Hôm nay,  

Trứng Phục Sinh Pysanky

15/04/202200:00:00(Xem: 3298)

 

 

Vào đầu thập niên 1970, một tạp chí ở miền Nam Việt Nam (hình như là Thời Nay) có một bài về trứng Phục Sinh kèm theo ảnh của những quả trứng có họa tiết, hoa văn linh động, màu sắc rực rỡ.  Những quả trứng này là pysanka (số ít) hay pysanky (số nhiều) có nguồn gốc từ Ukraine.  Thật ra có rất nhiều quốc gia Đông Âu, như Ba Lan, Cộng Hòa Czech, và Belarus cũng có nghệ thuật vẽ trứng, nhưng Ukraine được xem là nguồn gốc nghệ thuật pysanky.  Ukraine trong hơn trăm năm bị sát nhập vào Nga, không được sử dụng ngôn ngữ Ukraine, bị cấm đàn bandura, bị tàn sát diệt chủng, ngay cả pysanky cũng bị ngăn cấm đến suýt nữa nghệ thuật này cũng biến mất. 
 
Tại sao chào đón lễ Phục sinh bằng trứng màu?

Phục sinh là một trong những lễ rất quan trọng của Thiên Chúa Giáo, bên cạnh lễ Giáng Sinh.  Ngày Lễ Phục Sinh nhiều cửa hàng siêu thị đóng cửa, hoặc cho nhân viên về sớm để mừng lễ. Nhiều gia đình có thói quen tổ chức tiệc họp mặt đại gia đình.  Trẻ em và người lớn mặc quần áo mới đẹp.  Trứng nhuộm màu tông lạt được treo trên cây để trang trí. Kẹo chocolate giả thành hình quả trứng được đem giấu như kho tàng cho trẻ em săn lùng.  Nhưng tại sao trứng có liên quan đến lễ Phục Sinh?

Screenshot 2022-04-12 120047
Họa tiết pysanky

Người Ukraine thời cổ xưa thờ thần mặt trời Dazhboh.  Mặt trời là nguồn ánh sáng sưởi ấm quả đất, và do đó, là nguồn sống.  Chim được xem là sự sáng tạo của thần mặt trời vì chỉ có chim mới có thể đến gần thần mặt trời.  Người Ukraine cổ xưa tin rằng có bàn tay của đấng tối cao trong sự sáng tạo ra nguồn sống trong quả trứng. Loài người không đến được gần thần, cũng không đến gần chim được, nhưng có sự liên kết với thần nhờ nhặt được trứng chim.  Trứng mang mầm sống của chim và do đó tượng trưng cho mầm sống của cuộc đời.  Khi vừa qua khỏi mùa đông, vạn vật như bừng sống trở lại, cũng là lúc trứng chim nở ra con; do đó, trứng là biểu tượng của sự duy trì nguồn sống và của sự tái sinh. 

Pysanky đã có rất lâu đời, trước khi Thiên Chúa Giáo vào Ukraine vào khoảng năm 988.  Với sự phát triển của Thiên Chúa Giáo, niềm tin vào Dazhboh và các vị thần linh dần dần được thay thế bằng Jesus.  Pysanky trở thành biểu tượng của lễ Phục Sinh.

Nhiều năm bị cấm đoán vì xung đột chính trị và tôn giáo với Nga, pysanky gần như bị tận diệt. Người Ukraine di dân mang pysanky đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ, và nghệ thuật này được lưu truyền. Những viện bảo tàng lưu trữ pysanky cũng bị phá hủy bởi chiến tranh và nhà cầm quyền Liên Xô.  Mãi đến năm 1991, khi Ukraine trở nên độc lập, nghệ thuật này mới được khôi phục.  Ở New York có viện bảo tàng Ukraine.  Và ở Ukraine có viện bảo tàng pysanky, sẽ được đề cập sau.
 
Phân biệt vài loại pysanky:

Pysanky bắt nguồn từ chữ pysaty có nghĩa là viết.

Pysanky đơn giản là trứng trang hoàng nghệ thuật nhưng chữ pysanky khiến người ta nghĩ ngay đến loại trứng được vẽ nhiều họa tiết có màu sắc rực rỡ được làm bằng phương pháp nghệ thuật batik - nhuộm bằng sáp màu và cạo lớp sáp để bộc lộ màu sắc của quả trứng.  Có nhiều loại pysanky, chỉ một vài loại được nêu ra ở đây. 

