Hôm nay,  

Các Siêu Miêu Nữ Nói Gì Với Mèo Con

03/02/202300:00:00(Xem: 1899)

Meo45
Bình H.M. sinh năm Ất Mão 1975 tại Đà Lạt. Đến trường học được gọi tên là Hòa Bình, ở nhà vẫn "bị" gọi là Mèo, mèo con. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1992. Tốt nghiệp đại học tại Chapman University, chuyên ngành phim. Hiện đang sinh sống tại San Francisco và làm việc xuất bản.
 
Có 9 siêu miêu nữ “bị” mèo con lôi vào bài viết này cho năm Tân Mão, 2011, hiệu đính lại cho năm Quý Mão 2023. Theo cảm nhận hoàn toàn chủ quan của người viết, hai siêu miêu nữ số 1 và số 9 -mở và kết- phải là 2 nhà văn Việt Nam.  Các siêu miêu nữ tiếp theo, gồm một bà hoàng, một khoa học gia, còn lại là các miêu nữ nghệ sĩ. Thật vui khi tìm thấy tới 4 siêu miêu nữ đồng tuổi cùng tuổi Ất Mão, sinh 1975, như mèo con.
 
*
 
Chuyện của Mèo là chuyện về khả năng sinh tồn của nó.
 
Ra đời vào đúng thời khắc quan trọng của lịch sử, một còn mèo Ất Mão 1975 như tôi bắt đầu cuộc sống với nghịch cảnh. Cứ mỗi lần tôi lên một tuổi thì mọi người thân trong gia đình đều có một chuyện để kể lại.
 
Mẹ tôi thường bắt đầu với câu, "Khi đẻ nó ra, trong túi không còn một đồng xu. Bố nó lại vừa bị bắt đi cải tạo." Bà ngoại sẽ tiếp tục với chuyện nuôi cháu lớn bằng nước cháo. Dì Tư bổ sung thêm chuyện đi làm kinh tế mới ở Bảo Lộc, "Đi làm rẫy, hai chị em để nhóc tì ngủ trong cái bồ thóc, suýt nữa thì cháu bị làm mồi cho trăn." Dì Bảy, tuổi Quý Mão 1963 -hơn tôi một giáp- thì xuýt xoa, "Nhờ nó khóc mà hai dì cháu bị đuổi về nhà, số trời không cho theo ông ngoại đi bán muối." Nói tới chuyện này thì bà ngoại tôi cau mày nhớ đến ông và hai cậu con trai duy nhất mất tích trong cùng chuyến đi định mệnh đó.
 
Đến thời thiếu nhi, khi tự biết đói và rét thì trải nghiệm cũng hãi hùng không kém. Cuộc sống của gia đình tôi bấp bênh hơn vì những chuyến vượt biên không thành. Đói rét lại các đói rét hơn. Các dì đi theo họ hàng vượt biển không thành, đua nhau vô tù. Mẹ tôi, trưởng nữ trong gia đình, bỏ lại các con cho bà ngoại nuôi, đi buôn các tuyến đường dài.  Bà ngoại nhớ ông và hai cậu đôi khi bệnh nằm liệt giường đến cả tháng.
 
Đà Lạt sáu tháng trời mưa và quanh năm rét cóng. Cảnh cơ hàn sanh ra những nỗi thảm sầu và cô tịch lạ lùng. Những ngày tháng tuyệt vọng ấy, con mèo Ất Mão chưa đến tuổi thành niên.  Để trốn cái đói cái rét, nó chỉ biết vùi đầu vào những cuốn truyện, cuốn phim, mong tìm “cái gì đó” mà chính nó chưa hiểu. Khốn nỗi, mọi loại sách vở phim ảnh thời ấy đều rặt một màu đỏ giống mấy cái biểu ngữ khẩu hiệu đầy đường. Nó đọc hoài, nghe hoài mà vẫn không thấm nổi. Cái đói tâm hồn không thua gì cái đói thể xác. Mèo con mơ hồ hiểu điều này. Và chới với, chới với.
 
Cho tới ngày nó tìm được một cuốn sách cũ.
 
Có thể nói chính cuốn sách cũ nát khác thường ấy đã cứu rỗi đời tôi.
 
Tên sách, Mưa Trên Cây Sầu Đông. Tác giả, Nhã Ca.
A, nhà văn sinh năm 1939, một “miêu nữ”. Bà ta cùng tuổi mèo như mình. Hèn gì, mèo con nghĩ. Chắc là vì cùng chi căn và có những cá tính chung nên những nàng siêu miêu nữ vẫn là những hình tượng cho tôi nhiều cảm hứng và động lực để sống. 
Xin bắt đầu từ điểm xuất phát.
 
