Hôm nay,  

Boy Erased: Từ Phim Ảnh Đến Thực Trạng Của Người Đồng Tính Tại Các Tiểu Bang Bảo Thủ

20/10/202300:00:00(Xem: 1076)
bìa sách boy erase a memoir
bìa sách boy erase a memoir
 
“…Ôi chuyện thật mà tưởng như thần thoại
Mà tưởng như ác mộng bi ai…” (Nguyễn Chí Thiện)

Ở nước Mỹ hiện nay, các chính trị gia đang chia rẽ, đấu đá, tranh phiếu cử tri về những vấn đề tưởng như là “chuyện nhỏ” ở các quốc gia văn minh khác. Thí dụ như vấn đề về quyền của người đồng tính.

Ở nước Mỹ tự do dân chủ nhất thế giới ngày nay vẫn xảy ra tình trạng đối xử tàn nhẫn, kém văn minh đối với những người đồng tính. Nhiều người khi nghe điều này sẽ không tin đó là sự thật. “Làm sao chuyện đó có thể xảy ra ở xứ sở văn minh này!?” Nhưng sự thật dù khó tin nhưng vẫn là sự thật. Nhất là khi nó được kể lại từ những nhân chứng sống, rồi sau đó được in thành sách, chuyển thể thành phim ảnh.

Boy Erased, một bộ phim hiện đang có trên NetFlix, dựa trên câu chuyện có thật xảy ra ngay trong thế kỷ 21. Phim được chính thức phát hành từ năm 2018. Kịch bản phim dựa trên cuốn hồi ký “Boy Erased: A Memoir” của tác giả  Garrard Conley, kể lại câu chuyện thời niên thiếu của chính mình. Phim có sự góp mặt của những tài tử gạo cội, nổi tiếng như Nicole Kidman, Russell Crowe… 

Nhân vật chính trong phim là Jared Eamons (Lucas Hedges), con trai một nhà truyền giáo Baptist (Russell Crowe) ở Arkansas, sống trong một cộng đồng nhỏ hết sức ngoan đạo. Đến tuổi thanh niên, Jared nhận ra mình là người đồng tính, và nói điều này với cha mẹ của mình. Vì niềm tin tôn giáo của gia đình và cộng đồng, cha mẹ Jared quyết định gởi anh đến một trung tâm chuyển đổi đồng tính “Love in Action” ở Memphis, Tennessee.

Victor Sykes, người phụ trách trị liệu của trung tâm nói với những người đồng tính rằng đồng tính là một sự lựa chọn, bị ảnh hưởng do việc dạy dỗ con cái kém của các bậc phụ huynh. Trung tâm này sử dụng những biện pháp đạo đức khắc nghiệt, duy ý chí, thậm chí sẵn sàng làm nhục những người đồng tính, vì tin rằng những biện pháp này sẽ chuyển họ trở lại thành những người “bình thường”. Kết quả bi thảm là một học viên đã tự tử, vì không thể chịu đựng được sự làm nhục cá nhân trước mặt những người khác.

Jared đã gọi điện thoại cho mẹ (Nicole Kidman), xin bà đưa mình ra khỏi trung tâm này, vì nhận ra rằng những liệu pháp ở đó là phi nhân tính, không giúp ý gì cho những người đồng tính. Mẹ của Jared cũng nhận ra những phương pháp trị liệu của “Love in Action” không hề được chứng nhận bởi những cơ quan y tế hữu trách. Bà bắt đầu chấp nhận về sự thật con mình là người đồng tính, rồi sau đó thuyết phục chồng mình làm điều tương tự.

Sau đó, Jared về sống ở thành phố New York cùng một người bạn trai. Anh viết một bài báo vạch trần sự thật về chương trình “Love In Action”. Jared trở về nhà ở Arkansas để thuyết phục cha mình đọc bài báo này, và nói với cha rằng chính ông mới là người phải thay đổi chứ không phải Jared.

Cuối bộ phim có đưa ra những hình ảnh thật ngoài đời của những nhân vật trong phim. Theo báo cáo, có khoảng 700,000 đồng tính đã bị ảnh hưởng bởi hành động của các trung tâm chuyển đổi đồng tính.

boy-erased-film

Một số khán giả gốc Việt khi xem phim nhận xét rằng những gì diễn ra trong tại trung tâm “Love In Action” không khác mấy so với những trại tù “học tập cải tạo” mà CSVN đã dùng để “cải huấn” quân nhân, viên chức VNCH sau 1975. Và ngay ở một xứ sở độc tài, không có tự do dân chủ như Việt Nam, người đồng tính cũng không bị đối xử tệ hại như ở Mỹ!

