Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Truyện Dịch Sang Tiếng Anh Preserving Values (Doãn Quốc Sỹ): Gìn Vàng Giữ Ngọc Cho Thế Hệ Con Cháu

09/08/202400:00:00(Xem: 3441)

preserving-values
Ảnh Doãn Hương
Quận Cam (VB) - Trong số truyện ngắn của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, “Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều” trong tập truyện Gìn Vàng Giữ Ngọc có lẽ là tác phẩm được độc giả nhắc đến nhiều nhất. Dựa trên câu chuyện cơ cực có thật của chính gia đình mình trong thời toàn quốc kháng chiến chống Pháp, Doãn Quốc Sỹ đã kể lại với một cách nhìn nhân bản, kết thúc với đoạn văn được những người hâm mộ trích lại nhiều nhất: “…Ở thế giới thực dân tư bản người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn; ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua được bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành…”

Vào mùa hè năm nay, gia đình Doãn Quốc Sỹ vừa hoàn thành việc dịch sang tiếng Anh tập truyện ngắn Gìn Vàng Giữ Ngọc, lấy tên sách là Preserving Values. Cuốn sách này đã được in những bản đầu tiên để phát cho con cháu trong gia đình. Nhân dịp này, Việt Báo đã có dịp phỏng vấn chị Doãn Kim Khánh (DKK), thứ nữ của nhà văn, về công việc dịch thuật tác phẩm này.

VB: Vì sao gia đình quyết định dịch sách của Doãn Quốc Sỹ sang tiếng Anh?

DKK: Mục tiêu đầu tiên là nhắm đến thế hệ cháu nội ngoại của ông. Đứa nào cũng biết ông viết văn, nhưng không đứa nào biết rõ ràng ông viết gì. Vì tụi trẻ ở Mỹ, Úc bây giờ thích coi xi nê hơn đọc sách; và nếu đọc thì thích đọc tiếng Anh hơn tiếng Việt. Trách nhiệm của thế hệ các con là bắt đầu mở cánh cửa vào kho tác phẩm rất đáng kể của ông. Dịch sách trước tiên là để giới thiệu cho 16 cháu nội ngoại và 7 chắt trong đại gia đình; sau đó là cho độc giả trong giới bạn bè thân hữu của giới trẻ. Và sau nữa là cho giới độc giả bên ngoài, những người vẫn còn quan tâm đến văn học Việt Nam trước 1975.

VB: Vì sao chị lại chọn dịch đầu tiên tác phẩm Gìn Vàng Giữ Ngọc?

DKK: Lý do đầu tiên là vì dó là một tập truyện ngắn dễ đọc, dễ "dụ" đám con cháu đọc. Ba chủ đề Tình Yêu, Chết và Hương Nhân Loại được đề cập trong bảy truyện ngắn sẽ dễ được đám trẻ quan tâm.

preseving-values-2
Tựa đề "Gìn Vàng Giữ Ngọc” mang tính dân tộc, vì nó được trích từ câu "Gìn vàng giữ ngọc cho hay" của cụ Nguyễn Du như một lời nhắn nhủ của cụ cho thế hệ sau. Đối với các con của ông, những chữ này gợi hình ảnh Bố mình, một người hiền lành nhưng cương trực, một người yêu quê hương nồng nàn nhưng vẫn bị 12 năm tù cộng sản với tội danh "phản quốc". Sau 12 năm tù, các con không hề nghe ông than van, trách móc một câu nào. Chỉ thỉnh thoảng mới nghe Bố cười xòa nói "Bố 2 lần tù, một lần 4 năm, một lần 8 năm. Trả nghiệp thế là đủ rồi, nay vui với con cháu!" Khi qua được bến bờ tự do, Bố tuyên bố gác bút vì "những gì cần viết đã viết !" Bố quả hiểu tường tận được chữ “tri túc”, biết đủ là đủ. Với các con, Bố chính là viên ngọc. Khi chọn dịch "Gìn Vàng Giữ Ngọc", tôi hy vọng “dịch” được viên ngọc ấy.