1. Nhã Ca, sinh năm 1939
Miêu n đầu tiên

Nha-Ca
Nhà văn Nhã Ca – Bản vẽ Nguyễn Trung
 
Sau thời đốt sách phản động, bỏ tù nhà văn, sách Nhã Ca ở Việt Nam đã thành hàng quốc cấm. Năn nỉ lắm mới mượn được cuốn Mưa Trên Cây Sầu Đông của chị hàng xóm. Mới đọc vài hàng thì đã “kết”  ngay nhân vật Đông Nghi. Huống chi chúng tôi lại là những người cùng cảnh ngộ:  chị ấy và tôi đều sống với mẹ và bà ngoại; hình ảnh người cha mập mờ. Những điểm tương đồng này biến Đông Nghi thành một người thân thuộc, gần gũi hơn. Có thể nói Đông Nghi là người bạn đồng hành trong thời niên thiếu giúp tôi có thêm nghị lực và niềm tin rằng mình không lạc loài.
 
Khi ra hải ngoại và được đọc thêm tập thơ Nhã Ca, tôi hiểu vì sao tôi lại “kết”  thơ văn của người như vậy. "Tôi bỏ nhà ra đi năm mười chín tuổi" tuyên bố sự độc lập, phá bỏ hình tượng yếu đuối của người con gái Việt Nam. Đi xa hơn nữa, "Cảm ơn Thượng Đế đã cho tôi đôi vú". Người đàn bà của Nhã Ca giờ đây đã tự hào với đôi vú cũng như yêu da thịt của mình.
 
Đúng như điều nhà thơ Nguyên Sa từng viết, nếu thơ văn cổ truyền giam lỏng người đàn bà trong vòng lễ giáo, thơ văn Nhã Ca thiết lập hướng đi mới, chọn lựa mới. Thay vì trong thế bị động, người đàn bà của Nhã Ca trong thế chủ động, có tiếng nói, có ham muốn, biết sức mạnh nữ tính của mình cũng như ý thức được những hạn chế. Vì tiếng nói trung thật nhân bản ấy, văn thơ của Nhã Ca trở thành hiện tượng tại miền Nam trước năm 1975 với những tác phẩm tiêu biểu như: Nhã Ca Mới (1965), Đêm Nghe Tiếng Đại Bác (1969), Giải Khăn Sô Cho Huế (1969), Một Mai Khi Hòa Bình (1969), Cô Hippy Lạc Loài (19XX), Tình Ca Cho Huế Đổ Nát (1969) và tiếp tục tại hải ngoại với những tác phẩm đầy kinh nghiệm sống sau chiến tranh:  Hoa Phượng Đừng Đỏ Nữa (1989),  Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng (1890),  Đường Tự Do Sài Gòn (2006)...
 
Đại dịch Covid-19 xảy ra, cuộc sống và xã hội thêm thắt nhiều biến tấu. Năm 2020, Nhã Ca cùng chồng là nhà thơ Trần Dạ Từ gác kiếm về hưu, nhật báo Việt Báo nơi bà sáng lập và “trụ trì” gần 30 năm đổi sang tuần báo. Năm 2022, Nhã Ca và Trần Dạ Từ lui về Châu Âu nghỉ ngơi ẩn dật. Có vẻ như bà chỉ “gác kiếm” từ bỏ công việc cơm áo chứ không “gác bút”, vì gần đây, Việt Báo Foundation vừa in lại một loạt các cuốn sách xưa và nay của Bà có hiệu đính. Cuốn mới nhất, vừa được tung ra là Tuyển Tập Truyện Ngắn O Xưa, sẽ được ra mắt độc giả của Miêu Nữ Nhã Ca vào tháng Giêng Quý Mão, ngày 10 tháng 2 dương lịch, ngay tại Little Saigon.

Quảng-cáo-sách-O-Xưa
 
Mèo con chắc chắn sẽ phóng về tham dự. Độc giả xin chờ tường thuật.
 