Theo tạp chí www.rollingstone.com, trong năm 2023, nhiều tiểu bang bảo thủ đã đưa ra nhiều dự luật chống lại cộng đồng LGBTQ, nhiều hơn bất kỳ năm nào khác trong lịch sử Hoa Kỳ. Tổ chức Movement Advancement Project (MAP), một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận độc lập, ước tính có khoảng 700 dự luật đã được đệ trình trong năm 2023 nhằm tìm cách tước bỏ các quyền và sự bảo vệ đối với cộng đồng LGBTQ. Trong số này hơn 75 dự luật đã được thông qua, phần lớn nhắm vào thanh thiếu niên chuyển giới. Thí dụ, 15 tiểu bang đã ban hành các hạn chế về chăm sóc y tế xác định giới tính cho trẻ vị thành niên chuyển giới dưới 18 tuổi, bao gồm Georgia, Missouri, Nebraska và West Virginia...

Vẫn theo MAP, một số nhóm cực đoan cánh hữu và vận động hành lang được tài trợ cực kỳ tốt, phối hợp làm việc cùng nhau trong nhiều năm để thúc đẩy chương trình nghị sự về chính sách chống lại cộng đồng LGBTQ trên toàn quốc. MAP xếp hạng năm tiểu bang có nhiều hành động thù địch nhắm vào cộng đồng LGBTQ nhất: Montana, Florida, North Dakota, Arkansas và Tennessee. 

Vì sao một số tiểu bang tại Hoa Kỳ lại có nhiều hành động pháp lý chống lại cộng đồng LGBTQ? Nguyên nhân chính vẫn là quan niệm bảo thủ và niềm tin tôn giáo của người dân và các nhà lập pháp tại các tiểu bang này. Quan điểm và thái độ đối với cộng đồng LGBTQ rất khác nhau trong các tổ chức tôn giáo. Trong khi một số nhà thờ, nhóm tôn giáo sẵn sàng chấp nhận các cá nhân LGBTQ, một số khác vẫn có quan điểm bảo thủ, xem người đồng tính là một tội lỗi. Có thể kể một số tổ chức tôn giáo có quan điểm bảo thủ truyền thống về LGBTQ: Giáo hội Công giáo La Mã, Southern Baptist Convention, Orthodox Judaism, Hồi Giáo…

Cũng cần nói thêm rằng trong bất kỳ truyền thống tôn giáo nào cũng có sự đa dạng, và nhiều cách giải thích về niềm tin. Nhiều tổ chức và các nhà lãnh đạo tôn giáo đang có xu hướng chấp nhận cộng đồng LGBTQ. Một số các giáo phái trong Cơ Đốc Giáo, Do Thái giáo cũng cởi mở hơn về vấn đề đồng tính.
Điển hình nhất là Đức Giáo Hoàng Francis, người được cho là có quan điểm ôn hòa và nhân ái về các vấn đề LGBTQ. Mặc dù không thay đổi giáo lý chính thức của Giáo Hội Công Giáo La Mã, Đức Thánh Cha Francis nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối xử với người đồng tính bằng sự tôn trọng và lòng trắc ẩn. Trang mạng của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) https://www.hrc.org/ có trích dẫn một số phát biểu của Ngài về vấn đề liên quan đến cộng đồng LGBTQ:

-          Vào tháng 07/2013, trong một buổi trao đổi với giới báo chí, khi được hỏi về các linh mục đồng tính, Ngài trả lời: “Nếu họ (các linh mục đồng tính) chấp nhận Chúa và có thiện chí, thì tôi là ai mà phán xét họ?... Họ không nên bị gạt ra ngoài lề xã hội... Họ là anh em của chúng ta…"

-          Vào tháng 12/2014, trong một cuộc phỏng vấn với La Nacion, một tờ báo bảo thủ hàng đầu ở Argentina, Đức Giáo Hoàng đã gởi một thông điệp đến các bậc cha mẹ có con cái LGBTQ: “…Chúng ta phải tìm cách giúp người cha hoặc người mẹ  đứng về phía con trai hoặc con gái (LGBTQ) của họ...”

-          Vào tháng 03/2015, trong một chuyến viếng thăm Naples, Đức Giáo Hoàng đã ăn trưa với 90 tù nhân, trong đó có 10 người là đồng tính, chuyển giới hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. Ngài đã phát biểu rằng: “…Đôi khi các con cảm thấy thất vọng, chán nản, bị mọi người bỏ rơi. Nhưng Thiên Chúa không quên con cái của Ngài, Ngài không bao giờ bỏ rơi họ! Ngài luôn ở bên cạnh chúng ta, đặc biệt trong những lúc thử thách...”

