Hôm nay,  

Đẹp. Hồi Hộp

27/05/202200:00:00(Xem: 4111)
"Đàn ông ở tuổi 75 thì chuyện thân thể, đầu mình-tứ chi của phụ nữ không còn nhiều hấp lực lôi cuốn như thuở tuổi 20-30, nhưng tôi không hiểu tại sao, mỗi khi xem tranh họa những phụ nữ khỏa thân, thì trái tim tôi lại hồi hộp?" Anh bạn già nói như vậy. Mà đúng. Tôi ở tuổi 70, cũng hồi hộp. Không hiểu vì sao?

Phát biểu chính xác rằng: chúng tôi không phải hạng ngắm trăng quên đèn, vì khi bắt đầu tìm hiểu, trò chuyện, hỏi thăm đám đông, mới khám phá ra, rất nhiều đàn ông và phụ nữ ở nhiều lứa tuổi khác nhau, cũng hồi hộp, khi xem. Như vậy, nỗi hồi hộp này không liên quan đến giới tính trong phạm vi thưởng ngoạn; không liên quan nhiều đến sự khích thích dục vọng; như vậy, thì liên quan đến thứ gì? Bạn đọc thử google lướt lưới xem vài họa phẩm sơn dầu vẽ phụ nữ xưa và nay khỏa thân, bạn có bị hồi hộp không?

Có phải là một loại bệnh báo động liên hệ đến tim hoặc thần kinh não bộ?

Có phải là một thứ nhạy cảm của khả năng nhận thức về thẩm mỹ?

Hay thuần túy chỉ là phản ứng muôn thuở của con người?
 
NGHỆ THUẬT KHIÊU DÂM VÀ NGHỆ THUẬT ĐẸP

Dĩ nhiên, tôi muốn các bạn phân biệt rõ ràng giữa những hình ảnh khiêu dâm, bày hàng lộ liễu với mục đích kích động và những hình ảnh khỏa thân trình bày nét đẹp về kỳ quan phái nữ. Theo tôi hiểu, không có đàn bà nào tồn tại lâu dài, nhưng vẻ đẹp của thân thể đàn bà tồn tại cho đến khi nhân loại bị tiêu diệt. Và đóng góp hàng đầu trong hành trình lịch sử này chính là những họa sĩ và nhiếp ảnh gia. Kế tiếp mới là thi sĩ và văn sĩ. Tuy nhiên, những câu thơ về đồi núi, thung lũng, đường hầm của thi sĩ Pablo Neruda diễn tả cô tình nhân, có khả năng bám vào trí nhớ, gỡ không ra, thỉnh thoảng lại phất phơ từ ký ức:

Thân thể phụ nữ đùi trắng hình hài đồi trắng,
Em là địa cầu dáng khuất phục nằm yên,
Cuerpo de mujer, blancas colinas, muslos blancos,
te pareces al mundo en tu actitud de entrega.
(Corpo de Mujer.)

Chưa có một họa sĩ nào vẽ được sự đẹp của phụ nữ là cái đẹp của mẹ đất, nơi sinh sôi, nẩy nở và tồn tại của con người. Đúng không? Đẹp không?
Nhưng làm sao có thể phân biệt giữa hình ảnh khiêu dâm và hình ảnh nghệ thuật đẹp?

Đúng ra, có ba thể loại khác nhau:

- Hình ảnh trần truồng tục tỉu: Có mục đích kích động tình dục một cách không thể lầm lẫn. Hàng hóa bày biện rõ rệt, hiện thực, không mờ ảo, không trừu tượng.

- Hình ảnh lõa thể khiêu dâm: Có nhiệm vụ lôi cuốn người xem để thực hiện một số mục đích, trong đó, thường là mục đích buôn bán. Thể loại này cũng có nghệ thuật, nhưng là nghệ thuật khiêu khích, nghệ thuật hình nhi hạ.

- Hình ảnh khỏa thân nghệ thuật đẹp: Có mục đích trình bày tinh hoa thẩm mỹ về thân thể phụ nữ, nghệ thuật hình nhi thượng.