2. N Hoàng Victoria (1819-1901) Hoài C Nh Người Xưa
 
QueenVictoria2
Nữ Hoàng Victoria mở cửa cho một thời đại mới
 
Khó tin nhưng nữ hoàng Victoria đã trải qua thời niên thiếu đầy sóng gió và gian truân.   Đầu niên kỷ 1800, triều đại nước Anh lâm nguy khi vua William III bị điên và vây quanh là những người con trai hiếm muộn.  Trong cuộc chiến giành ngai vàng, các hoàng tử tìm mọi cách để sanh đẻ những đứa con có dòng máu hoàng tộc tinh khiết.  Hoàng tử Edward, Duke of Kent, cưới công nương Victoria of Saxe-Coburg-Saalfeld năm 1818. Năm 1919 công chúa Victoria ra đời, lấy tên mẹ, và là người thứ năm được thừa kế ngai vàng sau những ông bác hiếm muộn. Khi lên 2 tuổi, Victoria mất ông nội và cha trong một tuần. Sóng gió nội cung bắt đầu. Công nương Victoria là người đầy tham vọng kết hợp người cai quản John Conroy cô lập nữ hoàng tương lai nhỏ bé trong một chiếc lồng vàng được gọi là hệ thống Kensington. Trước khi ăn phải có người thử độc. Khi đi lên xuống cầu thang phải có người dẫn dắt. Công chúa ngủ chung phòng với mẹ cho đến khi lên ngôi. Công nương Victoria và Sir Conroy toa rập giàn xếp cho đời sống của công chúa với hy vọng rằng nữ hoàng tương lai sẽ tuân lệnh và tùy thuộc vào họ. Nhưng sự răn đe, gò bó lại nung nấu tinh thần độc lập của Victoria. Khi các ông bác bị tuổi già làm lung lay ngai vàng, mẹ nàng càng ích kỷ và càng muốn bảo vệ quyền lợi và thế lực của mình.  Trong một lần bị bệnh mê muội, Victoria bị mẹ và Sir Conroy vây quanh gượng ép, bắt phải ký giấy nhượng bộ quyền hạn nhiếp chính cho họ. Dĩ nhiên cô công chúa kiên trì không ký. Ông vua bác, Willam IV, biết tâm người em dâu phản trắc và ráng lê lết sống cho đến ngày Victoria tròn tuổi 18. Ngày lên ngôi, Victoria ra lệnh đuổi ngay Sir Conroy và dọn ra phòng riêng.

Với ý chí kiên cường, độc lập và cái nhìn xa thấu đáo, nữ hoàng Victoria mở cửa cho một thời đại mới. Nếu những triều đại trước bị hoen rỉ với những chuyện bại hoại tình ái và tài chánh thì nữ hoàng Victoria kiến tạo một triều đại có tính chất xây dựng gia đình. Bà có chín mặt con với hoàng tử Albert, và khi mất chồng bà mặc màu đen cho đến lúc chết.  Dưới trướng của bà, nước Anh trở thành đại cường quốc. Nhiều địa danh, thành phố ở Úc, Canada và Châu Phi đều mang tên người. Di sản lớn nhất của bà là những mẫu nhà san sát, giữ ấm cho giới lao động nghèo khổ - những mẫu nhà mà còn lưu truyền cho đến thời nay.

Phim tài liệu: Empires: Queen Victoria's Empire (đài PBS sản xuất năm 2006)
 
3. Madame Curie (1867 - 1934)
Hai Lần Nhận Giải Nobel

MarieCurie2
 
Marie Curie, khoa học gia hai lần nhận giải Nobel
 
Ở tuổi mực tím, nếu ai đã từng đau đầu vì môn toán lý hóa, thì phải thật khâm phục sức kiên cường của Marie Curie.  Để tìm ra một chất hóa học mới, Marie và phu quân Dr. Pierre Curie phải trải qua bao nhiêu thử thách. Công việc nặng nhọc bắt đầu với việc sàn lọc và đun nóng hàng tấn quặng mỏ. Chỉ có hai người và bao nhiêu tấn kim loại cần phải phân loại trong một khung gian nhỏ thiếu tiện nghi, và làm việc trong thời tiết khắc nghiệt. Và qua bao nhiêu tháng ngày lao động mệt nhọc, họ đã khám phá chất nguyên tử polonium. Cho thành tích này, đôi vợ chồng bác sĩ Curie được trao nhận giải Nobel về Vật Lý. Marie Curie đã trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel vật lý. Sau khi Pierre Curie qua đời trong một tai nạn xe ngựa, Marie đã tiếp tục nghiên cứu và hy sinh cho khoa học. Đúng tám năm sau, Marie Curie trở thành khoa học gia đầu tiên nhận giải Nobel lần thứ hai, lần này trong bộ môn hóa học cho nỗ lực của bà đã tìm ra chất phóng xạ radium.

