, không kịp nhận ra là đàn ông hay đàn bà, xác Việt Cộng hay xác người bị Việt Cộng giết. Cảnh tượng quá khủng khiếp. Thắng cố quay ra nhưng vướng phải chân của một người lính Mỹ. Họ đang chụp ảnh. Anh lính vụng về làm rơi tấm ảnh polaroid xuống đất nhằm lúc Thắng giẫm lên làm tấm ảnh dính vào chân. Trong lúc hỗn loạn, Thắng lượm tấm ảnh bỏ vào túi quần. Khi len được ra ngoài, Thắng chạy một mạch về nhà. Mẹ Thắng thấy con chạy chơi về, mặt mày thất thần, áo quần bẩn thỉu, bèn bắt thay ra, tắm rửa. Thắng kịp giấu tấm ảnh vào góc giường. Tối đó, khi mọi người đã ngủ, Thắng moi tấm ảnh ra xem. Nó dính sình đất nhem nhuốc, nhưng không cần xem kỹ, chỉ liếc qua thì Thắng đã thấy lại cảnh tượng ghê rợn lúc ban chiều. Thắng đặt tấm ảnh úp mặt lên bàn. Không dám chạm vào nó. Hôm sau, ba mẹ cậu thấy tấm ảnh, la cho Thắng một trận rồi vất đi.

Tấm ảnh như mang theo vong hồn của người đã khuất, theo ám Thắng mãi suốt đời. Nó là hình ảnh thực chứng của thời thơ ấu trong chiến tranh. Có lẽ người lính Mỹ ấy đã chụp lại ít nhất một tấm khác tương tự ở cùng góc nhìn ấy. Tôi tự hỏi anh ta chụp cảnh tượng ấy để làm gì. Anh ta đã làm gì với nó. Hình ảnh ghê rợn ấy không trừng phạt anh như đã làm với bạn tôi sao.

Lần đầu tiên trong đời tôi được cầm máy ảnh và bấm thử là năm tôi lên bảy. Ba tôi đóng quân ở miền Trung. Ông về phép, mang theo một chiếc máy ảnh nhỏ mà tôi không còn nhớ hiệu gì. Nó là vật thể kỳ diệu nhất mà tôi từng được thấy. Kỳ diệu và thiêng liêng, như thể nó được mang đến từ một thế giới nào khác. Hôm ấy, ông bảo cả nhà thay đồ đẹp rồi ra sân nhà để ông chụp ảnh. Nắng mười giờ sáng đẹp. Mẹ tôi vận áo dài hoàng yến, ngoài khoác thêm chiếc áo bầu voan trắng, bốn anh em tôi vận sơ-mi trắng, quần sọt xanh, đầu đội mũ nỉ rộng vành, kiểu nón của hướng đạo viên. Ba tôi chỉ dẫn cho mọi người đứng làm kiểu để ông bấm mấy tấm, rồi để máy lên chiếc ghế, điều chỉnh chế độ tự chụp trong 10 giây, ông chạy vội đứng vào chung với vợ con. Một lúc sau, thấy ánh mắt thèm thuồng món đồ chơi lạ, ông chỉnh máy, rồi đưa cho tôi, chỉ cách cầm máy ngắm, nín thở để đừng rung, và bấm. Tôi không được xem liền tác phẩm nhiếp ảnh đầu đời của mình vì ba tôi mang phim đi rửa rồi quên bẵng, mấy tháng sau khi ông chìa ra xấp ảnh để mẹ chọn bỏ vào album gia đình, có tấm rõ có tấm không, thì tôi nhận ra được tấm do mình bấm máy dù nó nhòa mờ. Tuy nhiên, tôi nhớ mãi cái cảm giác thú vị kỳ lạ khi cầm máy, trọng lượng nằng nặng của máy, cái bao da có mùi thơm lạ xốc vào mũi, những nút bấm, vòng xoay của ống kính, và sau cùng, khoảng sân nhà hiện ra trong khung ngắm: ba tôi mặc đồ trận, đội mũ sắt, tay bồng một đứa con, tay kia choàng vai mẹ tôi cũng đang bồng một đứa, thằng em kế tôi ngồi xổm bên con chó Ky nằm dưới chân ba tôi, và rồi, tiếng “tách” khi tôi bấm nút. Tấm ảnh có lẽ bị hư, out of focus, nhưng hình ảnh ấy được lưu giữ trong trí nhớ tôi dài lâu. Tôi mơ hồ hiểu rằng mình đang làm một việc vô cùng quan trọng. Tôi đang tạo ra và lưu giữ lại hình ảnh của trần gian. Một khoảnh khắc được tôi cắt lìa ra khỏi dòng chảy của đời sống. Và, kỳ dị thay, tôi thấy mình hiện diện trong khung ảnh, đang lóng cóng, và trịnh trọng, nâng chiếc máy lên ngắm. Bây giờ, sau nhiều đổi dời, gia đình tôi không còn giữ được những tấm ảnh xa xưa ấy.