Nói lý thuyết là như vậy, nhưng trong thực tế, không dễ phân biệt giữa nghệ thuật khiêu dâm và nghệ thuật thẩm mỹ. Một ranh giới mỏng manh và co giản. Đôi khi mới nhìn vào, chưa kịp phân tích, có thể thấy hình ảnh khiêu dâm đẹp hơn hình ảnh nghệ thuật đẹp.

Theo ý kiến của nhà phê bình hội họa thành danh John Berger, nên phân biệt giữa hình ảnh “naked” và hình ảnh “nude”. Trong tiếng Việt, khỏa thân, lõa thể và trần truồng có cùng ý nghĩa: không có áo quần hoặc không che đậy thân thể.

Berger nhận định rằng, hình ảnh naked: Hình ảnh người trần truồng để người khác thấy người đó một cách trung thực, có sao thấy vậy, dù đẹp hay khó coi. Trong khi hình ảnh nude là hình ảnh có mục đích để người khác nhìn nét đẹp do người trần truồng và nhiếp ảnh gia tạo ra. kiểu nằm, thế đứng, nơi nào trên thân thể phải mờ, nơi nào phải gây chú ý. Nói một cách khác, Nude là nỗ lực làm cho người thưởng ngoạn thỏa mãn. Naked là hình ảnh tự nhiên không che đậy. Một điểm khác, Berger để nghị, nhưng tôi không đồng ý, tuy nhiên, nó nói lên một khía cạnh chủ ý của người vẽ. Ông để nghị phân biệt hình nude là hình thụ động, Nằm, ngồi, đứng trong vị trí tĩnh. Trong khi hình naked thường ở trong tư thế hoạt động.

Theo tôi, ranh giới giữa hình khiêu dâm và hình khỏa thân nghệ thuật đẹp vừa mong manh mà vừa tùy tiện. Cùng một bức tranh có người xem động lòng, có người không; có người cảm thấy hứng khởi, có người trầm trồ mức độ nghệ thuật. Bản lãnh và phẩm chất sống cho phép trực giác cảm nhận của mọi người khác nhau. Đứng về mặt xã hội và thưởng ngoạn, ranh giới này thay đổi tùy tầng lớp, đoàn nhóm, tôn giáo và vị thế trong xã hội. Tuy có tiêu chuẩn để phân biệt trên lý thuyết, nhưng thực tế thì hầu như tùy nghi. Cuối cùng hết, không thích thì đừng xem. Vừa che mắt vừa để hở ngón tay làm gì?

Có lẽ, cách phân biệt minh bạch nhất là mức độ thực tế, cụ thể của hình vẽ và phong cách diễn tả của tác giả. Hình khỏa thân càng xa thực tế, càng ít cụ thể, mà đẹp, càng tiếp cận nghệ thuật, ví dụ như tranh khỏa thân của Henry Matiss.
 Px-1
 
Px-2

Nếu xét về đẹp kiểu thực tế, cô nằm trên trông như cá voi. Cô nằm dưới trông như tật nguyền. Vậy mà, lại đẹp dưới con mắt nghệ thuật.
Rồi đến phong cách diễn đạt của Picasso, sự trần truồng hầu như biến mất. Soi kính lúp cũng không thấy chỗ nào khiêu dâm, chỉ thuần túy là nghệ thuật. 

Px-3
Large Nude In A Red Chair, 1929.
 
Nếu không phải là Pycasso vẽ, e rằng chúng ta có thể lấy tựa đề: Con Ma Trên Ghế Đỏ.
Px-4
Nude Woman in a Red Armchair, 1932.
 
NGHỆ THUẬT KHỎA THÂN ĐẸP

Tôi xem đi xem lại, xem nhiều lần bức ảnh của Man Ray "Le Violon d'Ingres". Phụ nữ là âm nhạc, nơi con người tìm đến, bao gồm hân hoan và sầu thảm, để làm đẹp tâm tư. Bức ảnh này chụp năm 1924, chuẩn bị bán vào tháng 5 sắp đến tại Christie với giá từ 5 đến 7 triệu đô la, cao nhất trong lịch sử nhiếp ảnh.