Marie Curie là người không ham danh vọng.  Khi Châu Âu trong khói lửa của đệ nhất thế chiến, mọi người được kêu gọi để quyên góp kim loại, bà đã lên tiếng muốn đóng góp với hai giải Nobel của mình. Đề nghị này đã bị từ chối một cách nhã nhặn.  Suốt cuộc đời mình Marie Curie hy sinh cho khoa học. Tiếp xúc thường xuyên với các chất hóa học và phóng xạ, những đầu ngón tay của bà bị đốt mòn, bị đục nhân mắt, và lưng khòm xuống vì lao lực. Với huyền thoại cao cả đó, Marie Curie trở thành hình ảnh lãng mạn của một khoa học gia một đời hy sinh cho nhân loại.
Sách tham khảo: Madame Curie: A Biography của Eve Curie và Vincent Sheean
 
4. Edith Piaf (1915-1963)
Âm Thanh Đồng Vng  
 
edith_piaf
Edith Piaf, tiếng hát đi theo tôi

Nhạc của Edith Piaf có sức hấp dẫn lạ lùng: buồn nhưng cao vút và mang nhiều niềm tin. Nếu Edith Piaf thời ấu nhi thấy thánh Thérèse de Lisieux hiện thân cứu độ thì tiếng hát Edith Piaf chính là tiếng hát thánh thần độ thế của tôi. Thời ấu nhi lúc đi học mẫu giáo với các bà sơ của dòng tu Đa Minh, ít nhiều tôi đã bị tiếng hát của Edith Piaf mê hoặc. Và một khi tiếng hát Edith Piaf đã thấm nhuần ký ức tuổi thơ, thì khi lớn lên lúc nào cùng đồng vọng về, chẳng thể nào quên được. Tiếng hát của bà theo tôi dậy khi nhà thờ Con Gà điểm chuông buổi sáng, bay theo những cơn mưa phùn khi tôi đến trường, và vang vọng mỗi khi tôi có lời khẩn cầu với ơn trên.

Nỗi buồn trong chất giọng của Edith Piaf bắt đầu từ thời thơ ấu của bà. Bị cha mẹ bỏ rơi, Edith Piaf sống vất vưởng với bà nội, một tú bà cai quản một nhà thổ tại thành phố Normandy của Pháp.  Khi lên 3 tuổi, Edith bị bệnh về mắt và gần như bị mù. Những cô gái điếm gom góp tiền cho cô bé Edith đi hầu thánh Thérèse de Lisieux, và với niềm tin của ơn trên Edith Piaf đã hồi phục mãn giác. Đến tuổi thanh thiếu niên, Edith Piaf theo cha kiếm ăn trong đoàn xiếc rong. Có giọng hát hay nhưng Edith Piaf lại nơm nớp sợ hát trước đám đông.  Trong những đóm lửa chập chờn của xiếc lửa, thánh Thérèse đã nhập nhòe hiện ra là niềm tin, động lực thúc đẩy Edith Piaf. Từ đó tiếng hát của Edith Piaf cao vút, chinh phục Paris, nước Pháp cũng như nuôi sống tinh thần của những người thuộc thế hệ đệ nhị thế chiến. Những bài hát nổi tiếng của Piaf là La Vie En Rose (1946), Non, Je Ne Regrette Rien (1960), Hymne à l'amour (1949), Milord (1959), La Foule (1957), L'Accordéoniste (1955), và Padam... Padam... (1951).
 
5.  * Billie Holiday (1919-1959)
Sống và Hát Kinh Kh
 
BillieHoliday2
Billie Holiday
 
Nhạc của Billie Holiday là nhạc cho tình nhân. Billie Holiday hát cho trái tim trong bất cứ tình trạng nào.  Những phút suy tư khi yêu, nghe What A Little Moonlight Can Do làm tâm trạng ta lâng lâng như đi trên mây. Khi yêu và bỏ mặc đi sự kiêu hãnh của mình, nghe bài Everything I Have Is Yours để biết rằng không chỉ riêng mình mới yêu khờ dại. Khi người yêu cứ bỏ đi rồi quay lại, đã có bài Don  t Explain lý lẽ lời của trái tim. Khi trái tim bị rò rỉ với những vết thương lòng còn mới, nghe bài Lady Sing The Blue để chôn đi những buồn phiền.  Và sau khi nghe Billie kể chuyện về những loại trái cây lạ thì nỗi buồn của mình trở thành rất nhỏ nhoi. Hãy thử nghe vài lời của bài hát Strange Fruit về những người da đen bị bạo hành: Ô kìa cây nhuốm máu từ rể/loại trái cây lạ/thân hình đen treo lủng lẳng trước gió/mắt lồi/miệng méo và mùi thịt cháy quyện với mùi thơm của hoa mộc lan... Với giọng buồn và nhừa nhựa, những bài hát của Billie Holiday như gốc như rể bám vào tâm hồn người nghe. Xét cho cùng không ai có thể hiểu được những thăng trầm của cuộc đời như Billie Holiday.

