Hôm nay,  

Văn nghệ Ngọc Trong Tim Kỳ 15 – Ấm áp tình thương

11/10/202313:55:00(Xem: 1274)
Sinh hoạt cộng đồng

IMG_8632
Các nghệ sĩ cùng hát cuối chương trình.


Trưa Chủ Nhật, 8 tháng 10 năm 2023, tại đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove, Quận Cam đã diễn ra chương trình Ngọc Trong Tim kỳ 15, với phần trình diễn của các nghệ sĩ khuyết tật đến từ nhiều nơi như Tuấn Kiệt, Quỳnh Trâm  (Minnesota), Hàn Mỹ (Kansas), Minh Thái (Việt Nam), Nguyễn Quý (Winnipeg, Canada), Nguyễn Quỳnh Mai (San Jose), Nguyễn Đức Đạt (Quận Cam).
    Phần phụ diễn có các tiếng hát Mai Lệ Huyền, Anh Khoa, Diễm Liên, Kim Anh, Thành Lễ, Amy Nitao ...
    Chương trình Ngọc Trong Tim ra đời ngày 9 tháng 9 năm 2009 với ba nhân vật trụ cột là Minh Ngọc, Bích Ngọc , Giáng Ngọc;  cùng với một nhóm gồm Như Quỳnh , Thành Lễ, Nguyễn Đức Đạt, Amy Nitao...
    Minh Ngọc tức là nhà văn nữ Nguyễn Thị Minh Ngọc, người đặt tên Ngọc Trong Tim cho chương trình này. Chị mong ước các người trẻ khuyết tật sẽ tiếp tục tham dự Ngọc Trong Tim hằng năm và các nhà hảo tâm tiếp tục giúp đỡ để cho họ có dịp trình diễn tài năng ca nhạc.
    Chị Bích Ngọc đã qua đời, Giáng Ngọc là một MC ca nhạc nổi tiếng.  
    Ngọc Trong Tim là một hội thiện nguyện có giấy phép của chính quyền. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Tuấn ở San Jose và phu nhân Quỳnh Mai bị khiếm thị cũng là một trong những nhà bảo trợ chương trình từ nhiều năm nay. Cả hai cùng song ca bản Chân Tình, sáng tác Trần Lê Quỳnh làm khán giả xúc động vì cảm nhận được mối tình của người chồng dành cho người vợ khiếm thị.
    Trong số khán giả có chị Nguyên Nhung, ngồi trên xe lăn thưởng thức những tài năng khuyết tật. Chị cũng biết đàn và hát nhưng chưa có dịp trình diễn và chị bày tỏ niềm vui được dự buổi văn nghệ này.
    Trong 17 tiết mục văn nghệ phong phú vừa tân nhạc vừa cải lương ( trích đoạn tuồng Tiếng Hạc Trong Trăng với Tuấn Châu và Quỳnh Trâm (khuyết tật). Đặc biệt nhạc sĩ khiếm thị Nguyễn Đức Đạt có tới 3 nhạc phẩm được trình diễn đêm này : Khi Tôi Là Tôi (Kim Anh hát), Yêu Đời Đời Sẽ Yêu Ta (Thành Lộc hát), Vì Một Chữ Yêu do chính tác giả đàn hát.
    Chương trình khép lại với tiếng hát Thành Lộc trên màn hình, các nghệ sĩ cùng đứng trên sân khấu hát phụ họa, trong y phục do Minh Thái đến từ Việt Nam thiết kế.
    Ban tổ chức cho biết vì lý do thủ tục giấy tờ nhập cảnh vào Hoa Kỳ khó khăn; cho nên năm nay chỉ có một mình nghệ sĩ khuyết tật Minh Thái (mất một cánh tay) qua dự mà thôi.
    Trong số người khuyết tật trình diễn có Nguyễn Quý đến từ thành phố Winnipeg, Canada; đi cùng mẹ của em là chị Phượng Trắng. Cả hai mẹ con náo nức vì lần đầu ghé thăm Quận Cam, nơi có nhiều sinh hoạt nghệ thuật của cộng đồng Việt Nam.
    Đêm văn nghệ Ngọc Trong Tim Kỳ 15 ( 2009-2023) do hai MC duyên dáng Nguyễn Hoàng Dũng và Diệu Quyên giới thiệu. Trong ban tổ chức có ca sĩ Thành Lễ và chị Amy Nitao là những người năng động nhất. Dân biểu California là Tạ Đức Trí tặng bằng khen cho ban tổ chức Ngọc Trong Tim Kỳ 15.
    Đêm văn nghệ trưa chủ nhật 8 tháng 10, 2023 còn có tên là Huyền Thoại Ngọc; chữ Ngọc có vẽ hình trái tim; cho nên còn hiểu là Ngọc Trong Tim.
    Những người khuyết tật thì họ phát triển tài năng bằng những bộ phận khác của cơ thể như mù mắt thì rất thính tai; liệt đôi chân thì đôi tay mạnh mẽ hơn cũng như đầu óc sắc xảo hơn...
    Trong chương trình Talent Show của truyền hình Mỹ, khán giả vừa xem tài nhào lộn của một người cụt cả đôi chân; năm xưa ở Việt Nam, một đoàn xiệc có màn biểu diễn do một người cụt hai tay mà dùng đôi chân kẹp cái nia để sàng gạo rất khéo léo.
    Chương trình Ngọc Trong Tim với mục đích tạo cơ hội cho các người khuyết tật trình diễn nghệ thuật và khám phá những năng khiếu của họ mà đời chưa biết tới. Buổi văn nghệ Ngọc Trong Tim kỳ 15, năm 2023, được trực tiếp truyền hình trên đài SBTN. Khán giả thưởng thức thoải mái và ra về với niềm xúc động xen lẫn nghệ thuật về những nghệ sĩ khuyết tật trình diễn trong buổi này.