Px-5
Thân hình người phụ nữ này giống đàn cello hơn violon. Không có chút gì khiêu gợi dục tính, nhưng hãy thử kéo lên một tấu khúc, tựa đầu vào đàn, tay trái lả lướt trên dây, tay phải kéo cây lông đuôi ngựa lui tới dịu dàng, tự nhiên sẽ cảm thấy hồi hộp.

Một cuộc triển lãm tại Fotografiska New York kéo dài suốt tháng 4 năm 2022 của 30 nữ nhiếp ảnh gia về thân thể đàn bà qua ống kính nghệ thuật. Điểm nhấn: Hầu hết các hình ảnh nổi bật về phụ nữ khỏa thân đều do các nam nhiếp ảnh gia thực hiện. Ở đây, thân thể đàn bà do nhãn quan của phụ nữ tìm thấy, có gì khác biệt? Hãy xem vài tấm hình tiêu biểu:
Px-6
Studio Practice #3 (2017) @ Julia SH- Courtesy Fotografiska New York.

Px-7
PX-8
Px-9

Có thể nói rằng, một sáng tác, ngay từ đầu, tác giả đã có ý định khiêu dâm hoặc chủ yếu vì nghệ thuật. Tiếp theo là đường lối trình bày: Hoặc như trăng lả lơi trên cành liễu, hoặc như trăng ẩn hiện trong sương mù. Ngoài ra, quan điểm làm tôi hồi hộp vì ít tác giả trong họa phẩm, văn xuôi, thi ca … diễn đạt được tính dâm trong cấp độ nghệ thuật cao.

Tục thì dễ vì cứ kể như sự thật, rồi pha chế hình thức cho tăng phần hấp dẫn. Tục mà thanh, không đến nổi khó lắm, cứ mang cái thật lồng vào cái giả; mang cụ thể giấu vào ẩn dụ; mang thực tế gôm bớt chi tiết; mang trần truồng phủ vài lớp mịt mờ. Duy chỉ có không tục, không thanh, mà đẹp là khó.
Đẹp mà không tục không thanh, phải là cái đẹp thuần túy trên thân thể phụ nữ, bất kể tuổi tác, mập ốm, thần tiên hay quái dị.

Tuy nhiên quan điểm "đẹp" của khỏa thân, ngày nay, thường bị phụ nữ phản đối. Jenny Saville tuyên bố: "Đẹp là gì? Đẹp thường là mình ảnh của nam giới trên thân thể phái nữ. Còn phụ nữ chúng tôi đẹp ở mỗi cá nhân của họ." (“What is beauty? Beauty is usually the male image of the female body. My women are beautiful in their individuality.)

PX-10
Gustav Klimt, Danae, 1907.

PX-11
Lucien Freud, Benefits Supervisior Sleeping, 1995.

Px-12
Amedeo Modigliani, Reclining Nude, 1917-18.
Hình chính trang nhất
Cecily Brown, Tenage Wildfife. 2003
Vì sao tranh khỏa thân luôn luôn lôi cuốn?

Nhà phê bình Justin Paton, tác giả tác phẩm: "Làm Sao Ngắm Một Bức Họa" (How to Look at a Painting, 2005), nói rằng: "Khỏa thân 'mê hoặc' chúng ta vì một lý do rất đơn giản và khá sâu sắc, đó là nghệ thuật về chính chúng ta. Tất cả chúng ta đều có thân thể; tất cả chúng ta đều bị thân thể mê hoặc, khi những thân thể đó không có áo quần." (The nude fascinates us for a very simple and quite profound reason and that is that it’s art about us. We all have a body; we’re all fascinated bodies and bodies in the unclothed state.)

Đẹp của nghệ thuật khỏa thân, dù là họa, điêu khắc, thơ, văn, cần được khám phá, không phải phơi bày tô hô. Hình thức đẹp hoặc diễn tả đẹp bên ngoài phải dẫn đến thẩm mỹ bên trong hoặc toàn thể tác phẩm.

