Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Đội Los Angeles Lakers Vinh Danh Mười Họa Sĩ Da Màu: 2 Trong 10 Là Họa Sĩ Gốc Việt - Ann Phong Và Michael Trần Thế Khôi

20/09/202400:06:00(Xem: 1797)

Hình-chính
Hình trái: bích chương của chương trình Lakers In The Paint. Hình phải: mười họa sĩ trúng tuyển, với  hai họa sĩ gốc Việt - họa sĩ Ann Phong và Michael Trần Thế Khôi, và 8 họa sĩ từ các cộng đồng đa dạng Abby Aceves, Estefania Ajcip, Jessica Taylor Bellamy, Daryll Cumbie, Derick Edwards, Megan Gabrielle Harris, Marlon Ivory, Larry Li.
 
Đội Los Angeles Lakers vừa công bố kết quả cuộc thi tuyển nghệ thuật “Lakers In The Paint - 2023-2024”, nhằm vinh danh mười nghệ sĩ da màu từ khắp khu vực Los Angeles như một phần của chương trình nghệ thuật thường niên của đội nhằm ghi nhận, hỗ trợ và nâng cao tinh thần cho các nghệ sĩ đến từ các cộng đồng thiểu số. Trong mười họa sĩ trúng tuyển, có  hai họa sĩ gốc Việt, gồm họa sĩ Ann Phong và Michael Trần Thế Khôi, và 8 họa sĩ từ các cộng đồng đa dạng Abby Aceves, Estefania Ajcip, Jessica Taylor Bellamy, Daryll Cumbie, Derick Edwards, Megan Gabrielle Harris, Marlon Ivory, Larry Li.
 
Lakers sẽ ghi nhận và vinh danh những nghệ sĩ địa phương này trong suốt mùa giải NBA 2024-25, nhằm nêu bật những câu chuyện cá nhân và những đóng góp sáng tạo của họ cho cộng đồng Los Angeles. Mỗi nghệ sĩ sẽ nhận được khoản tài trợ 10,000 Mỹ Kim để hỗ trợ công việc sáng tác của họ và tạo ra ba tác phẩm nghệ thuật mới để trưng bày tại cuộc triển lãm nghệ thuật “Lakers In The Paint - 2023-2024” thường niên vào tháng 2 năm 2025, với sự hợp tác của Gallery Band of Vices, một phòng tranh có tiếng ở khu downtown Los Angeles.
 
Các nghệ sĩ lọt vào sân “In the Paint” cũng sẽ được vinh danh tại trận đấu Lakers vào ngày 11 tháng 2, 2025 tại sân vận động Crypto.com khi đội Lakers đối mặt với đội Utah Jazz.
 
Được hỏi về cảm nghĩ khi nhận giải thưởng quý hóa này, họa sĩ Ann Phong cho biết: “Tôi là người họa sĩ duy nhất thuộc thế hệ trước, thế hệ di dân thứ nhất, đứng chụp hình chung với chín họa sĩ của thế hệ trẻ thứ hai, những người sinh ra và trưởng thành tại Hoa Kỳ. Tôi rất vinh dự được cùng các em lãnh phần thưởng quý hóa này.”

Ann Phong
 
Giải thưởng thường niên nghệ thuật Lakers In The Paint Art năm nay bước vào năm thứ tư, với mục đích nêu bật những câu chuyện từ các nghệ sĩ da màu tại địa phương và các tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa mà các họa sĩ này đã sáng tạo và trưng bày tại cộng đồng Los Angeles, nơi họ sinh sống và làm việc. Thấm nhuần trong mọi khía cạnh “hang cùng ngõ hẻm” của văn hóa LA, đội Lakers Los Angeles là một phần linh hồn của LA, yêu các khu phố LA, các gia đình, cá nhân, những câu chuyện, và giải thưởng “In The Paint” được sáng lập nhằm phản ánh mối quan hệ của Lakers với Los Angeles, bắt nguồn từ những sắc thái thể hiện của mỗi người trong cộng đồng đa dạng này.
 
Về ý nghĩa của sáng kiến cho giải nghệ thuật “In The Paint”, Lakers diễn giải: Tất cả chúng ta đều tham gia vào hoạt động thể hiện. Đó là cách tiếp cận của một cầu thủ đối với rổ bóng. Bảng màu mà một nghệ sĩ lựa chọn; Tiết tấu nối kết mà một nhạc sĩ viết; Câu đối thoại mà một diễn viên truyền tải; Sự thể hiện là sức mạnh. Đó là nơi sự khác biệt trở thành lợi thế của mỗi cá nhân. Sự thể hiện là lời mời gọi tất cả mọi người diễn đạt cá tính, suy diễn riêng, bất tuân theo lệ thường. Và danh tiếng bất hủ của Los Angeles trên toàn thế giới là bằng chứng: sự thể hiện độc đáo luôn có tác động lâu dài.
 