VB: Chị có thể kể lại tiến trình dịch cuốn sách này?
DKK: Dịch Gìn Vàng Giữ Ngọc là một "team work" của các con cháu của Bố Sỹ và Bác Sỹ. Tôi là người phác bản dịch đầu tiên. Sau đó tôi chuyển sang chị Hai (trưởng nữ) để chị so hai bản Việt và Anh rồi chỉnh sửa những chi tiết cần thiết. Chị là cư dân Sydney, Úc, thỉnh thoảng qua Calfornia thăm Bố và các em. Trong thời gian tôi khởi dịch Gìn Vàng Giữ Ngọc, chị có mặt ở Mỹ. Hai chị em làm việc trực tiếp với nhau, rất hữu hiệu. Chị để ý chi tiết giỏi, và khen chê kỹ năng dịch của tôi theo tinh thần rộng lượng của chị Hai. Khi khen thì chị nói: "Mày dịch khúc này tao thấy trôi chảy, không có vấn đề!" Có khi chị la làng: "Trời, bà dì ơi, thiếu nguyên một câu nè!" Hoặc: "Trời đất! người yêu cũ" mà gọi là "old girlfriend" nghe có vẻ qua đường quá. Tao dịch là ‘former sweetheart’". Tôi một lòng tin tưởng vào hai ngôn ngữ Anh và Việt của chị, và cách chị am hiểu hoàn cảnh sáng tác của Bố. Tôi chấp nhận hầu hết các gợi ý của chị. Khi chị về lại Úc, hai chị em làm việc qua điện thoại.

Đứa em họ, con của cô tôi, cũng là một người góp công dịch đáng kể. Trong giai đoạn cuối cùng, một người Mỹ chính cống, partner của cô em họ nhận trọng trách gọt dũa tiếng Anh cho được tự nhiên. Với tâm tính đơn giản, tôi cảm thấy hài lòng với team work của chúng tôi.

VB: Kỷ niệm nào vui, đáng nhớ nhất trong tiến trình dịch?

DKK: Không có sự kiện vui đặc biệt nào. Chỉ có một niềm vui triền miên bàng bạc trong suốt thời gian làm việc với nhau. Làm để truyền bá tác phẩm của một ông già hiền lành, thanh thản và đức độ thì ai mà không vui? Chúng tôi đều đồng ý mình làm việc không công, nhưng tất cả đều "with love" thì vất vả biết mấy cũng xứng đáng.

Cuối cùng, khi cuốn sách ra lò, ông già Bụt của chúng tôi kịp ký tặng các con cháu. Chữ ký nguệch ngoặc thấy mà thương, nhưng các con cháu chỉ cần có thế. 

VB: Chị có lời nhắn nhủ nào cho thế hệ con cháu, những người sắp đọc cuốn sách Preserving Values?

DKK: Xưa nay người ta vẫn biết con đường trung dung là con đường khó nhất nhưng đáng nể nhất. Ông già Bụt của chúng tôi vẫn bình tĩnh khi công an xông vào giữa đêm, lục tung các góc nhà rồi bắt ông đi. Khi được thả về lần thứ nhất vào năm 1980, ông không nhảy tưng với tự do vừa tạm được trả lại, mà bình tĩnh xếp hàng mua vé xe đò Pleiku-Sài Gòn khi đa số các vé đã bị dân chợ đen mua. Về đến hẻm nhà giữa đêm mà không tìm ra nhà mình, ông điềm tĩnh hỏi thăm một người trong một căn nhà còn đèn sáng. Các con hỏi chọc: "Có phải Bố hỏi 'Ông ơi, có biết nhà tôi đâu không?'” Ông già cười xoà đúng kiểu của riêng ông. Ông đúng là người đi con đường chính giữa. Các con cháu ông nếu thấm thía sự dung hòa ấy thì sẽ hưởng chút ánh sáng từ viên ngọc trong ông. 

