Hôm nay,  

Đêm Nhạc Tưởng Nhớ 25 Năm Nhạc Sĩ Lê Uyên Phương: Cuộc Đời – Tình Yêu – Âm Nhạc

15/11/202400:00:00(Xem: 1975)

le uyen phuong 25


Trong thế hệ ca nhạc sĩ trẻ của nền âm nhạc Sài Gòn trước 1975, cặp uyên ương Lê Uyên - Phương có một chỗ đứng đặc biệt, độc nhất. Sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phương kéo dài từ đầu  thập niên 1970s ở Miền Nam sang đến tận Hoa Kỳ sau 1975, cho đến khi ông mất vào năm 1999. Nhiều ca khúc Lê Uyên Phương cho đến nay vẫn chưa được chính thức phổ biến, phát hành. Để tưởng nhớ 25 năm ngày mất của người nhạc sĩ tài hoa, ca sĩ Lê Uyên sẽ tổ chức đêm nhạc chủ đề “Lê Uyên Phương 25 Năm Cuộc Đời– Tình Yêu – Âm Nhạc” tại Saigon Grand Center thành phố Fountain Valley vào ngày 7 tháng 12 2024.

Đối với những người yêu mến nền âm nhạc Miền Nam trước 1975, dòng nhạc Lê Uyên Phương là những bài tình ca phổ biến vào bậc nhất. Mãi cho đến tận ngày hôm nay sau hơn nửa thế kỷ, những ca khúc Cho Lần Cuối, Tình Khúc Cho Em, Vũng Lầy Của Chúng Ta vẫn được hát khắp nơi từ trong nước ra hải ngoại, bởi những người thuộc mọi lứa tuổi, mọi thành phần. Thi sĩ Trần Dạ Từ, người giới thiệu Lê Uyên Phương đến với Đài Phát Thanh Sài Gòn trong đầu thập niên 1970s, nhận định rằng Vũng Lầy Của Chúng Ta là một trong những bản tình ca Việt Nam hay và độc đáo xưa nay. Từ Đà Lạt xuống Sài Gòn vào năm 1970, dưới sự giới thiệu của nhà thơ Đỗ Quí Toàn và tổ chức của nhà báo Đỗ Ngọc Yến, Lê Uyên đã trình diễn liên tiếp 19 đêm tại các sân trường đại học, quán cà phê, các sân khấu ca nhạc Sài Gòn. Lê Uyên Phương bắt đầu chinh phục khán giả của sân khấu ca nhạc Miền Nam như một hiện tượng âm nhạc.

Nhạc của Lê Uyên Phương có một cá tính riêng, không bị ảnh hưởng bởi những nhạc sĩ đã thành danh thuộc thế hệ trước, mà cũng không sao chép của chính mình. Ca khúc Lê Uyên Phương đa dạng, không theo một khuôn mẫu nhất định, nhưng vẫn phảng phất không khí của riêng mình trong cả giai điệu lẫn ca từ. Đó là những bản tình ca nồng nàn, cháy bỏng của những tình nhân muốn được yêu trọn vẹn trong giây phút hiện tại vì không biết ngày mai có còn được yêu nữa không. Nhạc Lê Uyên Phương đầy khát vọng mà không ủy mị tuyệt vọng, vẫn dành cho tình yêu những hy vọng để được trường tồn.

Ca sĩ Lê Uyên nói với Việt Báo rằng năm nay là thời điểm thích hợp để chị làm một chương trình nhạc lớn tưởng nhớ nhạc sĩ Phương. Ông mất năm 1999. Vào năm 2009, Lê Uyên có thực hiện một chương trình tưởng niệm 10 năm. Đến năm 2019, kế hoạch tổ chức tưởng niệm 20 năm không thể thực hiện được do đại dịch Covid 19. Khi thực hiện chương trình 25 năm lần này, Lê Uyên cho biết vẫn còn có thể hát tất cả 15 bài song ca, một điều mà 5 năm tới chưa chắc có thể làm được. Chị dành nhiều tháng trời để dàn dựng chương trình, chọn bài hát, chọn ca sĩ, với hy vọng đây sẽ là một chương trình để đời về dòng nhạc Lê Uyên Phương.