Như tên gọi “In The Paint” (lọt vào phần sân có màu sơn, ngay sát rổ), những người tham dự vào cuộc thi tuyển gồm 261 họa sĩ, họ là những người biết dùng sắc thái, đường nét, màu sắc riêng của họ để kể câu chuyện họ chọn, thể hiện cá thể của họ là một phần của Los Angeles muôn màu. Và sau nhiều đợt tuyển lọc, chỉ 10 người được lọt vào sân “Trong Màu Sơn”, họ là 10 người thay mặt cho cả một cộng đồng nghệ sĩ Los Angeles nhận giải thưởng. Như cách chơi chữ trong bộ môn bóng rổ “in the paint”, họ lọt vào phần sân ngay sát rổ, nơi giành banh khốc liệt nhất, nói một cách khác, trong cuộc đua nghệ thuật đường dài, họ xứng đáng dành phần thưởng quý nhất.
 
Khi được hỏi điều gì đã đưa họa sĩ đến với giải “In The Paint”, họa sĩ Ann Phong cho biết: “Mùa hè 2024, tôi được họa sĩ Nguyễn Bảo Khang, một họa sĩ trẻ người Mỹ gốc Việt gởi tôi tài liệu và khuyến khích tôi dự thi. Lúc đầu tôi ngại, vì thấy gởi bài nhiêu khê quá, hao sức và tốn thời gian. Nhưng khi tìm hiểu thêm về chương trình và hoạt động cũng như sứ mệnh của giải thưởng, tôi đã cố gắng tập trung tinh thần để viết và chọn tác phẩm gởi cho họ. Nhận được phần thưởng này là một khuyến khích tinh thần và danh dự lớn, tôi thật sung sướng.”
 
Michael Tran
 
Họa sĩ Michael Thế Khôi Trần khi được tin vui đã viết trên instagram của anh rằng: “…đã touch down… mừng cho cả đội… thật hào hứng và cũng thật khiêm cung và vinh dự được đứng cạnh các thành viên của đội mình, các bạn của tôi, các tài năng vượt bực được tuyển chọn vào “Season 4” của chương trình “In The Paint” này.”
 
Anh nói: “Tôi rất hân hoan khi nhận được tin mình lọt vào danh sách thắng giải In the Paint năm thứ 4. Cảm tưởng như mình được công nhận và chấp nhận như một nghệ sĩ thực thụ, điều này khó có thể cảm nhận được sau khi tốt nghiệp. Tôi ước bà tôi vẫn còn sống vì tôi sẽ rất muốn chia sẻ niềm tự hào với bà, với cha mẹ.”
 
Trả lời Việt Báo vì sao và điều gì đã khiến Michael chọn đi vào con đường nghệ thuật thay vì những lựa chọn điển hình khác, anh cho biết: “Tôi luôn bị nghệ thuật mê hoặc. Không có thứ gì khác hơn dành cho tôi. Tôi tự nhủ khi lớn lên, tôi sẽ luôn chọn điều khiến mình hạnh phúc. Tôi sẽ làm điều khiến mình hạnh phúc. Tôi sẽ sống hạnh phúc. Đó là điều tôi mong muốn cho cha mẹ, gia đình, bạn bè và bà của tôi, người đã không còn ở bên chúng tôi nữa. Tôi rất may mắn khi cha mẹ tôi đã hỗ trợ con đường nghệ thuật của tôi sau khi họ thấy tôi nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ bạn bè và gia đình với tư cách là một nghệ sĩ. Tôi hy vọng thế hệ cha mẹ mới cũng sẽ khuyến khích và nâng đỡ con cái như thế hệ cha mẹ tôi để con cái họ có cơ hội khám phá và bước vào sự nghiệp nghệ thuật nghiêm túc. Chúng ta cần nhiều người hơn nữa kể câu chuyện Việt Nam bằng các tác phẩm nghệ thuật!”
 