Gìn vàng giữ ngọc cho hay!  Nguyễn Du dạy thế. Bố Sỹ cũng dạy thế. (VB)
 
Độc giả muốn mua sách Preserving Values trên online, xin vào đường link:
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khán thính giả yêu nhạc Từ Công Phụng sẽ có dịp nghe nhạc, mua sách, gặp mặt, được ký tặng sách tại hai buổi chiều cuối tuần Thứ Bảy 21/09 và Chủ Nhật 22/09/2024, từ 2:00 PM đến 6:00 PM, tại Phòng Sinh Hoạt Báo Người Việt (14771 Moran St. Westminster) qua chương trình nhạc để giới thiệu Tuyển Tập Tình Khúc Từ Công Phụng. Đây là một tuyển tập bao gồm toàn bộ những tình khúc của Từ Công Phụng trước và sau 1975, cùng những bài viết về người nhạc sĩ tài hoa này từ người thân và bằng hữu.
Vào tối ngày Thứ Bảy 31 tháng 8 tới đây, tại sân khấu ngoài trời Garden Grove Amphitheater (12762 Main Street, Garden Grove CA 92843), Đài Truyền Hình SBTN, hội thiện nguyện Bên Em Đang Có Ta sẽ có một sự kiện đặc biệt dành cho những người yêu nhạc: Đại Hội Nhạc Trẻ Mùa Hè 2024 (SBTN Music Festival). Nhiều ca sĩ hải ngoại nổi tiếng sẽ có mặt để cống hiến một chương trình ca nhạc đặc sắc cho khán giả. Hai ca nhạc sĩ Sỹ Đan, Việt Khang đã có cuộc trả lời phỏng vấn ngắn với Việt Báo, chia sẻ tâm tình của mình về Đại Hội Nhạc Trẻ Mùa Hè 2024.
Vương Trùng Dương, tên khai sinh là Trần Ngọc Dưỡng, sinh đầu tháng 2 năm 1945 (âm lịch tuổi Giáp Thân) tại Quảng Nam. Gia đình của Dương, từ lâu, định cư tại Chợ Được, một ngôi chợ khang trang nằm bên bờ sông Trường. Chợ cũng là bến ghe thuyền. Đò dọc theo sông dài, đò ngang qua bên kia sông là vùng ven biển Đông. Gần biển, những đêm mùa đông, trong chiếu chăn hãy còn nghe tiếng sóng biển ầm vang.
Nhà xuất bản nổi tiếng của Hoa Kỳ Barnes and Noble vừa phát hành cuốn hồi ký 500 trang của Kiều Chinh. Giới văn chương Mỹ gọi cô là nghệ sĩ lưu vong. Tra cứu trên Internet chúng ta thấy bản văn Anh ngữ nhà Barnes khen ngợi tác giả. Bản văn Việt Ngữ khen ngợi cô Kiều Chinh do nữ đại úy Phan của quân lực Mỹ viết. Cuốn hồi ký đặc biệt này đã ghi bán 30 đồng giấy thường và sách bìa cứng giá 40 đồng. Đại úy Phan là nữ quân nhân trẻ hiếm có đọc được cuốn hồi ký tiếng Việt đã ước mong rằng sẽ có phiên bản Anh Ngữ sớm phát hành.
Khi nói đến âm nhạc, người ta thường liên tưởng đến khái niệm về “tâm hồn” hay “cảm xúc”. Khi nói đến giáo dục lại thường liên kết với “trí tuệ”. Một bên là nghệ thuật, một bên là tri thức. Một bên là những chàng nghệ sĩ, một bên là những nhà mô phạm. Thực ra hai lĩnh vực này có nhiều khi đan lẫn, kết hợp với nhau. Âm nhạc là một ngành học với học vị lên tới tiến sĩ, không thua kém gì học bác sĩ, kỹ sư. Và khoa học đã chứng minh từ lâu rằng học âm nhạc góp phần phát triển khả năng trí tuệ toàn diện cho trẻ em.
