Điều Gì Xảy Ra Khi Chúng Ta Thưởng Thức Nghệ Thuật?

07/04/202300:00:00(Xem: 1327)
 
4-Ann-Phong,-2020-Không-Có-Dịch-Vụ,-48x80,-acrylic-with-found-objects,-2021
Chúng ta đến từ đâu, lớn lên như thế nào và đã trải qua những gì. Những điều này đều có ảnh hưởng đến ‘định nghĩa về cái đẹp’ của chúng ta. Hình: Tranh Ann Phong – “2020, Không Có Dịch Vụ”.
 
Điều gì đang xảy ra trong não và cơ thể khi chúng ta thưởng thức nghệ thuật?

Đây là một câu hỏi đã nằm trong tâm trí của Anjan Chatterjee nhiều năm. Ông Anjan là giáo sư về thần kinh học, tâm lý học và kiến trúc tại Trường Pennsylvania (University of Pennsylvania). Tại đây, ông đã thành lập một trong những phòng thí nghiệm đầu tiên trên thế giới dành riêng cho khoa học về thần kinh và thẩm mỹ - Penn Center for Neuroaesthetics.
 
Vào khoảng năm 2014, giáo sư Anjan và các đồng nghiệp đã phát triển một mô hình lý thuyết được gọi là ‘bộ tam mỹ học’ (aesthetic triad) và mô hình này giải thích cách ba thành phần – hệ thống cảm nhận (sensorimotor systems), hệ thống tán dương (reward system), tri thức về nhận thức (cognitive knowledge) và quá trình tạo lập ý nghĩa (meaning-making) của chúng ta – kết hợp lại với nhau để tạo ra một khoảnh khắc mỹ cảm.
 
Mô hình là một biểu đồ Venn, với ba vòng tròn liên kết với nhau để minh họa cho bản chất năng động của quá trình tạo lập gu thẩm mỹ cá nhân của mỗi người.
 
Khi chúng ta chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật, cơ thể và bộ não, thông qua các hệ thống cảm nhận, sẽ đưa thông tin vào. Đây là vòng tròn đầu tiên của bộ tam mỹ học.
 
Vòng tròn thứ hai là hệ thống tán dương của bộ não. Đây là một tập hợp các cấu trúc thần kinh, hoặc mạch não, kích hoạt khi chúng ta trải qua các cảm xúc như hạnh phúc hoặc niềm vui. Khi hệ thống tán dương ‘lên sàng,’ nó sẽ tăng cường khả năng ta lặp lại các hành vi đã xảy ra trước sự kiện ‘khơi mào’ cho nó. Thông thường, các hành vi kích hoạt hệ thống tán dương là những hành vi giúp duy trì sự sống cho chúng ta - như là ăn, uống và ngủ - hoặc cho giống loài chúng ta, chẳng hạn như các tập tính sinh sản.
 
Chẳng hạn, chúng ta rơi vào ái tình và niềm vui khi được ăn ngon. Giáo sư Anjan giải thích: “Khi chúng ta nói về những thú vui, chúng ta đang kích hoạt hệ thống tán dương chung của mình, hệ thống này cũng được sử dụng cho những thứ rất cơ bản như thức ăn và tình dục. Niềm vui thú mà nghệ thuật mang đến cho chúng ta - khi chúng ta nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ - cũng có các phản ứng cơ bản giống nhau.”
 
Nó nằm trong vòng thứ ba – tạo lập ý nghĩa – nơi các trải nghiệm nghệ thuật có tính ngữ cảnh cao. Văn hóa, lịch sử cá nhân, thời gian và địa điểm nơi quý vị sống, tất cả đều nói lên cách mà quý vị nhìn nhận và phản ứng với điều gì đó.
 
Tâm điểm giao nhau của ba vòng này là một trải nghiệm được coi là ‘có tính nghệ thuật’. Nó bao gồm sự kết hợp của các yếu tố riêng biệt và đặc điểm sinh học cũng như trường hợp riêng của từng cá nhân, đồng thời nó cũng chứa đựng một số phẩm chất phổ quát mà tất cả những người khác cũng thấy hấp dẫn về mặt nghệ thuật.
 