Ví dụ:

Px-14

"Người đàn bà khỏa thân trong ghế đỏ có tay dựa" ngụ ý người phụ nữ một mình cô đơn. Nhìn kỹ khuôn mặt của người phụ nữ, sẽ thấy một nửa là khuôn mặt đàn ông đang hôn và cánh tay bên phải đang ôm lấy nàng. Hoạ cảnh của tình yêu.

Tranh khỏa thân dù bị chống đối hay được ủng hộ, không tùy thuộc vào xã hội con người, mà tùy thuộc vào nhu cầu tâm lý và nhu cầu thẩm mỹ của nghệ thuật. Như Paton đã kết luận: "Khỏa thân không phải là một chuyện – đó là một câu hỏi hơn là câu trả lời, và câu hỏi đó vang dội trong thời đại chúng ta." (“The nude is no one thing – it’s a question rather than an answer, and that question reverberates in our time.)
 
BẠN TÔI KẾT LUẬN NHƯ THẾ NÀY …

Tại sao con người hồi hộp?
- Khi sợ hãi chuyện gì, tự nhiên sẽ hồi hộp.
- Khi thích thú say mê chuyện gì, bỗng dưng sẽ hồi hộp.
- Khi chờ đợi chuyện gì, thường khi sẽ hồi hộp.
- Người có bệnh tim, có triệu chứng hồi hộp.

Nhưng khi hồi hộp vì sợ, thường chảy mồ hôi. Hồi hộp vì say mê, thường hả miệng.

Xem tranh, không chờ đợi ai, không đổ mồ hôi, không hả miệng, sức khỏe vừa tái khám: bình thường. Mức đường thấp. Nhịp tim nhịp máu ok. … Vậy, hồi hộp này chắc phải có lý do riêng?

Bỏ giờ ngồi nhớ lại những lần hồi hộp vì phụ nữ trong quá khứ, hóa ra, suốt đời tôi đã hồi hộp vì phái nữ quá nhiều.  

Hẹn hò lần đầu, hồi hộp; cầm tay lần đầu, hồi hộp; có ý định hôn lén, hồi hộp; đi thăm nhau ngồi xe đò, hồi hộp; gặp ai thích mình, hồi hộp; gặp ai mình thích; hồi hộp; chuẩn bị lấy nhau, hồi hộp; nhưng tất cả những hành vi, sự tình kể trên, khi đã xảy ra nhiều lần với một người, quen rồi, hết hồi hộp. Đúng không? Như vậy, hồi hộp liên quan đến mới lạ và chai lì.

Mới nghĩ ra, tưởng rằng hay quá. Rồi nghĩ lại. Không đúng. Vợ tôi là người nữ mà tôi quen thuộc nhất, chai lì nhất trên cõi đời, mà sao tôi vẫn hồi hộp?
Phải có lý do khác, mặc dù nếu cùng một bức tranh khỏa thân, xem đi xem lại, quả nhiên là có giảm bớt hồi hộp.

Tôi tìm đến anh bạn già để cho anh biết tất cả những gì tôi đã tìm hiểu được. Nghe những lập luận không manh mối của tôi anh cười to, rồi nói:

“Mẹ nó, ông đúng là lẩm cẩm. Tôi đã tìm ra lý do. Mỗi lần trước khi xem tranh khỏa thân nghệ thuật đẹp, tôi mở iphone tự thâu mình cho đến khi cảm thấy hồi hộp. Thâu một chục lần rồi đem ra so sánh, đối chiếu, thấy rõ ràng. … (Ông bạn quái ác này còn dừng lại lấy hơi.) Ông biết không, khi tôi xem những họa phẩm, hình chụp nghệ thuật khỏa thân đẹp, lòng tôi mê mẩn, quên thở, ừ, quên điều hòa hơi thở, đôi khi nín cả thở. Thiếu oxy, máu bơm loạn xạ, trái tim hồi hộp. Dạo này, mỗi khi xem tranh, tôi chú ý hít thở đều đặn, thấy không còn hồi hộp.”