Cuốn phim Từ Sài Gòn đến Điện biên Phủ cũng được ra mắt lần đầu tiên tại Hoa Kỳ. Phim do hãng Mỹ Vân hoàn tất tại Việt Nam trước 1975. Chưa từng chiếu được giữ lại trên 50 năm qua sẽ ra mắt đồng bào rất may mắn tại San Jose. Xin mời đến để gặp Kiều Chinh và Sài Gòn sau hơn nửa thế kỷ. Vào 1 giờ chiều thứ bẩy 27 tháng 7-2024 tại hội trường Santa Clara County
Vào chiều Chủ Nhật cuối Tháng Sáu, khoảng hơn 400 khán giả đã ngồi chật khán phòng của Huntington Beach Central Library Theater để cổ vũ cho các tài năng âm nhạc trẻ gốc Việt trong chương trình nhạc Emê Concert 2, chủ đề “I Wish It So”.
Thỉnh thoảng có một ngày vui. Gặp nhau trong thân tình, được bày lộ nỗi lòng, nâng ly rượu giao hòa. Đó là buổi ra mắt tập thơ của Họa sĩ Khánh Trường. Chiều, của một ngày cuối cùng tháng Sáu, 2024. Trời Nam Cali mát dịu. Tôi và Kim đến rất đúng giờ nhưng phòng họp đã đầy chật bằng hữu. Tấm lòng yêu mến Khánh Trường quả là rõ thực. Tay này đa tài trên khắp nẻo, hội họa, văn chương, báo chí, cả ngang tàng một cõi thời trai trẻ. Bỗng đủ thứ bệnh tật đến rần rần như rủ nhau đi xem hội. Trên hai mươi năm nay ung thư thanh quản, hộc máu, tắt tiếng, đột quỵ, ngồi xe lăn, bại thận, mỗi tuần bị lụi kim, kim bự tổ chảng, vào người thay máu hai lần. Nhìn hai cổ/ cánh tay của Khánh Trường, từng đụn da thịt gồ lên thấp xuống, như cái dãy… Trường sơn thu nhỏ.
Nhà thơ Đỗ Quý Toàn nói về Khánh Trường-nhà thơ đã không quên nhắc lại “Khánh Trường là người làm được rất nhiều thứ, không những ông là họa sĩ, nhà thơ, mà ông viết văn rất hay. Tôi rất thích đọc truyện Khánh Trường. Nhưng điều tôi phục nhất là Khánh Trường của Hợp Lưu. Khánh Trường của nguyên tắc làm theo ý mình, trái ý thiên hạ. Người ta cho là anh ta phản kháng hay nổi loạn, nhưng theo tôi, KT chỉ làm cái gì mình cho là đúng, hay, phải làm. Tôi rất khâm phục.”
Ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng” là ca khúc thứ hai của nhạc sĩ Thanh Sơn, sau ca khúc “ Tình học sinh” ra đời năm 1962, song bị... chìm lĩm, chẳng một ai chú ý? Năm 1983, trả lời phỏng vấn của chương trình Paris By Night, nhạc sĩ Thanh Sơn kể về sự ra đời của ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”, sau 20 năm ra đời, đã được hàng triệu người kể cả miền Bắc sau này ưa thích. Đó là vào năm 1953, ông học chung lớp với người bạn nữ tên là “Nguyễn Thị Hoa Phượng”, hè năm ấy, người bạn gái cùng gia đình chuyển về Sài Gòn, ông có hỏi cô bạn: “Nếu nhớ nhau mình sẽ làm sao?”, cô bạn mĩm cười trả lời đại ý là “ Cứ mỗi năm đến hè, nhớ đến nhau, anh cứ nhìn hoa phượng nở cho đỡ nhớ bởi tên em là Hoa Phượng...”, và đó cũng là “đề tài” mà ông ấp ủ để 10 năm sau, khi đó cô bạn gái ngày xưa chắc đã... vu qui rồi?