Billie Holiday, tên thật là Eleanora Fagan, lớn lên trong một bối cảnh khá phức tạp tại thành phố Harlem nghèo nàn của New York. Trong hoàn cảnh khó khăn, thân mẫu của bà nhờ cậy người thân nuôi nấng con mình. Bị mẹ bỏ rơi, Billie Holiday bị tổn thương tâm lý nặng nề. Một đứa trẻ mồ côi lớn lên một mình trong thành phố Harlem là chuyện bỉ cực.  Billie Holiday bị người lớn lạm dụng, và vào tuổi 14 bà đã làm gái để kiếm cớ sinh nhai, và nhiều lần ra vào tù.  Từ nơi u tối và đầy gian truân đó, tiếng hát Billie Holiday bay bỏng vào lòng người, âm ỉ nhưng cháy bỏng với truyền cảm.
Kinh Khổ của Lady Day: The Complete Billie Holiday on Columbia 1933-1944 "  10 CD.
 
6. Kate Winslet (Sinh năm 1975)
 Người Định Hướng
 
KateWinslet3
Kate Winslet, là nguyên nhân khiến tôi theo học ngành điện ảnh.
 
Là diễn viên của mọi diễn viên, Kate Winslet chính là nguyên nhân tôi khiến tôi theo đuổi ngành điện ảnh. Năm tôi vào đại học thì bông hồng nước Anh khởi nghiệp năm 19 tuổi trong phim Heavenly Creatures (1994).  Kate Winslet đóng vai người con gái mới lớn, yêu mãnh liệt và gây ra án mạng. Phim nhỏ nhưng khả năng diễn xuất của Kate tạo tiếng vang lớn và gây ấn tượng sâu sắc. Đạo diễn Lý An liền tay giao cho nàng một vai diễn quan trọng trong phim Sense and Sensibility (1995). Và quá trình kiên trì theo đuổi một vai diễn trong cuốn phim kế tiếp của nàng là một kỳ tích. Khi đọc kịch bản Titanic (1997), Kate nhận biết Rose là vai diễn nhất quyết cô phải lấy bằng mọi cách. Kate viết thư liên lạc đều đặn, thuyết phục đạo diễn James Cameron. Ông thừa nhận tài năng của Kate, nhưng nghĩ cô không thích hợp vai diễn. Sau khi các nữ diễn viên hàng đầu từ chối, Kate được triệu tới Hollywood và thử vai.  Ông đạo diễn Cameron khó tính này vẫn còn nghi ngờ, Kate kiên trì lại gửi một đóa hồng, kèm theo dòng chữ "Tôi chính là nàng Rose."

Sự kiên trì và niềm đam mê của nàng đã được chi trả cả vốn lẫn lời. Phim Titanic đi vào lịch sử là cuốn phim ăn khách nhất của mọi thời đại, nàng đã trở thành nữ diễn viên hàng đầu của Hollywood và có thể chọn bất kỳ vai diễn nào.  Qua 10 năm và vô số vai diễn đa dạng được đề cử Oscar, năm 2009 đánh dấu sự nghiệp thăng hoa của Kate Winslet. Đóng vai tội nhân của chiến tranh Hanna Schmitz trong phim The Reader, Kate Winslet làm biết bao nhiêu ngươi rơi nước mắt với cách diễn vai táo bạo và đầy cảm hứng.  Đồng nghiệp và cả Hollywood tôn vinh cô với nhiều giải thưởng. Đến đây vẫn chưa là đỉnh cao của nghề nghiệp của cô.  Với tài năng và sự cam kết mãnh liệt, chắc chắn tương lai của Kate sẽ vẫn mãi tỏa sáng. 

Những phim tiêu biểu khác của Kate Winslet: Quills (2000), Iris (2001), Eternal Sunshine of the Spotless Mind (2004), Little Children (2006) và phim truyền hình Mildred Pierce (2010)
 
7. Drew Barrymore (sinh năm 1975)
Mèo Cùng La   
 
drew-barrymoreCat
Drew Barrymore – “Cô Bé Có Đôi Mắt Phóng Lửa”
 