Suy cho cùng, niềm tin tôn giáo nào cũng dẫn đến tình yêu thương dành cho con người. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với đài truyền hình NPR, tác giả  Garrard Conley của cuốn hồi ký “Boy Erased: A Memoir” nhắn nhủ với độc giả rằng sau khi được chấp nhận là người đồng tính,  ông trở thành chính mình hơn bao giờ hết. Thật khó khăn để tiếp tục chia sẻ câu chuyện thương tâm của chính mình nhiều lần, vì phải hồi tưởng lại vết thương trong quá khứ. Nhưng ông lớn lên trong một gia đình theo Cơ Đốc Giáo, được dạy rằng nên cố gắng giúp đỡ người khác trở nên nhân ái hơn. Đó là những điều tốt lành từ Cơ Đốc Giáo mà ông vẫn yêu quí đến ngày hôm nay. Đó là những gì mà ông đang cố gắng làm trong đời sống hằng ngày…
 
Nguồn Tham khảo:
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bạn có thể gọi Arnaud Nazare-Aga là một nhà điêu khắc, hay một lạt ma vào đời, hay đơn giản, là một nghệ sĩ và là một cư sĩ. Một thời anh đã ngồi trong tu viện để tạc các pho tượng Phật, tượng Bồ Tát, các trụ điêu khắc, và rồi anh rời tu viện để bước vào đời, trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng trong thế giới tượng hình. Nói kiểu tóm gọn theo văn phong báo chí thường gặp là: một nghệ sĩ Phật tử người Pháp. Nhưng cuộc đời anh đầy những cơ duyên kỳ lạ. Bài viết này tổng hợp từ nhiều báo, trong đó có Forbes, Time Out, Thai PBS World, The Phuket News... Lời tự giới thiệu của nhà điêu khắc Arnaud Nazare-Aga chỉ đơn giản vài đoạn trên trang nhà riêng. Sinh năm 1965 tại Paris, Arnaud Nazare-Aga đã sinh khởi niềm đam mê với kiến trúc và điêu khắc hiện đại từ khi còn thơ ấu. Anh thường xuyên đi thăm viện bảo tàng cùng ba mẹ. Anh được giáo dục trong một cộng đồng Phật giáo Tây Tạng ở vùng Burgundy, miền Đông nước Pháp, và học nghề đúc tượng thạch cao nơi đây.
Được sáng tạo bởi Disney Theatrical Productions (dưới sự chỉ đạo của Thomas Schumacher), vở nhạc kịch The Lion King được trình diễn lần đầu trên sân khấu Broadway vào ngày 13 tháng 11 năm 1997 và đã đón hơn 112 triệu khán giả trên khắp thế giới đến thưởng thức. Sự kiện nhạc kịch mang tính bước ngoặt này quy tụ một trong những đội ngũ sáng tạo giàu trí tưởng tượng nhất tại sân khấu Broadway. Julie Taymor, đạo diễn từng đoạt giải Tony Award®, đã mang đến một câu chuyện tràn đầy hy vọng và phiêu lưu trên phông nền kỳ thú với những hình ảnh tuyệt đẹp. The Lion King cũng sử dụng một số bản nhạc quen thuộc nhất của Broadway do các nghệ sĩ từng đoạt giải Tony Award là Elton John và Tim Rice sáng tác. The Lion King không giống như bất kỳ vở nhạc kịch nào khác.
Bị những kẻ mơ làm ca sĩ dai dẳng tra tấn trong cảnh sống chung chạ ở trại tỵ nạn nên tôi đã, như một hình thức phản vệ, tập cho mình thói quen thưởng thức bằng lỗ tai phân tích, chủ yếu trên khía cạnh ngôn từ...
Ann Phong triển lãm tranh ở Quận Cam, tôi bay qua tham dự. Xem tranh trừu tượng là xem tranh bằng tưởng tượng. Tôi là người sống bằng tưởng tượng. Xem tranh Ann Phong, không chỉ xem cái đẹp, xem nét đặc thù của nữ họa sĩ này, nhưng để sau cùng là xem chính “tôi trong quá trình tưởng tượng từ dãy tranh.” Luhraw viết: “Trước đây tôi chỉ có thể đoán chừng mình là ai. Giờ đây, nhờ nghệ thuật, tôi biết mình là ai.” (Quote.) Có nhiều đêm mất ngủ, tôi thường lên mạng xem tranh, đôi khi, ngủ nhờ trong phòng tranh ảo của Ann Phong. Những khi suy nghĩ về sự hiện sinh của con người, của bản thân, tôi thường tự dẫn mình đến một số tranh của Ann Phong theo quan điểm “Dấu người trên đất.” Tôi yêu thích loạt tranh này, vì Ann Phong nói lên những điều bằng họa, mà tôi chưa thể nói hết những suy nghĩ qua thơ.