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin về giải “In The Paint” cũng như tìm đọc tiểu sử và tác phẩm của 10 họa sĩ thắng tuyển tại: https://www.nba.com/lakers/in-the-paint/artists-2425. Và nếu có đi xem trận đấu vào tháng 2, ngoài việc cổ vũ đội nhà Lakers, đừng quên vỗ tay thật nồng nhiệt cho các nghệ sĩ “In The Paint” nhé, nhất là khi nghe tên hai họa sĩ gốc Việt Ann Phong và Michael Trần Thế Khôi, như một lời cảm ơn các họa sĩ đã tô đẹp hình ảnh và danh tiếng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt của chúng ta, một cộng đồng ngày càng tiến xa sánh vai cùng các sắc dân đa dạng khác góp phần làm đẹp hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
 
 
Nguyên Hòa - Việt Báo
 
*
 
Về họa sĩ Michael Trần Thế Khôi và tác phẩm
 
Michael Trần Thế Khôi (sinh năm 1997, tuổi Sửu) là một nghệ sĩ liên ngành hiện đang sống tại Los Angeles/Quận Cam. Michael nhận bằng Cử nhân Mỹ thuật chuyên ngành Vẽ và Hội họa từ Đại học Tiểu bang California, Long Beach. Tác phẩm của Michael thể hiện bản dạng người Việt vô giới tính của anh với chiều sâu nội tâm trong bối cảnh của một sân chơi. Trong tác phẩm của mình, Michael đã đưa ra biểu tượng của một con bò như một bức chân dung tự họa của một bản ngã bị hiểu lầm; bất lực và bị mắc kẹt trong sân chơi của mình, và ghép các lớp hoa văn và sự lặp lại vào tác phẩm của mình để thao túng các không gian bên trong chủ thể và bối cảnh để tạo ra sự căng thẳng và rung động. Các hoa văn lặp đi lặp lại bắt nguồn từ một vòng luẩn quẩn mà người ta phải thoát ra hoặc đầu hàng nỗi sợ hãi.
 