Huỳnh Phong Dinh
 
Hình ảnh:

IMG_8474

Quang cảnh buổi văn nghệ.

 

IMG_8580

Dân biểu Tạ Đức Trí tặng bằng khen ban tổ chức Ngọc Trong Tim.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bạn có thể gọi Arnaud Nazare-Aga là một nhà điêu khắc, hay một lạt ma vào đời, hay đơn giản, là một nghệ sĩ và là một cư sĩ. Một thời anh đã ngồi trong tu viện để tạc các pho tượng Phật, tượng Bồ Tát, các trụ điêu khắc, và rồi anh rời tu viện để bước vào đời, trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng trong thế giới tượng hình. Nói kiểu tóm gọn theo văn phong báo chí thường gặp là: một nghệ sĩ Phật tử người Pháp. Nhưng cuộc đời anh đầy những cơ duyên kỳ lạ. Bài viết này tổng hợp từ nhiều báo, trong đó có Forbes, Time Out, Thai PBS World, The Phuket News... Lời tự giới thiệu của nhà điêu khắc Arnaud Nazare-Aga chỉ đơn giản vài đoạn trên trang nhà riêng. Sinh năm 1965 tại Paris, Arnaud Nazare-Aga đã sinh khởi niềm đam mê với kiến trúc và điêu khắc hiện đại từ khi còn thơ ấu. Anh thường xuyên đi thăm viện bảo tàng cùng ba mẹ. Anh được giáo dục trong một cộng đồng Phật giáo Tây Tạng ở vùng Burgundy, miền Đông nước Pháp, và học nghề đúc tượng thạch cao nơi đây.
Được sáng tạo bởi Disney Theatrical Productions (dưới sự chỉ đạo của Thomas Schumacher), vở nhạc kịch The Lion King được trình diễn lần đầu trên sân khấu Broadway vào ngày 13 tháng 11 năm 1997 và đã đón hơn 112 triệu khán giả trên khắp thế giới đến thưởng thức. Sự kiện nhạc kịch mang tính bước ngoặt này quy tụ một trong những đội ngũ sáng tạo giàu trí tưởng tượng nhất tại sân khấu Broadway. Julie Taymor, đạo diễn từng đoạt giải Tony Award®, đã mang đến một câu chuyện tràn đầy hy vọng và phiêu lưu trên phông nền kỳ thú với những hình ảnh tuyệt đẹp. The Lion King cũng sử dụng một số bản nhạc quen thuộc nhất của Broadway do các nghệ sĩ từng đoạt giải Tony Award là Elton John và Tim Rice sáng tác. The Lion King không giống như bất kỳ vở nhạc kịch nào khác.
Bị những kẻ mơ làm ca sĩ dai dẳng tra tấn trong cảnh sống chung chạ ở trại tỵ nạn nên tôi đã, như một hình thức phản vệ, tập cho mình thói quen thưởng thức bằng lỗ tai phân tích, chủ yếu trên khía cạnh ngôn từ...
Ann Phong triển lãm tranh ở Quận Cam, tôi bay qua tham dự. Xem tranh trừu tượng là xem tranh bằng tưởng tượng. Tôi là người sống bằng tưởng tượng. Xem tranh Ann Phong, không chỉ xem cái đẹp, xem nét đặc thù của nữ họa sĩ này, nhưng để sau cùng là xem chính “tôi trong quá trình tưởng tượng từ dãy tranh.” Luhraw viết: “Trước đây tôi chỉ có thể đoán chừng mình là ai. Giờ đây, nhờ nghệ thuật, tôi biết mình là ai.” (Quote.) Có nhiều đêm mất ngủ, tôi thường lên mạng xem tranh, đôi khi, ngủ nhờ trong phòng tranh ảo của Ann Phong. Những khi suy nghĩ về sự hiện sinh của con người, của bản thân, tôi thường tự dẫn mình đến một số tranh của Ann Phong theo quan điểm “Dấu người trên đất.” Tôi yêu thích loạt tranh này, vì Ann Phong nói lên những điều bằng họa, mà tôi chưa thể nói hết những suy nghĩ qua thơ.
Ở nước Mỹ hiện nay, các chính trị gia đang chia rẽ, đấu đá, tranh phiếu cử tri về những vấn đề tưởng như là “chuyện nhỏ” ở các quốc gia văn minh khác. Thí dụ như vấn đề về quyền của người đồng tính. Ở nước Mỹ tự do dân chủ nhất thế giới ngày nay vẫn xảy ra tình trạng đối xử tàn nhẫn, kém văn minh đối với những người đồng tính. Nhiều người khi nghe điều này sẽ không tin đó là sự thật. “Làm sao chuyện đó có thể xảy ra ở xứ sở văn minh này!?” Nhưng sự thật dù khó tin nhưng vẫn là sự thật. Nhất là khi nó được kể lại từ những nhân chứng sống, rồi sau đó được in thành sách, chuyển thể thành phim ảnh.
