Hôm nay,  

Trình Chiếu Bộ Phim A Cloud Never Dies, Làng Mai Kêu Gọi Nga Ngừng Chiến Tranh Ukraine

02/04/202221:40:00(Xem: 4120)

a cloud never dies
Vào ngày 2 tháng 4 2022, Tu Viện Làng Mai (Pháp) đã chính thức trình chiếu trên Youtube “A Cloud Never Dies”, bộ phim nói về cuộc đời tu hành và sự nghiệp hòa bình của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Bộ phim cũng là một thông điệp hòa bình của Làng Mai gởi đến chính quyền Nga, kêu gọi họ chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine.

 

Bộ phim được thực hiện bởi 2 nhà sản xuất Max Plug và Marc J. Francis. Chỉ với gần nửa giờ, bộ phim đã phác họa những đặc điểm nổi bật nhất của một đời hành đạo, những đóng góp, ảnh hưởng quan trọng của Thiền Sư Nhất Hạnh không chỉ với Phật Giáo, mà cả nhân sinh quan, phong cách sống của hàng triệu người Việt Nam và hành triệu triệu người ở nhiều các quốc gia trên khắp các châu lục. Sự ảnh hưởng này có sức lan tỏa qua nhiều thế hệ, và có lẽ sẽ còn được kế tục lâu dài cho dù Thiền Sư đã qua đời vào đầu năm 2022.

 

Nếu chỉ được dùng 2 cụm từ để nói về đóng góp của Thiền Sư Nhất Hạnh cho nhân loại, có thể đó là “Hòa Bình” và “Chánh Niệm”. Sinh ra, lớn lên, xuất gia trong một quê hương Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến khốc liệt, cả đời Thiền Sư đã đi tìm giải pháp rốt ráo cho hòa bình của quê hương và nhân loại. Vào năm 1965, ông mở Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, tập hợp hàng ngàn thanh niên tình nguyện đi vào những miền quê khói lửa, góp phần xoa dịu những tàn phá do chiến tranh gây ra. Đầu năm 1966, ông sáng lập Dòng Tu Tiếp Hiện, mô tả đó là một phòng trào phản kháng tinh thần đối với chiến tranh. Tư tưởng này được thể hiện rõ trong giới thứ nhất, một trong  năm giới tân tu của Làng Mai: “…Thấy được rằng tất cả những bạo động do sợ hãi, hận thù, tham vọng và cuồng tín gây ra đều bắt nguồn từ cách tư duy lưỡng nguyên và kỳ thị; con nguyện học hỏi thái độ cởi mở, không kỳ thị, không cố chấp vào bất cứ một quan điểm, một chủ thuyết hay một ý thức hệ nào để có thể chuyển hóa hạt giống cuồng tín, giáo điều và thiếu bao dung trong con và trên thế giới…”. Khi con người không còn mù quáng bởi sự cuồng tín tôn giáo, không còn nuôi dưỡng hận thù do niềm tin u mê vào một ý thức hệ, thì động lực tham gia vào các cuộc chiến tranh tàn phá chết chóc sẽ biến mất.

 

“Kêu gọi hòa bình” cũng có thể được gọi tên bằng “phản chiến”. Thiền Sư Nhất Hạnh được sự ủng hộ của những tên tuổi lớn của thế giới đã từng nhận giải Nobel Hoà Bình, trong đó có Mục Sư Martin Luther King (Hoa Kỳ) và Đức Đạt Lai Lạt Ma (Tây Tạng). Ông cũng bị rất nhiều người chỉ trích, chống đối vì hoạt động “phản chiến” của mình. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã trục xuất Thiền Sư vào năm 1966 khi ông đang ra nước ngoài vận động hòa bình cho Việt Nam; còn chính quyền cộng sản miền Bắc thì đã chụp mũ ông là người của CIA.

 