Năm 1982 phim E.T. người hành tinh (1982) trở hành một hiện tượng khắp nơi trên thế giới. Và Drew Barrymore với hai bím tóc vàng và đôi mắt tròn xoe đã chinh phục tầng lớp khán giả tí hon. Năm 1986, thời mở cửa, phim E.T. được trình chiếu tại Việt Nam. Tôi say mê Drew Barrymore hơn ai hết.  Xuất thân từ đại gia tộc Barrymore của Hollywood thời cổ xưa, Drew Barrymore có lối diễn xuất tự nhiên và thành thật. Sau thành công của E.T. Drew Barrymore đóng vai chính trong Firestarter, Cô Bé Có Đôi Mắt Phóng Lửa (1984), phim phỏng theo truyện kinh dị của Stephen King và nàng thành danh sao mai của Hollywood. Cô là ngôi sao tí hon đầu tiên ngồi phỏng vấn với Johnny Carson trong trương trình The Tonight Show, và là người MC trẻ nhất cho chương trình Saturday Night Live. Tuy nhiên theo chân phút huy hoàng là những bước cám dỗ. Drew được ngồi cùng người lớn tại Studio 54, nhấp rượu, thử ma túy và phải đi cai nghiện ở tuổi 14, 15.  Vẫn chưa qua tuổi hoang dại, năm 18 tuổi cô "thoát y" cho báo Playboy. Năm 20 tuổi, cô vũ sexy cho David Letterman -  như một món quà sinh nhật cho người điều khiển chương trình Lateshow.

Đối với những người cùng tuổi, Drew Barrymore đại diện cho sự nổi loạn của tuổi mới lớn. Cô tiêu biểu là người đã từng vấp ngã và tái lập vị thế vững vàng hơn.  Sau cuộc chơi, những cám dỗ đầu đời, nàng đằm tính và tập trung hết mình vào sự nghiệp. Cô tái xuất Hollywood với những cuốn phim ăn khách như Scream (1996), The Wedding Singer (1998), và 50 First Dates (2004). Tiếp tục cô gánh vác thêm trọng trách sản xuất và xuất hiện trong loạt phim ăn khách Charlie’ s Angels (2000, 2003). Năm 2009 cô giành giải Emmy cao quý cho vai diễn chính trong phim truyền hình Grey Gardens. Đến năm 2010 thì Drew lên chức đạo diễn, kiêm nhà sản xuất, và phụ diễn trong phim Whip It.  Trong lịch sử của Hollywood, sự nghiệp 30 năm là sự nghiệp vững bền.  Ở tuổi 36 hồn nhiên và tươi rói, nàng là gương mặt đại diện cho hãng mỹ phẩm Cover Girl và cũng đại diện cho sự hồn nhiên của những con mèo sinh năm 1975. 
 
8.      Angelina Jolie (Sinh năm 1975)
          N Chúa Rng Xanh
 
angelina_jolie
Tài tử Angelina Jolie
 
Nếu bản chất của loài Mèo là lạnh lùng, ngỗ nghịch và kiêu sa thì Angelina Jolie đích thật chính là con mèo.  Nàng xâm nhập thế giới Hollywood như vũ như bão. Trong phim Gia (1998), phim tiểu sử về cuộc đời đầy bi kịch của siêu mẫu Gia Carangi, Angelina nhập vai dễ dàng với bản chất táo bạo và bất cần của mình. Nàng làm việc gì cũng chẳng cần giải thích, không màng đến dư luận. Năm đoạt giải Oscar cho phim Girl, Interrupted (1999) nàng đặt một nụ hôn lên môi của người anh của mình. Mẹ cô là người Pháp vì thế chuyện hôn trên môi giữa người thân là chuyện thường. Báo chí Mỹ làm rùm beng, nàng chẳng màng. Đến lúc yêu và cưới nam diễn viên Billy Bob Thornton, nàng cam kết lời tình yêu với lọ máu nhỏ cho người tình nhân. Đại chúng, báo chí xầm xì, nàng cũng mặc những lời thốc mách.
 
Với sắc đẹp kiêu sa và cá tính lập dị, tên tuổi của Angelina ngày càng vang dội và trở thành một nhãn hiệu hàng đầu của thế giới.  Sự nổi tiếng cũng là con dao hai lưỡi, làm lu mờ những vai diễn và ngay cả những mẫu quảng cáo. Chính vì lý do đó, hãng quần áo St. John thôi hợp đồng với Angelina Jolie vào năm vừa qua. Biết được yếu điểm của mình, Angelina đảm nhiệm những vai diễn hành động táo bạo để phù hợp với nhu cầu của đại chúng, và nàng dùng nhãn hiệu của mình cho những chuyện hệ trọng, nghĩa hiệp hơn. Theo bước chân của Audrey Hepburn, nàng trở thành thiên sứ cho hội United Nations. Ở đâu có nạn là nàng có mặt để cứu tế. Ở Châu Phi, tranh đấu cho quyền lợi phụ nữ và trẻ em bị bệnh AIDS. Xây nhà với Brad Pitt ở vùng lũ New Orlean để góp phần tạo dựng lại thành phố lịch sử này. Động đất kinh hoàng ở Haiti, nàng đi thăm nạn nhân và khẩn cầu mọi người đóng góp cứu trợ. Và là người mẹ của sáu đứa con, ba đứa con nuôi và ba đứa với nam tài tử Brad Pitt. Cặp đôi đã ở bên nhau từ năm 2006 đến năm 2016 và có 6 con chung gồm 3 con nuôi, 3 con ruột. Họ làm đám cưới vào năm 2014, chính thức là vợ chồng hợp pháp nhưng cuộc hôn nhân này chỉ kéo dài 2 năm.
 