Tôi tin bạn tôi nói thật, nhưng tôi có giải đáp khác từ kinh nghiệm cá nhân. Không muốn nói ra, vì e rằng khó hiểu. Chỉ vỗ vai bạn già như một cách chúc mừng, rồi ra về.

Nếu là những người nghệ sĩ chân chính, như một nhà văn, không còn viết được truyện có giá trị; một nhà thơ, không còn có thể làm thơ hay; một họa sĩ không còn khả năng vẽ tranh đẹp; đố bạn đọc họ mất thứ gì? Nghĩ đến ngày không còn có thể sáng tác giá trị xứng đáng, có lẽ, đó là cảm giác ông Adong bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng; cảm giác Napoleon bị tù trên đảo; cảm giác một vị vua đang vùng vẫy giữa chiến trường, bị đột quị phải cưỡi xe lăn.

Tệ hơn, là họ đều biết rõ, một ngày nào đó họ sẽ mất, chỉ không biết lúc nào. Mỗi ngày, họ đều chờ đợi ngày hôm đó, có thể là hôm nay. Như các người ngoan đạo chờ đợi ngày tận thế. Như bệnh nhân được bác sĩ cho biết chỉ còn sống sáu tháng nữa. Nhìn bất kỳ một cái đẹp nào, tôi đều có cảm giác tác giả đang chờ đợi. Tôi hiểu vì tôi cũng đang chờ. Thấm nhuần sâu xa về đời người là các triết gia. Cảm thức cụm từ “đồ phế thải” cay đắng khắc nghiệt trong lúc còn sống là những người nghệ sĩ. Những ai sáng tác nghệ thuật bằng tận cả cuộc đời đều là những người lo sợ sẽ trở thành đồ phế thải.