Krashanky: trứng chín và nhuộm chỉ một màu.  Loại màu này tươi sáng được làm bằng thảo mộc, hay vỏ củ hành.  Trứng được chúc phép và ăn vào lễ Phục sinh.

Pysanky: trứng sống được vẽ lên bằng sáp màu theo phương pháp batik với dụng cụ đặc biệt gọi là stylus hay kistka.  Trứng làm bằng gỗ và trứng bọc cườm cũng được gọi là pysanky.

Krapanky: trứng tươi, trang hoàng bằng những dấu chấm bằng nhỏ bằng sáp ong.  Đây là loại pysanky đơn giản nhất.

Dryapanky: trứng được nhuộm bằng sáp màu và cạo bỏ lớp sáp để lộ một phần vỏ trắng bên dưới lớp sáp.

Malyovanky: trứng được vẽ tay bằng sơn màu hay màu nước.
 
Pysanky tìm thấy trong khảo cổ học

Nghệ thuật pysankykrashanky bắt nguồn từ Ukraine từ thời cổ xưa.  Loại pysanky làm bằng vỏ trứng tươi không tồn tại vì dễ vỡ. Một số trứng làm bằng gốm được tìm thấy gần làng Luka Vrublivets'ka trong vùng đất khảo cổ Trypillian (thuộc vào thời kỳ thứ năm cho đến thứ ba trước Thiên Chúa).  Những quả trứng này là đồ trang hoàng, giống như cái lục lạc, bên trong quả trứng bằng gốm có hòn đá nhỏ, khi lúc lắc sẽ nghe tiếng leng keng.  Được dùng để đuổi tà ma.

Phần lớn pysanky tìm thấy ở Ukraine gồm có trứng bằng gốm, vẽ những nét màu xanh và vàng trên nền sậm.  Nhiều pysanky được tìm thấy trong mộ của người lớn lẫn trẻ em. Trứng gốm tìm thấy ở Kyivan Rus' có kích thước nhỏ hơn, được làm bằng đất sét đỏ, có nhuộm màu nâu, xanh lá cây, hay vàng, sọc vàng và xanh.

Quả trứng pysanka lâu đời nhất được tìm thấy ở Lviv năm 2013, trong một hệ thống chứa nước từ thế kỷ 15 hay 16.  Nó là trứng ngỗng có vẽ hình những đợt sóng, vẫn còn nguyên vẹn khi tìm thấy.  Quả trứng lâu đời thứ nhì được tìm thấy ở Baturyn năm 2008, có tuổi đời vào thế kỷ thứ 17.  Baturyn là thủ đô của người Cossack Mazepa, bị tàn phá năm 1708 bởi đạo quân của Nga Hoàng Peter. Toàn thể quả trứng được tìm thấy, nhưng tiếc thay, đã bị vỡ.  Đây là vỏ trứng gà, được vẽ lên những mẫu hình học trên nền có màu xanh và xám.
 
Huyền Thoại về pysanky

Huyền thoại Ukraine kể rằng trong vũ trụ có một quả trứng khổng lồ xuất hiện.  Quả trứng được xiềng vào núi đá. Người ta tin rằng trứng này có thể dùng để chữa lành bệnh và vết thương, bảo vệ, mang đến sự may mắn và giàu có. Hễ trứng còn thì người còn.  Niềm tin này là lý do nghệ thuật pysanky được bảo vệ và tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Hutsuls – người dân tộc sống trên núi Carpathian phía Tây Ukraine, cho rằng vận mệnh thế giới tùy thuộc vào pysanky.  Khi nào nghệ thuật viết vẽ lên vỏ quả trứng còn tồn tại thì thế giới còn tồn tại.  Nếu vì lý do gì đó phong tục này bị chấm dứt, quỷ sứ dưới hình dáng một con rắn khổng lồ bị giam giữ ở một triền núi sẽ xổng ra và phá hoại cả thế giới.  Mỗi năm con rắn quỉ thả ra rất nhiều rắn con để xem bao nhiêu pysanky được làm ra. Nếu số pysanky tăng, thế giới sẽ ổn định và con quỷ dữ tiếp tục bị giam cầm.


Truyện xưa kể rằng có người bán hàng rong tên Simon đã giúp Jesus vác cây thánh giá suốt chặng đường đến Calvary.  Simon để hàng hóa của ông bên lề đường và khi ông quay trở lại, tất cả những quả trứng đều biến thành những quả trứng được vẽ đầy những họa tiết có màu sắc linh động và rực rỡ. Pysanky!
 