Những phim tiêu biểu khác của Angelina Jolie: A Mighty Heart (2007), The Changeling (2007) Wanted (2008) và The Tourist (2010)
  
9.      Linda Lê (Sinh năm 1963)  "  Li Người Điên
 
lindale2
Nhà văn Linda Lê
 
Viết là để tự lưu đày bản thân. Với lời tuyên bố xanh dờn đó, Linda Lê đã trở thành nhà văn hàng đầu tại Pháp với cái "điên" của mình.  Cô sinh năm 1963 tại Đà Lạt và được giáo dục tại các trường Pháp. Năm 1977, cô theo Mẹ sang Pháp định cư trong khi người cha ở lại Việt Nam. Sự chia cắt này ảnh hưởng sâu đậm đến tâm lý và sự nghiệp của cô. Thời thiếu niên, cô sợ hãi bị điên loạn như những nhà văn hào bị điên như Hưlderlin, Nerval, Artaud, và Byron. Hầu hết những tác phẩm làm nên tên tuổi của cô bị những người điên ám ảnh như Calomnies, Lời Vu Khống (1993) có nhân vật chính là Chà Chệt Khùng, và Les dits d  un idiot, Lời Nói của Một Tên Khùng (1995).  Vào năm 1995, được tin ông bố mất tại Việt Nam, cô bị bệnh trầm cảm nặng nề và phải vào nhà thương điều trị. Suốt thời gian trong bệnh viện, cô được chứng kiến những "màn diễn" của những người điên hơn. Trong cơn điên loạn ấy, cô tìm lại cái thăng bằng cho mình và cho ra lò nhiều tác phẩm nổi tiếng như Les Trois Parques, Ba Nữ Thần Số Mệnh (1997), Voix, Tiếng Nói (1998), Lettre Morte, Thư Chết (1999), Autre Jeux Avec Le Feu, Lại Chơi Với Lửa (2002) và những tác phẩm khác.
 
Văn của Linda Lê, dù đã dịch qua tiếng Việt, có cách dùng ngôn từ độc đáo, và dường như lúc nào cũng cháy bùng. Cô tốn hàng giờ để tìm ra những từ ngữ chính xác, khiến những đoạn văn "như phát lân tinh."  Hơn nữa, Linda Lê là giọng nói tiêu biểu cho thế hệ người di tản trẻ mất gốc, những người chưa trưởng thành tại Việt Nam, đến vùng đất mới thì vẫn có cảm giác bị lạc loài.  Họ bị căng thẳng bởi những xung đột của hai nền văn hóa. Linda Lê phát biểu một ý kiến rất hay qua nhân vật Chà Chệt trong truyện Vu Khống, "đọc và viết sách là để tìm lại mình, để cứu rỗi mình." Vâng người đồng hương, tôi sẽ vâng lời chị. 
Trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời, người ta vẫn nhớ đến thời ấu nhi của mình. Lớn lên từ tàn tro của một cuộc chiến tranh, tôi vốn là một con mèo con nhút nhát và thiếu tự tin. Cùng mạng Mão, những nàng siêu miêu nữ/siêu mẫu cho tôi những quan điểm tương đồng. Mặc là cái điên, sự táo gan hãy sức bền bỉ, trong họ tôi tìm thấy từng tế bào, từng hơi thở của mình. Khi họ đau khổ, tôi cảm nhận cái nhức nhối chung.  Khi vấp ngã, tôi theo họ đứng dậy và đi vững vàng hơn. Và khi vượt qua những biến cố để thăng hoa, họ cho tôi nguồn cảm hứng đến vô tận.
 
Linda Lê qua đời tại ParisPháp vào ngày 9 tháng 5 năm 2022, không lâu sau sinh nhật thứ 59 tuổi của bà.
 
*
Bốn mươi tám năm là một quảng đường dài nhưng nói ngắn gọn lại, chuyện của những con mèo vẫn là chuyện về khả năng sinh tồn của nó.
 
Bình H.M.
 