Thông thường, cái đẹp và trải nghiệm nghệ thuật bị nhầm lẫn là một thứ, nhưng giáo sư Anjan sẽ giúp định nghĩa cái đẹp để phân biệt. Điều này na ná với việc cố gắng xác định bản chất của tình yêu. Giáo sư Anjan chia cái đẹp và nhận thức của chúng ta về nó thành ba lĩnh vực bao quát: con người, địa điểm và sự vật.
 
Chúng ta đến từ đâu, lớn lên như thế nào và đã trải qua những gì… tất cả đều có ảnh hưởng đến những gì chúng ta cho là đẹp.
 
Khi nói đến con người và địa điểm, có một số yếu tố mà chúng ta có khuynh hướng xem xét, đánh giá giống nhau. Thí dụ, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết mọi người trên thế giới đều có cảm nhận giống nhau trước một khuôn mặt đẹp. Khi xem xét cùng lúc nhiều khuôn mặt khác nhau, chúng ta sẽ tập trung vào các thuộc tính tương tự, chẳng hạn như tính đối xứng và cảm giác ‘có thiện cảm,’ góp phần tạo nên vẻ đẹp cho khuôn mặt. Phản ứng này xảy ra nhanh chóng và tự động.
 
Điều này cũng đúng với phong cảnh, mọi người có khuynh hướng tập trung vào một số yếu tố nhất định – như cảnh chân trời hoàng hôn trên biển – được cho là dễ chịu. Trong cả hai trường hợp, nghiên cứu của nhóm ông Anjan và các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng phần vỏ thùy giữa trán (ventral medial prefrontal cortex – VMPFC) sẽ hoạt động khi chúng ta xác định một khuôn mặt hoặc một địa điểm là đẹp.
 
Giáo sư Anjan cho biết thêm, với khuôn mặt và phong cảnh, các phản ứng trong não của tất cả mọi người có tính nhất quán hơn, vì hàng thiên niên kỷ tiến hóa của loài người đã ‘định hướng’ cho chúng ta cảm nhận về cả hai thứ này.
 
Phản ứng não bộ của chúng ta trở nên đa dạng hơn khi nói về các loại đồ vật. Ông Anjan giải thích: “Các tác phẩm, vật thể con người tạo ra, cho dù đó là nghệ thuật hay kiến trúc, chỉ mới tồn tại trong vài ngàn năm, trong khi bộ não chúng ta đã phát triển suốt từ Thế Canh Tân (the Pleistocene).”
 
Gần như không có nhiều sự nhất quán về nhận thức khi nói đến nghệ thuật. Giáo sư Anjan nói: “Có thể bạn rất thích Jackson Pollock, còn tôi thì mê Edward Hopper. Cả hai chúng ta đều có trải nghiệm với cái đẹp, nhưng đối tượng kích hoạt trải nghiệm đó có thể rất khác nhau.” Hay nói cho dễ hiểu hơn, vẻ đẹp luôn nằm trong mắt kẻ si tình.
 
Hay lấy thí dụ về màu sắc. Ở Ấn Độ, quê hương của gia đình giáo sư Anjan, màu truyền thống để tang không phải là màu đen như ở những nơi khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ. Mà nó là màu trắng. Ông giải thích: “Quý vị chắc cũng biết saris của Ấn Độ sặc sỡ cỡ nào rồi đó. Nhưng tuyệt nhiên sẽ không có màu trắng. Vì đó là sắc màu tang tóc.”
 
Đặc điểm ưu tiên văn hóa đó được giải thích bởi vòng tròn thứ ba trong bộ ba của Anjan: tạo lập ý nghĩa. Chúng ta đến từ đâu, chúng ta lớn lên như thế nào và những trải nghiệm độc đáo của chúng ta đều góp phần tạo nên cảm nhận của chúng ta về cái đẹp. Ông nói thêm: “Ý nghĩa đến từ những gì tôi mang đến với nghệ thuật - thí dụ như nền tảng của riêng tôi – và cũng từ việc liệu việc thưởng thức nghệ thuật có sâu sắc hay không, và nó thay đổi cách tôi diễn giải và nhận định sau khi thưởng thức nó như thế nào.”
 
Có một sự trao đổi chất hóa học thần kinh có thể dẫn đến cái mà Aristotle gọi là thanh lọc, hay sự giải phóng cảm xúc khiến ta cảm thấy bản thân kết nối nhiều hơn với những người khác.
 