Chương trình Lê Uyên Phương 25 Năm Cuộc Đời-Tình Yêu –Âm Nhạc sẽ giới thiệu 24 ca khúc tiêu biểu trong hơn 100 tác phẩm của nhạc sĩ Phương, có thể chia thành bốn thời kỳ. Giai đoạn đầu tiên là những ngày bắt đầu sáng tác, khi tuổi mới đôi mươi và chưa thành đôi với Lê Uyên. Tiêu biểu cho giai đoạn này là ca khúc đầu tay Buồn Đến Bao Giờ, sáng tác năm 19 tuổi ở Pleiku, khi lần đầu tiên xa nhà. Ngay từ ca khúc này, người nghe đã có thể nhận ra dấu ấn riêng của dòng nhạc Lê Uyên Phương. Giai điệu đẹp, không theo mô thức thông thường của nhiều ca khúc phổ thông khác; lời ca giản dị, không bóng bẩy nhưng vẫn thâm trầm, sâu sắc:  

Trời mưa mãi mưa hoài
Thần tiên giấc mơ dài

Vào cuộc đời sỏi đá, biết mình si mê
Buồn ơi đến bao giờ
Còn thương đến bao giờ
Khi mùa thu còn mang tiếng buồn đêm hè

Vòng tay đã buông rồi,
Chán chường in trên nét môi
Muốn lệ sầu dâng nữa thôi đem vào nhau
Dung nhan mang tình yêu
Còn ánh sáng huy hoàng
Tìm ánh mắt, tìm suối tóc khi còn thơ ngây…

Giai đoạn thứ hai là những tình khúc của đôi tình nhân Lê Uyên Phương, khởi đầu từ giữa thập niên 1960s, là giai đoạn sáng tác rực rỡ nhất của nhạc sĩ Phương. Với những ca khúc trong các tuyển tập Khi Loài Thú Xa Nhau, Yêu Nhau Khi Còn Thơ… cặp song ca Lê Uyên Phương đã chinh phục hoàn toàn khán thính giả Miền Nam thuộc mọi lứa tuổi vào đầu thập niên 1970s, đặc biệt là giới trẻ. Nhạc của Lê Uyên Phương là niềm khao khát được yêu mãnh liệt, khi tình yêu có thể mất đi bất cứ lúc nào vì căn bệnh nan y của người nhạc sĩ. Trong khi đó, giới trẻ Miền Nam thời bấy giờ cũng lo âu khi tình yêu có thể bị chia xa vì chiến tranh ly loạn. Những đồng cảm mang tính hiện sinh của cả một thế hệ khiến cho những câu hát thật đơn giản của Lê Uyên Phương trở thành bất tử:

Giờ này còn gần nhau, gần thắm thiết trong mối sầu
Gần bối rối biên giới từ lòng đau.
Giờ này còn cầm tay, cầm chắc mối duyên bẽ bàng
Cầm chắc mắt môi ngỡ ngàng
Cầm giá buốt thương đau, ngày mai ta không còn thấy nhau… (Cho Lần Cuối)
   

Giai đoạn thứ ba là những sáng tác của nhạc sĩ Phương khi còn ở lại Việt Nam từ 1975-1979. Đây là những ca khúc rất ít được phổ biến, là những sáng tác mang tính triết lý, nhân sinh quan nhiều hơn là tình khúc. Tiêu biểu của giai đoạn này là tuyển tập Con Người Một Sinh Vật Nhân Tạo. Trong ca khúc Cất Tiếng Hát Giữa Đời sáng tác vào năm 1976, nhạc của Lê Uyên Phương bỗng dưng đổi khác sau ngày định mệnh 30/04/1975 của Miền Nam. Không còn hát cho riêng cuộc tình của mình, người nhạc sĩ muốn hát cho vận mệnh chung của cả dân tộc:

…Tôi đang là một con chim cất tiếng hát giữa đời để đánh thức bình minh
Những tiếng hát ngắn một giây đồng hồ nhưng dài bằng thế kỷ
Tôi đang là một con chim cất tiếng hát giữa đời để đánh thức con tim
Những tiếng hát ngắn một giây đồng hồ nhưng bằng cả cuộc đời…
 
Sau cùng là giai đoạn sáng tác tại hải ngoại từ 1980 đến ngày nhạc sĩ qua đời. Những ca khúc trong giai đoạn này mang tính xã hội nhiều hơn. Đặc biệt nhạc sĩ Phương có nhiều ca khúc phổ thơ: Tôi Đứng Trên Đồi Mây Trắng Bay (thơ Phạm Công Thiện); Tôi Muốn Tin, Tôi Muốn Yêu Cuộc Đời (thơ Nguyễn Xuân Thiện)…