Cách sử dụng pysanky

Pysanky, vì đòi hỏi nhiều công sức và thì giờ, chỉ làm quà tặng cho người thân trong gia đình và làm lễ vật tặng những người mình kính trọng.  Pysanka là món quà tượng trưng cho đời sống, do đó phải là quả trứng phải còn nguyên vẹn.  Màu sắc và họa tiết trên quả trứng cũng rất quan trọng vì bên cạnh là biểu tượng của đời sống còn là lời cầu chúc người nhận được bảo vệ, nhiều may mắn, và luôn được yêu thương.  Ở trong nhà, yysanky phải được chưng bày ở nơi trang trọng nhất, được nhiều người chiêm ngưỡng nhất.

 
Họa tiết pysanky

Những họa tiết trên pysanky đều là những hình mẫu tìm thấy trong nghệ thuật dân gian của các bộ môn thêu may, họa văn trên đồ gốm, dệt vải và thảm, tranh vẽ trên tường hay treo tường.  Những bức họa hay điêu khắc bằng gỗ, ngay cả những mẫu hoa văn trên kim loại nhìn thấy trên pysanky vẫn còn được dùng cho đến ngày hôm nay. 

Xuất phát từ nhân gian, một họa viên có thể thiết kế một họa tiết đặt cho nó cái tên cùng với một ý nghĩa.  Lưu truyền từ đời này sang đời khác, làng này sang làng khác, mỗi họa tiết có thể được thay đổi vài nét.  Do đó một biểu tượng có thể có nhiều dị bản, khác tên và mang những ý nghĩa khác nhau, thậm chí có thể đối nghịch nhau.  Thời cổ xưa, những biểu tượng này mang tính chất tôn giáo và huyền thoại, vì thế bị người đời sau xem như mê tín dị đoan. Niềm tin vào huyền thoại dần dần phai mờ được kể lại như một câu chuyện đời xưa. Một số họa tiết có những thiết kế căn bản như:

Thiết kế hình học- bao gồm hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình trái tim.  Thiết kế hình dụng cụ bao gồm hình dáng dụng cụ nông nghiệp như cái cào, lược, cửa sổ, chìa khóa. Thiết kế hình hoa cỏ thiên nhiên, thú vật, biểu tượng tôn giáo, v.v.

Những mẫu họa tiết thay đổi tùy theo vùng miền.  Ở vùng núi Carpathian các họa tiết này thường theo mẫu hình học.  Vùng núi bậc thang ở phía đông Ukraine các họa tiết pysanky thường là thú vật, cây cỏ, thiên nhiên, mặt trời, và trăng sao.

Từ trái qua phải họa tiết theo mẫu hình học - geometry, mẫu nữ thần - berehynia, giáo đường - church, và meander – lọn sóng, nơ hoa, hay những đường vô tận.[1] 
 
Vài nét phác họa về cách làm pysanky

Phương pháp vẽ pysanky rất phức tạp.  Kỹ thuật dùng để vẽ pysanky được gọi là kỹ thuật batik.  Trứng được nhúng vào nhiều loại màu nhuộm bằng sáp, từ màu nhạt đến màu đậm, mỗi lần nhuộm màu đều được bao phủ bằng sáp.  Những lớp sáp này được cạo dần bằng một dụng cụ gọi là kitska hay stylus, để lộ ra những nét vẽ tinh vi đẹp mắt. Trứng được nhuộm bằng nhiều loại màu lấy từ cây cỏ trong thiên nhiên như hạt hướng dương, trái walnut, vỏ của lúa mạch, rong, lá cây bạch dương, v.v... .  Vỏ sồi, cây ash, cành táo dại, hoa nghệ, lá liễu đều được dùng để làm ra màu nhuộm trứng.  Kitska ngày xưa là một dụng cụ để dùng sáp perehynia bằng tay, do đó cần phải được liên tục hâm nóng.  Ngày nay, stylus dùng bằng điện và màu nhân tạo nên công việc dễ dàng hơn xưa.
 
Để giải thích bàn tay của đấng sáng tạo người cổ xưa đã viết huyền thoại trong đó quả trứng được xem như nguồn gốc của đời sống, mặt trời, và thế giới.  Đối với người Ukraine pysanky có quyền lực rất lớn, không chỉ ở quả trứng vì trong quả trứng có mầm sống, nhưng còn ở những họa tiết đầy màu sắc được tô vẽ lên quả trứng.