Nghệ thuật và thẩm mỹ bao gồm nhiều thứ hơn là vẻ đẹp đơn thuần. Chúng mang đến những kết nối cảm xúc với toàn bộ trải nghiệm của con người. Ông Anjan nói: “Nghệ thuật không chỉ là sướng vui, dễ chịu. Trong nghệ thuật, khi có điều gì đó mang tính thách thức, gây khó chịu, thì sự khó chịu này, nếu chúng ta sẵn sàng dấn thân với nó, có thể sẽ tạo ra thay đổi, biến chuyển nào đó. Và đó cũng có thể là một trải nghiệm mỹ cảm mạnh mẽ.”
 
Theo cách này, nghệ thuật trở thành phương tiện để đấu tranh với những ý tưởng và khái niệm khó khăn và thách thức. Khi Picasso vẽ kiệt tác Guernica năm 1937, ông đã nắm bắt được bản chất đau khổ và tàn bạo của chiến tranh, đồng thời cho thế giới một cách để ‘thấy’ những thống khổ mà Nội Chiến Tây Ban Nha gây ra. Khi Lorraine Hansberry viết vở kịch ‘A Raisin in the Sun,’ bà kể lại cho chúng ta một câu chuyện mạnh mẽ về những người đứng lên đấu tranh với nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử, và theo đuổi Giấc Mơ Mỹ, cùng với đó là khoảnh khắc cảm động về cuộc sống gia đình.
 
Nghệ thuật kích hoạt, giải phóng các chất hóa học thần kinh, hormone và endorphin giúp chúng ta giải phóng cảm xúc. Khi chúng ta trải nghiệm thực tế ảo, đọc thơ hoặc tiểu thuyết, xem một bộ phim hoặc nghe một bản nhạc, hoặc chuyển động cơ thể để khiêu vũ – một số loại hình nghệ thuật – chúng ta đã thay đổi về mặt sinh học.
 
Có một sự trao đổi chất hóa học thần kinh dẫn đến cái mà Aristotle gọi là thanh lọc, hay sự giải phóng cảm xúc khiến quý vị cảm thấy kết nối nhiều hơn với người khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cách các loại hình nghệ thuật giải phóng một số hormone và chất hóa học thần kinh cụ thể, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi.
 
Bằng cách này, nghệ thuật gợi ra điều mà giáo sư Anjan giải thích là những đặc tính kết hợp của những cảm xúc xảy ra cùng lúc. Nghệ thuật và trải nghiệm thẩm mỹ mang đến cho chúng ta nhiều hơn một khoảnh khắc cảm xúc. Ông nói: “Một quả cam ngon, nếu nó chỉ ngọt thật ngọt thôi thì sẽ không thú vị. Nhưng nếu có thêm một chút vị chua trong đó, ta sẽ cảm thấy sự hòa quyện chua, ngọt đó thực sự ngon hơn nhiều. Và nghệ thuật làm điều đó theo cách phức tạp hơn.” Nghệ thuật khơi gợi lên nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ đó điều chỉnh, kết nối lại các đường dẫn thần kinh của chúng ta.
 
Biết rõ những gì mình thích và không thích, đồng thời hiểu rõ hơn cách mình bị ảnh hưởng, tiếp nhận và thách thức khi thưởng thức nghệ thuật, chúng ta sẽ dễ có cơ hội áp dụng ‘gu’ riêng của mình vào hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
 