Viết tặng những con mèo Ất Mão 1975.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tiểu luận “The Origin of the Work of Art,” triết gia Đức Martin Heidegger viết rằng, “Các tác phẩm nghệ thuật không chỉ là những biểu hiện của phương cách mọi sự vật hiện hữu, mà thực sự tạo ra sự hiểu biết chung của cộng đồng. Mỗi khi một tác phẩm nghệ thuật mới được thêm vào trong bất cứ nền văn hóa nào, ý nghĩa về điều gì nó vốn hiện hữu đã thay đổi.”Có khi nào bạn thắc mắc rằng nghệ thuật sẽ biến đổi như thế nào trong vài thập niên tới? Có rất nhiều suy tư và giấy mực đã đổ ra cho vấn đề này từ lâu. Trong số đó, nhà văn và nhà phê bình nghệ thuật Devon Van Houten Maldonado cũng đã tự nêu vấn đề và đi tìm giải đáp.
Lần đầu tiên trong lịch sử, chứng kiến nhân loại bị nạn dịch cúm Corona lây lan khắp thế giới. Nhiều nước trong đó có Hoa Kỳ thì người dân phải ở trong nhà, tránh tụ họp, ra đường phải đứng cách xa 2 mét, đeo khẩu trang…
Tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng Tư năm nay có lẽ còn sầu thảm hơn 45 lần đã qua. Không khí của đại dịch Vũ Hán bao phủ một mầu tang trên toàn thế giới, con số tử vong mỗi lúc một cao. Tuần qua, tổng thống Hoa Kỳ đã chính thức ban hành lệnh “cách ly” cho tất cả công dân trên toàn nước Mỹ cho đến hết ngày 30 tháng Tư, 2020. Và hình như nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang lần lượt áp dụng biện pháp này, khiến cho năm nay dù có muốn, chúng ta cũng không thể tổ chức tụ họp đông đảo để làm lễ tưởng niệm ngày quốc hận như những năm trước đây. Buồn hơn nữa là sẽ không có bất cứ một trung tâm ca nhạc nào thực hiện các bộ Video, CD hay DVD để tưởng niệm những tháng năm viễn xứ như ngày trước, vì hiện trạng sang băng, đĩa lậu và internet đã giết chết thị trường văn hóa nghệ thuật này.
Từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi Sài Gòn còn là thủ đô Việt Nam Cộng Hoà, tôi có duyên may, được làm việc bên chị Thái Thanh. Hằng tuần, liên tục nhiều năm, hai chị em cùng chủ trương một chương trình phát thanh, kết hợp bài hát với bài viết để nói lên tình tự quê hương.
Sự ra đi của nữ ca sĩ Thái Thanh mới đây đã để lại bao nhiêu thương tiếc trong giới yêu âm nhạc cả trong nước Việt Nam lẫn ở hải ngoại. Càng đáng tiếc hơn khi tang lễ của cô diễn ra trong thời điểm Cali có lệnh cấm tụ tập để ngăn ngừa sự lây lan dịch cúm COVID-19
Tôi sẽ không nói gì về tiếng hát thiên phú vượt thời gian của nữ danh ca Thái Thanh vì đã có nhiều người ngợi khen từ khi chị nổi tiếng cho tới ngày chị qua đời. Trong bài viết giản dị và chân thành này, tôi không mang nỗi buồn vào đây, không kéo cái ảm đạm vô đây; tôi cũng không phải thắp thêm nén tâm hương tiễn nữ ca sĩ Thái Thanh về bên kia thế giới, vì tôi đã thành kính phân ưu cùng gia đình chị ở những email, facebook của bạn bè đưa tin về sự qua đời của một danh ca. Ở đây, tôi chỉ kể lại chút kỷ niệm với chị, chỉ vậy thôi.
Nghệ thuật của tôi chú trọng đến những vấn đề xã hội quan trọng đương thời, chẳng hạn như nhập cư, bạo lực súng đạn, và khí hậu biến đổi, nhưng gần đây, trong tình hình tị nạn hiện thời trên thế giới và trong nước Mỹ, tôi quyết định đệ trình những bức tranh biểu hiện sự nhập cư. Cách đây không lâu lắm, có lúc người dân Việt Nam đã phải bỏ trốn khỏi đất nước mình để mưu tìm một cuộc sống khác an bình và tự do hơn.
Tôi muốn được gọi Thái Thanh là một nghệ sĩ hơn là ca sĩ bởi tiếng hát của bà đã vượt lên trên sự thưởng thức âm nhạc bình thường của người nghe vì khi nghe bà hát, trái tim của chúng ta đã rối nhịp đập và trí óc của chúng ta đã thay đổi mọi suy tư và hình ảnh.
Vào sáng ngày 17/03, giới yêu nhạc Việt Nam nhận thêm một tin buồn: nữ ca sĩ Thái Thanh đã về cõi vĩnh hằng tại miền Nam Cali trong tình thương yêu của con cháu, gia đình, hưởng thọ 86 tuổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.