Màu sắc dùng để nhuộm trứng cũng có ý nghĩa của nó.  Màu đỏ tượng trưng mặt trời, màu vàng dùng để chỉ sự giàu sang và sức sinh sản; màu xanh lục là dấu hiệu của mùa xuân và cây cỏ. Ở Đông Âu, trứng được nhuộm màu đỏ để tượng trưng cho máu của Chúa.  Người Ukraine đã mất nhiều thời gian để pysanky trở thành một nghệ thuật tuyệt hảo.  Ngày nay người ta không còn xem pysanky là một thứ bùa may mắn nữa mà chỉ là một tác phẩm nghệ thuật dân gian đặc sắc.
 
Mùa xuân chính thức bắt đầu từ ngày Vernal Equinox (Xuân Phân) cho người ở Bắc Bán Cầu. Trứng được dùng để chào đón, ăn mừng lễ hội mùa xuân. Người ta đồn rằng trong ngày Xuân Phân quả trứng có thể đứng thăng bằng trên cái đầu nhỏ của nó.  Bạn có bao giờ thử thực hiện điều này chưa? 
Thời xưa, pysanski chỉ được “trang điểm” qua bàn tay phụ nữ và các cô gái nhỏ.  Trứng được chọn lựa rất cẩn thận, chỉ có những quả trứng “có trống” mới được dùng, của đàn gà mới đẻ trứng lần đầu tiên.  Buổi vẽ trứng được tổ chức một cách bí mật.  Bên cạnh việc giữ kín bí quyết nghệ thuật, người lạ bị cấm đến gần vì người làm pysanky sợ bị yểm bùa lên trứng gây tai họa cho người nhận.  Trong thời kỳ người ta theo đạo pagan, pysanky được trang trí vào mùa Xuân.  Khi Thiên Chúa Giáo hoạt động ở Ukraine, những buổi làm pysanky được tổ chức trước lễ Phục Sinh.[4]
 
Bảo Tàng Pysanka Museum

Viện bảo tàng Pysanka được thành lập năm 2000 ở Kolomya, Ivano-Frankivska Oblast, thuộc phía tây Ukraine.  Đây là viện bảo tàng duy nhất trưng bày nghệ thuật pysanky.  Phần giữa của viện bảo tàng có hình dáng như quả trứng pysanka.  Bên trong viện bảo tàng cũng trang trí giống như pysanky
Viện bảo tàng chứa khoảng 10 ngàn trứng pysanky của nhiều nghệ sĩ, nhiều thời đại, và của một số nước Đông Âu lân cận như Belarus, Ba Lan, Cộng Hòa Czech và một vài quốc gia khác xa hơn.