Nguyên Hòa
Phỏng dịch theo bài viết “Hitting the Aesthetic Triad While Gazing at Art” của Susan Magsamen and Ivy Ross, được đăng trên trang lithub.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Santa Ana, California – Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) sẽ tổ chức Hội Chợ Sách “Viet Book Fest,” vào thứ Bảy, ngày 3 tháng 6, năm 2023 tại khu vực Downtown Santa Ana, nhằm giới thiệu sách viết bằng tiếng Anh của các tác giả gốc Việt. Tất cả các sự kiện trong Viet Book Fest đều miễn phí và mở cửa cho công chúng.
Sự trân quý đối với nghệ thuật đã giúp Lê Văn Khoa có cái nhìn tích cực, cầu toàn trong quá trình sáng tạo của ông, và xuất phát từ đấy những hoài bão ông ôm ấp từ thuở thiếu thời. Ông có nhiều hoài bão. Riêng bên lĩnh vực âm nhạc, nó là một giấc mơ, giấc mơ làm thế nào nhạc Việt có thể đi sâu vào dòng chính của âm nhạc thế giới, làm thế nào nhạc Việt vang vọng – và lấp lánh qua đó là bản sắc văn hóa Việt – từ các đại thính đường trang trọng khắp nơi...
Ba tôi có đưa ra lời giải thích khá hợp lý về nguồn gốc của chữ “sến,” mà cho tới giờ tôi chưa thấy lời giải thích nào tương tự như vậy trên Internet.
Tháng Năm được chọn là tháng Hoa Kỳ vinh danh người Mỹ gốc Á. Các cộng đồng gốc Á tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật trong tháng này. Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) cũng có nhiều sự kiện giới thiệu về văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Chị Y Sa, Giám Đốc Điều Hành VAALA, có trò chuyện với Việt Báo về một số sự kiện nổi bật. VAALA là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 1991 bởi một nhóm các nhà báo, văn nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt. Trong nhiều năm qua, VAALA hợp tác với nhiều cộng đồng khác nhau tổ chức nhiều sự kiện, nhằm giới thiệu nền văn hóa Việt, cũng như làm phong phú những sinh hoạt tinh thần của cộng đồng gốc Việt. Những sự kiện này bao gồm các hoạt động như Viet Film Festival, Cuộc Thi Vẽ Tết Trung Thu dành cho thiếu nhi, triển lãm nghệ thuật, giới thiệu sách, trình diễn nhạc kịch…
ANN PHONG: Triển Lãm Nghệ Thuật "Trải Nghiệm Môi Trường Và Con Người - Những Câu Chuyện Hồi Sinh", khai mạc vào ngày 6 tháng 5 tại Tòa nhà Santora (Santora Building)- Street Space Gallery, thành phố Santa Ana. Triển lãm sẽ khai mạc vào ngày 6 tháng 5 và kéo dài đến ngày 3 tháng 6 năm 2023. Lễ khai mạc: Thứ Bảy ngày 6 tháng 5 từ 6-8 giờ tối và bế mạc: Thứ Bảy ngày 3 tháng Sáu, 6 giờ chiều-8 giờ chiều.
Có thể nói “Mekong:Life” giống như một bản trường ca, như một lời kêu gọi đầy xúc động, khẩn thiết để bảo vệ dòng sông Mekong.
Nevermore được mở màn với khung cảnh một ngày xa xưa trong đêm tối u uẩn, với hình ảnh vũ công Elliot Hammans, mặc quần trắng xếp li và áo sơ mi tay phồng kiểu nhà thơ, đóng vai nhân vật chính, ngồi trên chiếc ghế bành làm bằng các thân thể người, hiện ra ủ rũ trong bóng tối ở cuối sân khấu. Người ta thấy hình ảnh của Hammans từ từ dâng lên, tạo ra một chiếc bóng ma quái lơ lửng trên bức tường sau sân khấu.
Một buổi chiều tháng 3 năm 1994, có một thiếu phụ đến gõ cửa căn nhà gỗ của ông Vương Hồng Sển trên đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận Bình Thạnh. Ngôi nhà gỗ lúc ấy còn rất đẹp, được chăm sóc kỹ lưỡng. Khi cô đến, ông Sển ra tiếp cô ở trong vườn phía trước nhà...
Đã qua thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, nền văn minh cơ khí vẫn liên tục phát triển với nhà cao tầng, đường cao tốc, phương tiện làm việc và sinh hoạt đều sử dụng máy móc, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của mọi người, tạo nên một nếp sống, nếp nghĩ phù hợp. Giữa bộn bề khói bụi, có ai lắng hồn nhớ lại một thuở thanh bình ngày xưa, nghĩ về cảnh “ hôm qua tát nước đầu đình…” “trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa…” “Trời mưa trời gió, đem đó ra đơm, chạy về ăn cơm, chạy ra mất đó…?”
Có thể nói ai cũng có lần nói lái ở trong đời, đôi lúc chỉ vô tình thôi. Nếu bạn buột miệng nói “đi giữa trời nắng cực quá” hoặc khi đèn điện không sáng mà bạn nói “điện sao lu quá chừng”, người nghe sẽ cho là bạn nói tục, có oan cũng đành chịu vì, dù bạn không cố ý nhưng nắng cực, điện lu nói lái nghe tục thật. Tương tự như thế, hãy cẩn thận đừng nói dồn lại, dồn lên, đồn láo, đồn lầm…