Họ chờ đợi ngày sẽ mất một thứ gì yêu quí, một thứ gì đã quen sống không rời, thời gian chờ đợi đó u ám, bất an. Như đang chờ đợi vợ xếp áo quần vào va li chuẩn bị bỏ đi, không bao giờ trở lại. Trạng thái đó, cảm giác đó, không phải hồi hộp, là nỗi bất an thường trực, chỉ chờ đúng cơ hội, sẽ lộ hình trong nhịp tim và mạch máu. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trưa Chủ Nhật, 8 tháng 10 năm 2023, tại đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove, Quận Cam đã diễn ra chương trình Ngọc Trong Tim kỳ 15, với phần trình diễn của các nghệ sĩ khuyết tật đến từ nhiều nơi...
Với một người lãnh đạo có cả tâm, tài và niềm đam mê, với một ban điều hành tâm huyết với nền văn học-nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại, với những thiện nguyện luôn sát cánh trong gần hai thập kỷ, có vẻ như VFF đã sẵn sàng đi tiếp thêm 20 năm nữa...
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh năm 1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trong gia đình theo đạo Tin Lành. Nhập học lớp Đệ Thất vào năm 1944 lúc 14 tuổi tại trường Bưởi...
Nhạc sĩ Y Vũ vừa qua đời tại Sài Gòn ngày 28-9-2023 hưởng thọ 83 tuổi (1940-2023); báo chí lại đặt vấn đề ai là tác giả thật sự của ca khúc nổi tiếng Tôi Đưa Em Sang Sông...
Sáng nay trên trang Facebook, ca sĩ Bảo Yến báo tin nhạc sĩ Quốc Dũng vừa ra đi ngày 24-9-2023. Khoảng mười mấy năm trước Quốc Dũng có sang Hoa Kỳ và ghé ở nhà người quen ở San Jose. Tôi chở Quốc Dũng ra quán cà phê Dạ Thảo, ngồi nghe anh kể chuyện văn nghệ. Anh nói rằng lần này sang Mỹ và sẽ xuống Quận Cam để gặp một nhạc sĩ nổi tiếng mà Quốc Dũng ngưỡng mộ. Bạn có biết người nhạc sĩ đó là ai không- tôi thoáng suy nghĩ- thì ra đó là nhạc sĩ Lam Phương!
Đối với nhiều người Việt tị nạn sinh sống tại hải ngoại, giữ gìn và quảng bá nền văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Việt tị nạn là một sứ mạng tinh thần quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ này không hề dễ, bởi vì các hoạt động văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại thường không sinh lợi, chưa kể công sức tiền của bỏ vào xiết kể. Những người làm văn hóa cần phải có tâm, có sự kiên trì, cả sự gan lì để thực hiện sứ mệnh của mình. Duy trì được những sự kiện văn hóa tại hải ngoại kéo dài đến 20 năm có thể được xem là một thành tích đáng kể. Và năm nay, Đại Hội Liên Hoan Phim Ảnh Việt Nam Quốc Tế “Viet Film Fest” bước vào mốc 20 năm, đánh dấu một đoạn đường dài phục vụ cộng đồng. Ngoài việc hỗ trợ và quảng bá những tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt trên thế giới, Viet Film Fest quảng bá phim mang đề tài về con người hoặc văn hóa Việt Nam do những đạo diễn không phải gốc Việt thực hiện.
Hơn ba năm sau khi bị đánh cắp ở Laren, bức tranh ‘The Parsonage garden at Nuenen in Spring’ (tạm dịch: Vườn Nhà Mục Sư ở Nuenen vào Xuân) của Van Gogh đã được tìm lại. Việc trả lại được thực hiện bởi thám tử tư nhân người Hà Lan Arthur Brand.
Khi nói về nền âm nhạc Việt Nam thời hiện đại, không thể không nhắc đến nhạc sĩ Phạm Duy. Đã có quá nhiều mỹ từ mà giới yêu nhạc Việt Nam sử dụng khi nói về ông: người nhạc sĩ của thế kỷ, phù thủy âm nhạc, cây đại thụ của ca khúc Việt Nam… Cũng vì thế, viết và nói về nhạc sĩ Phạm Duy là một điều khó, vì đã có quá nhiều người phân tích từ đủ mọi góc cạnh. Từ những nhà phê bình âm nhạc, cho đến bạn bè của ông là những văn nghệ sĩ, hay những người mến mộ. Họ viết về cuộc đời nổi trôi theo vận nước Việt Nam của Phạm Duy, về giai điệu và ca từ Phạm Duy, về khả năng sáng tác bền bỉ của người nhạc sĩ thiên tài…
Viết về nhạc Phạm Duy mà không nói tới tiếng hát của ca sĩ Thái Thanh là một thiếu sót không nhỏ. Như ta bước hụt một nấc thang. Tiếng hát của ca sĩ là chỉnh lại thăng bằng giữa nhạc và lời, khi niềm tĩnh lặng cần thiết một biến đổi. Những lặng yên nốt nhạc của nhạc sĩ trên mặt giấy, bỗng rảo bước đi, qua lời ca sĩ. Nhạc của Phạm Duy là nhiên liệu. Thái Thanh đốt lên thành ngọn. Ngọn rực rỡ bình minh. Ngọn hắt hiu của cây đèn lạp đêm khuya. Lửa ấy, lời ca ấy, không chỉ để ta nghe, thổ lộ những tâm tình, mà, còn để ta Nhìn, những bức minh họa. Cánh diều, con đê, bên ánh đèn mẹ ngồi khâu áo, đèo núi cao đoàn quân đi qua, bờ nước rộng con thuyền lên đường viễn xứ, chiều làng quê anh thương binh trở lại, và nắng tươi màu, áo ai phận mỏng, và thế gian giao mùa chinh chiến, và âm dương trở mình trong tiếng chày kinh. Cõi nhân ảnh mờ mờ, ảo ảo, hay tục lụy rõ soi ấy, một kiếp đời, ai cũng từng trải.
Tin nhạc sĩ Đan Thọ tác giả nhạc phẩm Chiều Tím qua đời ngày 4-9-2023, tại Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 99 tuổi, gợi nhớ kỷ niệm ca nhạc thời niên thiếu của tôi ở quê nhà...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.