Lễ Phục Sinh năm 2022, trong những ngày Ukraine bị Nga xâm lấn, hy vọng pysanky sẽ mang lại may mắn và trường tồn cho đất nước và nền độc lập rất còn non trẻ này. 
  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Con rồng không phải là con vật có thực trong giới sinh vật mà chỉ là thần linh hư cấu, hình ảnh con rồng được tạo dựng bởi sự tổng hợp đặc trưng loài động vật theo óc tưởng tượng của con người, nên hình ảnh con rồng thay đổi ở mỗi bản vẽ và phức tạp: Rồng giống hươu, đầu rồng có lúc giống lạc đà. Mắt rồng giống quỷ. Cổ rồng giống cổ rắn. Bụng rồng giống bụng con tằm. Vẩy rồng giống cá, vuốt rồng giống vuốt chim. Chân rồng giống chân hổ, có người lại cho là chân rồng giống chân rùa. Tai rồng giống tai trâu bò. Con rồng giống tất cả mọi chi tiết của nhiều loại động vật khác nhau, do đó, người ta quý trọng con rồng.
Đó là ngày 26 tháng 4 năm 1937. Tây Ban Nha đang hỗn loạn cùng cực: Tướng Franco và một phần của quân đội phản đối cuộc bỏ phiếu phổ thông giao chính quyền Cộng hòa Tây Ban Nha cho các đảng cánh tả. Đất nước bị chia cắt tơi tả, xâu xé bởi một cuộc nội chiến đẫm máu...
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo pháp là Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo. Nhờ sự uyển chuyển của giáo pháp mà đạo Phật thích ứng với mọi giai tầng trong xã hội, khế hợp với nhiều nền văn hóa khác nhau, phát triển mạnh ở các quốc gia khác nhau. Ngay cả những nước tân tiến nhất hiện nay như Mỹ, Canada, Tây Âu… Đạo Phật vẫn thích ứng và cùng đồng hành với những tôn giáo khác...
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bạn có thể gọi Arnaud Nazare-Aga là một nhà điêu khắc, hay một lạt ma vào đời, hay đơn giản, là một nghệ sĩ và là một cư sĩ. Một thời anh đã ngồi trong tu viện để tạc các pho tượng Phật, tượng Bồ Tát, các trụ điêu khắc, và rồi anh rời tu viện để bước vào đời, trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng trong thế giới tượng hình. Nói kiểu tóm gọn theo văn phong báo chí thường gặp là: một nghệ sĩ Phật tử người Pháp. Nhưng cuộc đời anh đầy những cơ duyên kỳ lạ. Bài viết này tổng hợp từ nhiều báo, trong đó có Forbes, Time Out, Thai PBS World, The Phuket News... Lời tự giới thiệu của nhà điêu khắc Arnaud Nazare-Aga chỉ đơn giản vài đoạn trên trang nhà riêng. Sinh năm 1965 tại Paris, Arnaud Nazare-Aga đã sinh khởi niềm đam mê với kiến trúc và điêu khắc hiện đại từ khi còn thơ ấu. Anh thường xuyên đi thăm viện bảo tàng cùng ba mẹ. Anh được giáo dục trong một cộng đồng Phật giáo Tây Tạng ở vùng Burgundy, miền Đông nước Pháp, và học nghề đúc tượng thạch cao nơi đây.
Được sáng tạo bởi Disney Theatrical Productions (dưới sự chỉ đạo của Thomas Schumacher), vở nhạc kịch The Lion King được trình diễn lần đầu trên sân khấu Broadway vào ngày 13 tháng 11 năm 1997 và đã đón hơn 112 triệu khán giả trên khắp thế giới đến thưởng thức. Sự kiện nhạc kịch mang tính bước ngoặt này quy tụ một trong những đội ngũ sáng tạo giàu trí tưởng tượng nhất tại sân khấu Broadway. Julie Taymor, đạo diễn từng đoạt giải Tony Award®, đã mang đến một câu chuyện tràn đầy hy vọng và phiêu lưu trên phông nền kỳ thú với những hình ảnh tuyệt đẹp. The Lion King cũng sử dụng một số bản nhạc quen thuộc nhất của Broadway do các nghệ sĩ từng đoạt giải Tony Award là Elton John và Tim Rice sáng tác. The Lion King không giống như bất kỳ vở nhạc kịch nào khác.
Bị những kẻ mơ làm ca sĩ dai dẳng tra tấn trong cảnh sống chung chạ ở trại tỵ nạn nên tôi đã, như một hình thức phản vệ, tập cho mình thói quen thưởng thức bằng lỗ tai phân tích, chủ yếu trên khía cạnh ngôn từ...
Ann Phong triển lãm tranh ở Quận Cam, tôi bay qua tham dự. Xem tranh trừu tượng là xem tranh bằng tưởng tượng. Tôi là người sống bằng tưởng tượng. Xem tranh Ann Phong, không chỉ xem cái đẹp, xem nét đặc thù của nữ họa sĩ này, nhưng để sau cùng là xem chính “tôi trong quá trình tưởng tượng từ dãy tranh.” Luhraw viết: “Trước đây tôi chỉ có thể đoán chừng mình là ai. Giờ đây, nhờ nghệ thuật, tôi biết mình là ai.” (Quote.) Có nhiều đêm mất ngủ, tôi thường lên mạng xem tranh, đôi khi, ngủ nhờ trong phòng tranh ảo của Ann Phong. Những khi suy nghĩ về sự hiện sinh của con người, của bản thân, tôi thường tự dẫn mình đến một số tranh của Ann Phong theo quan điểm “Dấu người trên đất.” Tôi yêu thích loạt tranh này, vì Ann Phong nói lên những điều bằng họa, mà tôi chưa thể nói hết những suy nghĩ qua thơ.
Ở nước Mỹ hiện nay, các chính trị gia đang chia rẽ, đấu đá, tranh phiếu cử tri về những vấn đề tưởng như là “chuyện nhỏ” ở các quốc gia văn minh khác. Thí dụ như vấn đề về quyền của người đồng tính. Ở nước Mỹ tự do dân chủ nhất thế giới ngày nay vẫn xảy ra tình trạng đối xử tàn nhẫn, kém văn minh đối với những người đồng tính. Nhiều người khi nghe điều này sẽ không tin đó là sự thật. “Làm sao chuyện đó có thể xảy ra ở xứ sở văn minh này!?” Nhưng sự thật dù khó tin nhưng vẫn là sự thật. Nhất là khi nó được kể lại từ những nhân chứng sống, rồi sau đó được in thành sách, chuyển thể thành phim ảnh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.