Bên cạnh ca sĩ Lê Uyên, hai nam ca sĩ khách mời của chương trình là Trần Thái Hòa và Đình Bảo. Ngoài ra còn có sự góp mặt của những thân hữu yêu mến và hát nhạc Lê Uyên Phương với tinh thần tri kỷ: Thúy An, Quang Thịnh, Quang Tố, Lương Ngọc Hoa, Lâm Ngọc Dung, Vũ Đan Thi, Phạm Châu Nam, Cao Bá Thông. Những người mà Lê Uyên tin rằng hát như quan niệm của nhạc sĩ Phương: khi mình hát, điều quan trọng nhất là hát với cảm xúc của chính mình. Cả đời ông sống rất thực, viết nhạc với tình cảm thật, đàn và hát với cả trái tim và sự đam mê. Có lẽ vì vậy mà dòng nhạc Lê Uyên Phương vẫn ở lại mãi mãi với những người yêu nhạc sau hơn nửa thế kỷ.

Ca sĩ Lê Uyên tin rằng khán giả yêu mến dòng nhạc Lê Uyên Phương sẽ có một đêm nhạc đáng nhớ. Mọi người sẽ nhớ về nhạc sĩ Phương qua tình yêu và ca khúc, là những thứ có thể trở thành bất tử, vượt lên trên giới hạn trăm năm một kiếp người.