Trưa Chủ Nhật, 8 tháng 10 năm 2023, tại đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove, Quận Cam đã diễn ra chương trình Ngọc Trong Tim kỳ 15, với phần trình diễn của các nghệ sĩ khuyết tật đến từ nhiều nơi...
Với một người lãnh đạo có cả tâm, tài và niềm đam mê, với một ban điều hành tâm huyết với nền văn học-nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại, với những thiện nguyện luôn sát cánh trong gần hai thập kỷ, có vẻ như VFF đã sẵn sàng đi tiếp thêm 20 năm nữa...
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh năm 1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trong gia đình theo đạo Tin Lành. Nhập học lớp Đệ Thất vào năm 1944 lúc 14 tuổi tại trường Bưởi...
Nhạc sĩ Y Vũ vừa qua đời tại Sài Gòn ngày 28-9-2023 hưởng thọ 83 tuổi (1940-2023); báo chí lại đặt vấn đề ai là tác giả thật sự của ca khúc nổi tiếng Tôi Đưa Em Sang Sông...
Sáng nay trên trang Facebook, ca sĩ Bảo Yến báo tin nhạc sĩ Quốc Dũng vừa ra đi ngày 24-9-2023. Khoảng mười mấy năm trước Quốc Dũng có sang Hoa Kỳ và ghé ở nhà người quen ở San Jose. Tôi chở Quốc Dũng ra quán cà phê Dạ Thảo, ngồi nghe anh kể chuyện văn nghệ. Anh nói rằng lần này sang Mỹ và sẽ xuống Quận Cam để gặp một nhạc sĩ nổi tiếng mà Quốc Dũng ngưỡng mộ. Bạn có biết người nhạc sĩ đó là ai không- tôi thoáng suy nghĩ- thì ra đó là nhạc sĩ Lam Phương!
Đối với nhiều người Việt tị nạn sinh sống tại hải ngoại, giữ gìn và quảng bá nền văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Việt tị nạn là một sứ mạng tinh thần quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ này không hề dễ, bởi vì các hoạt động văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại thường không sinh lợi, chưa kể công sức tiền của bỏ vào xiết kể. Những người làm văn hóa cần phải có tâm, có sự kiên trì, cả sự gan lì để thực hiện sứ mệnh của mình. Duy trì được những sự kiện văn hóa tại hải ngoại kéo dài đến 20 năm có thể được xem là một thành tích đáng kể. Và năm nay, Đại Hội Liên Hoan Phim Ảnh Việt Nam Quốc Tế “Viet Film Fest” bước vào mốc 20 năm, đánh dấu một đoạn đường dài phục vụ cộng đồng. Ngoài việc hỗ trợ và quảng bá những tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt trên thế giới, Viet Film Fest quảng bá phim mang đề tài về con người hoặc văn hóa Việt Nam do những đạo diễn không phải gốc Việt thực hiện.
Hơn ba năm sau khi bị đánh cắp ở Laren, bức tranh ‘The Parsonage garden at Nuenen in Spring’ (tạm dịch: Vườn Nhà Mục Sư ở Nuenen vào Xuân) của Van Gogh đã được tìm lại. Việc trả lại được thực hiện bởi thám tử tư nhân người Hà Lan Arthur Brand.
Khi nói về nền âm nhạc Việt Nam thời hiện đại, không thể không nhắc đến nhạc sĩ Phạm Duy. Đã có quá nhiều mỹ từ mà giới yêu nhạc Việt Nam sử dụng khi nói về ông: người nhạc sĩ của thế kỷ, phù thủy âm nhạc, cây đại thụ của ca khúc Việt Nam… Cũng vì thế, viết và nói về nhạc sĩ Phạm Duy là một điều khó, vì đã có quá nhiều người phân tích từ đủ mọi góc cạnh. Từ những nhà phê bình âm nhạc, cho đến bạn bè của ông là những văn nghệ sĩ, hay những người mến mộ. Họ viết về cuộc đời nổi trôi theo vận nước Việt Nam của Phạm Duy, về giai điệu và ca từ Phạm Duy, về khả năng sáng tác bền bỉ của người nhạc sĩ thiên tài…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.