Khoảng giữa thập niên 80, tôi thèm có cái máy ảnh để làm nghề chụp ảnh dạo kiếm sống như vài người bạn có, nhưng đó là ước mơ quá lớn. Đó là thời mà ai cũng muốn có tấm ảnh màu trước bồn phun nước góc đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ, ở trung tâm thành phố, hay ngồi trên bậc thềm đền thờ Vua Hùng trong Thảo Cầm Viên, và người ta phải nhờ đến những ông thợ chụp ảnh dạo bấm cho. Theo sự tiến bộ của khoa học, những phát minh nối nhau ra đời theo nhu cầu của con người, và đồng thời làm cho nhiều thứ trước đó biến mất. Nghề chụp ảnh dạo và máy chụp phim biến mất khi máy ảnh du lịch và máy quay phim digital ra đời, được bán với giá phải chăng. Máy ảnh du lịch biến mất khi smart phone ra đời. Giờ đây, ai cũng có thể sở hữu một điện thoại có công dụng chụp ảnh và quay phim để ghi lại và phát tán mọi hành vi và diễn tiến của cuộc đời có mình hiện diện trong đó. Con người không còn mãi mãi là những kẻ vô danh tính, vô nhân ảnh, vô tăm tích.


Về sau, làm báo, viết lăng nhăng để kiếm sống bằng nhuận bút, tôi chỉ đủ tiền để sắm chiếc máy ảnh loại du lịch, nhỏ gọn có thể bỏ trong túi áo, chụp tự động, dễ thao tác, chất lượng ảnh không quá kém, có thể dùng làm minh họa cho những bài viết của mình. Niềm khao khát chơi ảnh còn đó nhưng tôi không theo đuổi, phần vì không có máy tốt, phần vì lười chưa chịu mày mò tìm hiểu, học hỏi thêm về kỹ thuật, nhưng cái chính là tôi chưa có một ý niệm rõ rệt về việc chụp ảnh. Tôi chưa trả lời được câu hỏi quan trọng nhất: chụp cái gì, và chụp để làm gì?

Họa sĩ tự tạo ra thế giới của mình, chủ động theo cách họ muốn cái thế giới ấy như thế nào; trong khi nhà nhiếp ảnh chỉ có thể phần nào thay đổi cái thế giới ngoại tại có sẵn theo ý của mình, hắn không thể chủ động toàn phần trong việc tạo ra tác phẩm, mà lệ thuộc vào sự may rủi ngẫu nhiên của không gian bên ngoài. Họa sĩ vẽ ra, tạo ra cuộc đời theo ý mình, trong khi nhà nhiếp ảnh ghi lại, giữ lại hình ảnh có sẵn ở ngoài cuộc đời thật bằng chiếc máy tuy có nhiều công năng tối tân, nhưng vô hồn. Người chụp ảnh giỏi là kẻ bằng cảm quan nhạy bén của mình, sẽ quyết định chụp cái gì, ở góc nhìn nào, điều chỉnh máy như thế nào, bấm máy vào lúc nào, rồi can thiệp vào bức ảnh sau khi chụp, bắt nó kể câu chuyện về thế giới, về cuộc đời, bắt chiếc máy ảnh làm việc nhiều hơn khả năng chỉ ghi chép lại của nó. Khả năng của nhà nhiếp ảnh là mang sự linh hoạt, sinh động, của màu sắc đến với thế giới, ngay cả khi chỉ trong hai màu đen và trắng. Thậm chí, hắn tạo ra những tình huống không có thật, hay điều hướng cho người xem truy tìm sự thật từ sự tương phản, từ sắc độ, và từ cái nhìn hư cấu của hắn. Hắn cho người xem vay mượn đôi mắt của hắn. Hắn tiết lộ với họ những bí mật trong đời sống thường nhật mà họ không nhận biết được.