Khán giả có thể đặt vé qua số điện thoại: 714 725 5445.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một tác phẩm Nghệ thuật Khái niệm gồm một quả chuối đơn giản, được dán bằng băng keo lên tường, đã được bán với giá 6,2 triệu đô-la tại một cuộc đấu giá ở New York vào thứ Tư, 20 tháng 11 năm 2024. Sự kiện này đã gây xôn xao không ít chẳng những trong thế giới nghệ thuật mà cả dư luận công chúng bên ngoài. Tác phẩm với nhan đề Comedian/ Diễn viên hài, của nghệ sĩ người Ý Maurizio Cattelan, đã trở thành một hiện tượng khi ra mắt vào năm 2019 tại Art Basel Miami Beach. Những người tham dự lễ hội nghệ thuật này cố gắng tìm hiểu xem liệu một quả chuối màu vàng đã chín có những đốm đen được dán trên bức tường trắng bằng băng keo bạc loại dán thùng gửi hàng là một trò đùa hay là lời bình luận đầy thách thức láo xược về các tiêu chuẩn đáng ngờ trong giới sưu tập nghệ thuật. Có lúc, một nghệ sĩ khác đã lấy quả chuối ra khỏi bức tường và điềm nhiên bóc vỏ ra ăn. Tác phẩm này thu hút quá nhiều sự chú ý đến mức ban tổ chức phải lấy nó xuống cất đi.
Ngày Lễ Tạ Ơn ở Mỹ (Thanksgiving Day, ngày Thứ Năm trong tuần lễ thứ tư của tháng 11 hàng năm) được cho là khởi đầu vào năm 1621 khi những người di cư đầu tiên từ Anh Quốc đến Bắc Mỹ tạ ơn và ăn mừng với người Mỹ Da Đỏ bản xứ về một vụ mùa màng được thu hoạch khấm khá. Đây cũng là dịp để chúng ta nghĩ đến và đền đáp phần nào những ơn nghĩa mà mình đã nhận được trong cuộc đời này. Trong bài thơ “Ta Về” của nhà thơ Tô Thùy Yên viết khi ra tù cộng sản sau cuộc đổi đời vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, có câu thơ mà tôi rất thích: “Cảm ơn hoa đã vì ta nở.” Hoa nở rồi hoa tàn là chuyện rất bình thường theo luật tắc sinh trụ hoại diệt của vạn vật, như nhà Phật đã nói. Hoa có biết nó nở vì ai không? Làm sao chúng ta biết được hoa nở là vì chúng ta? Nhưng nếu không có hoa nở thì làm sao nhà thơ họ Tô kia có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp mỹ miều của thiên nhiên! Vì vậy mà khi nhìn đóa hoa nở nhà thơ Tô Thùy Yên đã nói lời cảm ơn vì cảm nhận rằng hoa đã vì ông nở.
Nhà thơ Kiên Giang nổi tiếng trên thi đàn miền Nam từ những năm 1955, 1956 với bài thơ “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” (được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc rất nổi tiếng)
Bài thơ này đăng trên Việt Báo vào ngày 10 tháng 8 2024. Người dịch nói rằng “…Bài này hợp với tinh thần Phật Giáo…” Tác giả Henry Wadsworth Longfellow là một nhà thơ nổi tiếng vào bậc nhất ở Mỹ trong thế kỷ 19. Trong tiểu sử không thấy nhắc ông có nghiên cứu về Phật Giáo. Có thể giải thích rằng những gì thuộc về chân lý, sự thật thì sẽ mãi mãi tồn tại, bất kể Đức Phật có thuyết giảng hay không.
VFF đang cùng cộng đồng hướng đến một sự kiện trọng đại: kỷ niệm 50 năm tị nạn kể từ biến cố 30-04-1975. Không phải tình cờ khi nhiều phim đoạt giải năm nay có chủ đề liên quan đến sự hòa giải giữa các thế hệ sau nửa thế kỷ ly hương.
Năm 1816, khi nhà phát minh người Pháp, Joseph Nicephore Niepce thành công chế tạo ra chiếc máy ảnh bằng gỗ có gắn thấu kính, cũng là lúc nghề vẽ tranh truyền thần của những họa sĩ thời đó bắt đầu gặp nguy hiểm. Đến khi công nghệ chụp ảnh hoàn hảo hơn ra đời vào khoảng 1839, thì những người vẽ tranh chân dung dần dần… thất nghiệp.
Tuy than thở như vậy nhưng Nguyễn Vỹ theo cái nghiệp trong suốt bốn thập niên. Sau khi tốt nghiệp tiểu học ở quê, lên trung học Pháp-Việt ở Quy Nhơn (1924-1927), tham gia bãi khóa để tang nhà cách mạng Phan Châu Trinh nên bị đuổi học, phải ra Hà Nội học tiếp. Sau khi đậu tú tài toàn phần, Nguyễn Vỹ dạy học tại trường trung học Thăng Long, Hà Nội. Vừa dạy học, vừa làm thơ, viết văn, viết báo... Nguyễn Vỹ là tên thật, các bút hiệu khác: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền. Cuộc đời ông trải qua nhiều sóng gió và nghiệt ngã nhất với nghề báo.
Vào chiều ngày 3 tháng 9, 2024, tại rạp Frida Cinema, thành phố Santa Ana, Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) chính thức khởi động Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế 2024 (Viet Film Fest-VFF), sự kiện phim ảnh quốc tế thường niên lớn và lâu dài nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại.
Đội Los Angeles Lakers vừa công bố kết quả cuộc thi tuyển nghệ thuật “Lakers In The Paint - 2023-2024”, nhằm vinh danh mười nghệ sĩ da màu từ khắp khu vực Los Angeles như một phần của chương trình nghệ thuật thường niên của đội nhằm ghi nhận, hỗ trợ và nâng cao tinh thần cho các nghệ sĩ đến từ các cộng đồng thiểu số. Trong mười họa sĩ trúng tuyển, có hai họa sĩ gốc Việt, gồm họa sĩ Ann Phong và Michael Trần Thế Khôi, và 8 họa sĩ từ các cộng đồng đa dạng Abby Aceves, Estefania Ajcip, Jessica Taylor Bellamy, Daryll Cumbie, Derick Edwards, Megan Gabrielle Harris, Marlon Ivory, Larry Li
Khán thính giả yêu nhạc Từ Công Phụng sẽ có dịp nghe nhạc, mua sách, gặp mặt, được ký tặng sách tại hai buổi chiều cuối tuần Thứ Bảy 21/09 và Chủ Nhật 22/09/2024, từ 2:00 PM đến 6:00 PM, tại Phòng Sinh Hoạt Báo Người Việt (14771 Moran St. Westminster) qua chương trình nhạc để giới thiệu Tuyển Tập Tình Khúc Từ Công Phụng. Đây là một tuyển tập bao gồm toàn bộ những tình khúc của Từ Công Phụng trước và sau 1975, cùng những bài viết về người nhạc sĩ tài hoa này từ người thân và bằng hữu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.