Với một người lãnh đạo có cả tâm, tài và niềm đam mê, với một ban điều hành tâm huyết với nền văn học-nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại, với những thiện nguyện luôn sát cánh trong gần hai thập kỷ, có vẻ như VFF đã sẵn sàng đi tiếp thêm 20 năm nữa...
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh năm 1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trong gia đình theo đạo Tin Lành. Nhập học lớp Đệ Thất vào năm 1944 lúc 14 tuổi tại trường Bưởi...
Nhạc sĩ Y Vũ vừa qua đời tại Sài Gòn ngày 28-9-2023 hưởng thọ 83 tuổi (1940-2023); báo chí lại đặt vấn đề ai là tác giả thật sự của ca khúc nổi tiếng Tôi Đưa Em Sang Sông...
Sáng nay trên trang Facebook, ca sĩ Bảo Yến báo tin nhạc sĩ Quốc Dũng vừa ra đi ngày 24-9-2023. Khoảng mười mấy năm trước Quốc Dũng có sang Hoa Kỳ và ghé ở nhà người quen ở San Jose. Tôi chở Quốc Dũng ra quán cà phê Dạ Thảo, ngồi nghe anh kể chuyện văn nghệ. Anh nói rằng lần này sang Mỹ và sẽ xuống Quận Cam để gặp một nhạc sĩ nổi tiếng mà Quốc Dũng ngưỡng mộ. Bạn có biết người nhạc sĩ đó là ai không- tôi thoáng suy nghĩ- thì ra đó là nhạc sĩ Lam Phương!
Đối với nhiều người Việt tị nạn sinh sống tại hải ngoại, giữ gìn và quảng bá nền văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Việt tị nạn là một sứ mạng tinh thần quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ này không hề dễ, bởi vì các hoạt động văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại thường không sinh lợi, chưa kể công sức tiền của bỏ vào xiết kể. Những người làm văn hóa cần phải có tâm, có sự kiên trì, cả sự gan lì để thực hiện sứ mệnh của mình. Duy trì được những sự kiện văn hóa tại hải ngoại kéo dài đến 20 năm có thể được xem là một thành tích đáng kể. Và năm nay, Đại Hội Liên Hoan Phim Ảnh Việt Nam Quốc Tế “Viet Film Fest” bước vào mốc 20 năm, đánh dấu một đoạn đường dài phục vụ cộng đồng. Ngoài việc hỗ trợ và quảng bá những tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt trên thế giới, Viet Film Fest quảng bá phim mang đề tài về con người hoặc văn hóa Việt Nam do những đạo diễn không phải gốc Việt thực hiện.
Hơn ba năm sau khi bị đánh cắp ở Laren, bức tranh ‘The Parsonage garden at Nuenen in Spring’ (tạm dịch: Vườn Nhà Mục Sư ở Nuenen vào Xuân) của Van Gogh đã được tìm lại. Việc trả lại được thực hiện bởi thám tử tư nhân người Hà Lan Arthur Brand.
Khi nói về nền âm nhạc Việt Nam thời hiện đại, không thể không nhắc đến nhạc sĩ Phạm Duy. Đã có quá nhiều mỹ từ mà giới yêu nhạc Việt Nam sử dụng khi nói về ông: người nhạc sĩ của thế kỷ, phù thủy âm nhạc, cây đại thụ của ca khúc Việt Nam… Cũng vì thế, viết và nói về nhạc sĩ Phạm Duy là một điều khó, vì đã có quá nhiều người phân tích từ đủ mọi góc cạnh. Từ những nhà phê bình âm nhạc, cho đến bạn bè của ông là những văn nghệ sĩ, hay những người mến mộ. Họ viết về cuộc đời nổi trôi theo vận nước Việt Nam của Phạm Duy, về giai điệu và ca từ Phạm Duy, về khả năng sáng tác bền bỉ của người nhạc sĩ thiên tài…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.