Sau cùng, tôi cũng sắm được chiếc máy ảnh và vài ống kính vừa ý, tạm đủ để thỏa mãn thú vui lâu nay mơ mòng ấp ủ mà chưa thực hiện. Tôi cũng tạm trả lời được câu hỏi chụp cái gì đây. Người ta gọi trò chơi nhiếp ảnh này là nhiếp ảnh đường phố, street photography. Tôi thích gọi việc chụp ảnh của mình là chụp này chụp nọ. Không theo một trường phái hay chủ đích nào rõ rệt, tôi mang theo máy ảnh ra đường, và bấm bất cứ những gì mình thấy thích, phần lớn là con người và những sinh hoạt của họ. Tôi cố gắng không vi phạm vào sự riêng tư của người được/bị chụp, phần lớn là có sự đồng ý và cho phép của họ. Chụp ảnh là cách thế để tôi kể lại những câu chuyện về con người và thế giới mà mình đang sống trong đó. Mỗi tấm ảnh mang một câu chuyện. Ngoài ra, hình ảnh còn giúp tôi lưu giữ những chi tiết và dữ kiện cho việc viết văn. Một số nhân vật trong truyện của tôi là được mô phỏng theo những tấm ảnh mình đã chụp.  

Giải quyết xong phần chụp cái gì rồi thì vẫn chưa xong, còn thêm câu hỏi chụp xong rồi thì làm gì với những tấm ảnh đó? Hẳn nhiên, ảnh là để xem. Nhưng chỉ riêng mình xem thì hơi phí, phải không nào? Vậy, ngoài mình ra thì còn ai nữa sẽ xem chúng? May thay, chúng ta đang sống trong thời đại có Facebook, có Instagram và nhiều phương tiện chia sẻ hình ảnh khác, nhưng tôi chỉ đăng những tấm ảnh mà mình thú vị lên Facebook với ý n ghĩ tự trấn an rằng mình chỉ rón rén tước đoạt (và làm phiền, nếu có) của những người xem ảnh chừng năm giây trong cuộc đời dài dằng dặc, và thường là vô vị, của họ, thì đó không phải là điều quá đáng.

Tôi chưa có nhiều dịp đi đây đó, trong tất cả những thành phố mà tôi đã đến và sống qua thì Sài Gòn và New York là hai nơi thân thiết nhất. Tôi yêu thích sự huyên náo và nhịp đời đa dạng của chúng. New York còn thích hợp với thú vui chụp này chụp nọ của tôi hơn. Mỗi tháng tôi đều về thăm nhà, nơi có người tôi yêu sống ở đó. Tôi nghĩ, trên thế giới không có thành phố nào có nhiều người mang máy ảnh ra đường như ở New York. Họ không phải là khách du lịch, và cũng không phải là những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, mà phần nhiều là người chụp ảnh như một thú vui. Cư dân New York cũng quen với việc được/bị chụp ảnh, và dường như họ ít khi phản ứng gay gắt. Người ta mang theo ra đường đủ loại máy ảnh tùy theo cách chơi mà họ theo đuổi. Có người sử dụng máy chụp phim to đùng có từ đầu thế kỷ trước, có người dùng những chiếc Leica xinh xắn và tối tân trị giá vài ngàn đô. New York đủ an toàn để người ta cầm máy ảnh đi chơi trong những đêm khuya khoắt mà không sợ bị cướp giật. Những ngày rảnh rỗi, chúng tôi chỉ cần đôi giày sneaker êm nhẹ và chai nước lọc là đủ để lang thang từ sáng tới khuya, đói thì ăn fast food, mỏi thì ngồi nghỉ trên ghế đá hay vỉa hè, chỉ vậy thôi là đời vui như hội.

Tôi chưa chụp được tấm ảnh nào khốc liệt như tấm ảnh anh lính Mỹ làm rơi. Xã hội Mỹ tương đối an toàn, ít biến động, mà sự an toàn thường là tẻ nhạt. Đêm về, tôi bỏ thẻ nhớ vào laptop, để cho những tấm ảnh hiện lên bên cạnh nhau, lắng nghe chúng so sánh và kể chuyện. Thế giới chỉ bất ngờ đông cứng lại. Thời gian cũng đông cứng lại. Nhưng những con người trong ảnh không bất động. Thật ra họ chỉ như bị chích một liều thuốc tê cực mạnh khiến phải thảng thốt dừng lại mãi mãi, nhưng đồng thời họ cũng đang cục cựa nhúc nhích, đang thở, đang bước, đang nói, đang hạnh phúc, đang đau khổ, đang cố gắng lao bật ra khỏi khung hình. Và đời sống mở ra những bí mật, từ đó.