 
Về họa sĩ Ann Phong và tác phẩm
 
 
 “Tôi đã vượt biển trốn thoát khỏi chế độ Cộng sản Việt Nam vào năm 1981 và định cư tại Hoa Kỳ. Làm việc bán thời gian và học toàn thời gian, tôi mất một thời gian dài để trở thành một nghệ sĩ. Tôi thể hiện sự trân trọng cuộc sống của mình qua nghệ thuật. Trong quá trình sáng tạo, tôi thích nhìn lại mình là ai trên trái đất này. Tôi thường nảy ra ý tưởng và bố cục cho những tác phẩm mới của mình trong những giờ phút lái xe đi làm giữa dòng xe cộ đông đúc. Ngồi trong xưởng vẽ, tôi nhớ lại những ý tưởng đó rồi phác họa chúng lên những tấm bố vải.”
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm 1816, khi nhà phát minh người Pháp, Joseph Nicephore Niepce thành công chế tạo ra chiếc máy ảnh bằng gỗ có gắn thấu kính, cũng là lúc nghề vẽ tranh truyền thần của những họa sĩ thời đó bắt đầu gặp nguy hiểm. Đến khi công nghệ chụp ảnh hoàn hảo hơn ra đời vào khoảng 1839, thì những người vẽ tranh chân dung dần dần… thất nghiệp.
Tuy than thở như vậy nhưng Nguyễn Vỹ theo cái nghiệp trong suốt bốn thập niên. Sau khi tốt nghiệp tiểu học ở quê, lên trung học Pháp-Việt ở Quy Nhơn (1924-1927), tham gia bãi khóa để tang nhà cách mạng Phan Châu Trinh nên bị đuổi học, phải ra Hà Nội học tiếp. Sau khi đậu tú tài toàn phần, Nguyễn Vỹ dạy học tại trường trung học Thăng Long, Hà Nội. Vừa dạy học, vừa làm thơ, viết văn, viết báo... Nguyễn Vỹ là tên thật, các bút hiệu khác: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền. Cuộc đời ông trải qua nhiều sóng gió và nghiệt ngã nhất với nghề báo.
Vào chiều ngày 3 tháng 9, 2024, tại rạp Frida Cinema, thành phố Santa Ana, Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) chính thức khởi động Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế 2024 (Viet Film Fest-VFF), sự kiện phim ảnh quốc tế thường niên lớn và lâu dài nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại.
Khán thính giả yêu nhạc Từ Công Phụng sẽ có dịp nghe nhạc, mua sách, gặp mặt, được ký tặng sách tại hai buổi chiều cuối tuần Thứ Bảy 21/09 và Chủ Nhật 22/09/2024, từ 2:00 PM đến 6:00 PM, tại Phòng Sinh Hoạt Báo Người Việt (14771 Moran St. Westminster) qua chương trình nhạc để giới thiệu Tuyển Tập Tình Khúc Từ Công Phụng. Đây là một tuyển tập bao gồm toàn bộ những tình khúc của Từ Công Phụng trước và sau 1975, cùng những bài viết về người nhạc sĩ tài hoa này từ người thân và bằng hữu.
Vào tối ngày Thứ Bảy 31 tháng 8 tới đây, tại sân khấu ngoài trời Garden Grove Amphitheater (12762 Main Street, Garden Grove CA 92843), Đài Truyền Hình SBTN, hội thiện nguyện Bên Em Đang Có Ta sẽ có một sự kiện đặc biệt dành cho những người yêu nhạc: Đại Hội Nhạc Trẻ Mùa Hè 2024 (SBTN Music Festival). Nhiều ca sĩ hải ngoại nổi tiếng sẽ có mặt để cống hiến một chương trình ca nhạc đặc sắc cho khán giả. Hai ca nhạc sĩ Sỹ Đan, Việt Khang đã có cuộc trả lời phỏng vấn ngắn với Việt Báo, chia sẻ tâm tình của mình về Đại Hội Nhạc Trẻ Mùa Hè 2024.
Trong số truyện ngắn của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, “Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều” trong tập truyện Gìn Vàng Giữ Ngọc có lẽ là tác phẩm được độc giả nhắc đến nhiều nhất. Dựa trên câu chuyện cơ cực có thật của chính gia đình mình trong thời toàn quốc kháng chiến chống Pháp, Doãn Quốc Sỹ đã kể lại với một cách nhìn nhân bản, kết thúc với đoạn văn được những người hâm mộ trích lại nhiều nhất: “…Ở thế giới thực dân tư bản người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn; ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua được bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành…”
Vương Trùng Dương, tên khai sinh là Trần Ngọc Dưỡng, sinh đầu tháng 2 năm 1945 (âm lịch tuổi Giáp Thân) tại Quảng Nam. Gia đình của Dương, từ lâu, định cư tại Chợ Được, một ngôi chợ khang trang nằm bên bờ sông Trường. Chợ cũng là bến ghe thuyền. Đò dọc theo sông dài, đò ngang qua bên kia sông là vùng ven biển Đông. Gần biển, những đêm mùa đông, trong chiếu chăn hãy còn nghe tiếng sóng biển ầm vang.
Nhà xuất bản nổi tiếng của Hoa Kỳ Barnes and Noble vừa phát hành cuốn hồi ký 500 trang của Kiều Chinh. Giới văn chương Mỹ gọi cô là nghệ sĩ lưu vong. Tra cứu trên Internet chúng ta thấy bản văn Anh ngữ nhà Barnes khen ngợi tác giả. Bản văn Việt Ngữ khen ngợi cô Kiều Chinh do nữ đại úy Phan của quân lực Mỹ viết. Cuốn hồi ký đặc biệt này đã ghi bán 30 đồng giấy thường và sách bìa cứng giá 40 đồng. Đại úy Phan là nữ quân nhân trẻ hiếm có đọc được cuốn hồi ký tiếng Việt đã ước mong rằng sẽ có phiên bản Anh Ngữ sớm phát hành.
Khi nói đến âm nhạc, người ta thường liên tưởng đến khái niệm về “tâm hồn” hay “cảm xúc”. Khi nói đến giáo dục lại thường liên kết với “trí tuệ”. Một bên là nghệ thuật, một bên là tri thức. Một bên là những chàng nghệ sĩ, một bên là những nhà mô phạm. Thực ra hai lĩnh vực này có nhiều khi đan lẫn, kết hợp với nhau. Âm nhạc là một ngành học với học vị lên tới tiến sĩ, không thua kém gì học bác sĩ, kỹ sư. Và khoa học đã chứng minh từ lâu rằng học âm nhạc góp phần phát triển khả năng trí tuệ toàn diện cho trẻ em.
Cuốn phim Từ Sài Gòn đến Điện biên Phủ cũng được ra mắt lần đầu tiên tại Hoa Kỳ. Phim do hãng Mỹ Vân hoàn tất tại Việt Nam trước 1975. Chưa từng chiếu được giữ lại trên 50 năm qua sẽ ra mắt đồng bào rất may mắn tại San Jose. Xin mời đến để gặp Kiều Chinh và Sài Gòn sau hơn nửa thế kỷ. Vào 1 giờ chiều thứ bẩy 27 tháng 7-2024 tại hội trường Santa Clara County
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.