PHẠM PHÚ MINH

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972. Trùng hợp làm sao đó là năm đầu tiên trường mở lớp B (ban toán) và cũng là năm đầu tiên thời Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Giáo dục chuyển đổi cách gọi các lớp trung tiểu học sang số thứ tự của năm học từ lớp 1 đến lớp 12...
Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương của nhà văn Uyên Thao vừa ấn hành truyện ký Người Mẹ Tìm Con” (NMTC) của nhà văn Lê Đức Luận vào mùa Thu 2023. Tác phẩm dày 352 trang gồm 32 bài viết.
Nguyên tác Drawn Swords on Distant. Dịch giả Phan Lê Dũng. Với 800 trang sách tác giả đã bỏ ra nhiều năm để hoàn tất một tác phẩm đầy đủ về lịch sử Quốc Cộng tại Việt Nam. Chúng tôi đọc qua bản dịch Việt Ngữ rất công phu. Tác phẩm Việt Ngữ này sẽ được ra mắt tại San Jose vào 12 giờ trưa ngày thứ bẩy 12 tháng 12 tại hội trường Santa Clara County.
Tuốt Kiếm Phương Xa là tác phẩm đầu tiên đưa ra cái nhìn khác với tất cả những cuốn sách của các sử gia Tây Phương viết về chiến tranh Việt Nam trong nửa thế kỷ qua... Và Hồi ký Bóng Mây Tình Yêu ghi lại cuộc đời sóng gió của một người dân Miền Nam suốt chiều dài cuộc chiến...
Lịch Sử của Một Cộng Đồng – Giới thiệu cuốn “Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Hải Ngoại” và “Communities of Vietnamese Refugees Overseas” – Viện Nghiên Cứu Lịch Sử Và Văn Hoá Việt Nam
Bài đọc thơ Tùy Anh này đã được viết xong bốn ngày trước khi anh Nguyễn Hòa, Pháp Danh Nguyên Trí, bút hiệu Phù Vân và Tùy Anh, cựu Chủ Bút Tạp Chí Viên Giác do Hòa Thượng Thích Như Điển làm Chủ Nhiệm, đã từ giã cõi đời vào ngày 18 tháng 8 năm 2023 tại Đức. Vì vậy, bài này được đăng để tưởng niệm nhà thơ Tùy Anh và cầu nguyện Hương Linh Anh sớm về cõi Phật.
Lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX, XXI có nhiều khúc quanh nghiệt ngã, và thân phận của hàng chục triệu người Việt cũng chìm nổi theo những thăng trầm của đất nước. Nhưng có những người đã luôn cố gắng hết sức để làm những gì có thể làm được cho đất nước, xã hội Việt Nam, cho dù khi còn đang ở tại quê hương, hay khi đã rời nước ra đi, với tâm niệm “cần phải sống yên ổn với lương tâm của mình, cần phải làm điều mà mình tin là đúng và công bằng trong hoàn cảnh lúc ấy…” Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhân vật chính trong cuốn sách “Nguyễn Mạnh Hùng, khoảnh khắc nhìn lại” là một con người như vậy.
Sau khi đọc hai tập truyện ngắn của Phạm Tín An Ninh, tôi viết review và gửi cho anh thể hiện lòng hâm mộ của mình. Anh trả lời thư rất khiêm cung, giản dị và đầy tình cảm. Từ đó, chúng tôi thường liên lạc với nhau, anh coi tôi như người bạn nhỏ và tôi coi anh như một huynh trưởng của mình...
DUST CHILD/ Đứa Con Bụi, một thiên truyện của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, vừa được nhà xuất bản Algonquinn Books of Chapel Hill cho ấn hành...
Vợ chồng nhà báo Ngọc Hà & Du Miên rất quen thuộc với cộng đồng người Việt tị nạn gần nửa thế kỷ qua trong ngành truyền thông Việt ngữ vừa ấn hành sách “Việt Eden, Địa Đàng Hạ Giới” vào Hè 2023...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.