Sau khi không thể trở về quê hương vào năm 1966, Thiền Sư Nhất Hạnh ở lại Pháp, thành lập tu viện Làng Mai, bắt đầu truyền bá tư tưởng và các phương pháp thực hành của “Đạo Phật hiện đại hóa” và “Đạo Phật đi vào cuộc đời” mà ông chủ trương. Cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma, Thiền Sư Nhất Hạnh là nhân vật thứ hai đã giúp Đạo Phật phát triển và ứng dụng rộng rãi tại các nước Âu Mỹ. “Mindfulness”, “Chánh Niệm” là hai cụm từ gắn liền với tên tuổi của Thiền Sư. Là Phật tử, ai cũng biết “Chánh Niệm” là một tám con đường tu căn bản mà Đức Phật đã hướng dẫn để thực hành giải thoát (Bát Chánh Đạo), đã có từ hơn hai ngàn năm trước. Tuy nhiên, việc đem đến thế giới Âu Mỹ “Mindfulness”- phương pháp thực hành chánh niệm, tỉnh thức trong những sinh hoạt thường nhật, có thể thực tập mọi lúc mọi nơi để chuyển hóa thân tâm, nuôi dưỡng hạnh phúc- thì chắc chắn đó là dấu ấn riêng của Thiền Sư Nhất Hạnh. Pháp môn Làng Mai tiếp tục lan truyền đi khắp thế giới, với tu viện Lộc Uyển, Bích Nham, Mộc Lan ra đời ở Mỹ, và những trung tâm tu học chánh niệm tiếp tục mọc lên ở Đức, Hong Kong, Thái Lan, Úc… Còn ở Việt Nam, cho dù chính quyền cộng sản có phá hoại tu viện Bát Nhã vào năm 2009 do lo sợ trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Thiền Sư đối với người dân trong nước, họ cũng không thể ngăn cản được pháp môn chánh niệm bắt đầu phát triển trong tâm thức người dân Việt. Và quan trong hơn nữa, Chánh Niệm không chỉ dành riêng cho người Phật tử, mà hàng triệu triêu người trên thế giới với nhiều niềm tin tôn giáo khác nhau cũng tìm đến thực hành phương pháp này để có được sự thương yêu, hạnh phúc đích thực cho cuộc sống.

 

Nhóm làm phim cho biết họ dự định sẽ ra mắt bộ phim “A Cloud Never Dies” nhân kỷ niệm 100 ngày mất của Thiền Sư Nhất Hạnh vào tháng 5 tới đây. Tuy nhiên, tình hình chiến tranh khốc liệt tại Ukraine đã khiến cho Làng Mai đổi ý. Cũng vào ngày 2 tháng 4, một phái đoàn của Làng Mai đã trao tay bộ phim cho tòa Đại sứ Nga ở Berlin, cùng một lá thư kêu gọi chính quyền Putin chấm dứt chiến tranh. Làng Mai hy vọng rằng di sản của Thiền Sư Nhất Hạnh như một sứ giả hoà bình có thể ảnh hưởng tích cực đến những lời kêu gọi chấm dứt chiến tranh.

 

Những người làm phim hy vọng người xem nhận ra rằng cho dù Thiền Sư Nhất Hạnh đã không thể chấm dứt được chiến tranh Việt Nam, nhưng những trải nghiệm đau thương về chiến tranh đã được ông chuyển hóa thành chất liệu để chữa lành cho bản thân, và rồi tiếp tục chữa lành tâm hồn cho hàng triệu người khắp nơi trên thế giới.

 

Những đám mây trời không chết đi, mà chuyển hóa thành những cơn mưa, để tưới tẩm cho những hạt mầm từ bi, an lạc đâm chồi nẩy lộc trên khắp hành tinh này.

https://www.youtube.com/watch?v=DRObW9noiVk

 

Doãn Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trưa Chủ Nhật, 8 tháng 10 năm 2023, tại đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove, Quận Cam đã diễn ra chương trình Ngọc Trong Tim kỳ 15, với phần trình diễn của các nghệ sĩ khuyết tật đến từ nhiều nơi...
Với một người lãnh đạo có cả tâm, tài và niềm đam mê, với một ban điều hành tâm huyết với nền văn học-nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại, với những thiện nguyện luôn sát cánh trong gần hai thập kỷ, có vẻ như VFF đã sẵn sàng đi tiếp thêm 20 năm nữa...
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh năm 1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trong gia đình theo đạo Tin Lành. Nhập học lớp Đệ Thất vào năm 1944 lúc 14 tuổi tại trường Bưởi...
Nhạc sĩ Y Vũ vừa qua đời tại Sài Gòn ngày 28-9-2023 hưởng thọ 83 tuổi (1940-2023); báo chí lại đặt vấn đề ai là tác giả thật sự của ca khúc nổi tiếng Tôi Đưa Em Sang Sông...
Sáng nay trên trang Facebook, ca sĩ Bảo Yến báo tin nhạc sĩ Quốc Dũng vừa ra đi ngày 24-9-2023. Khoảng mười mấy năm trước Quốc Dũng có sang Hoa Kỳ và ghé ở nhà người quen ở San Jose. Tôi chở Quốc Dũng ra quán cà phê Dạ Thảo, ngồi nghe anh kể chuyện văn nghệ. Anh nói rằng lần này sang Mỹ và sẽ xuống Quận Cam để gặp một nhạc sĩ nổi tiếng mà Quốc Dũng ngưỡng mộ. Bạn có biết người nhạc sĩ đó là ai không- tôi thoáng suy nghĩ- thì ra đó là nhạc sĩ Lam Phương!
Đối với nhiều người Việt tị nạn sinh sống tại hải ngoại, giữ gìn và quảng bá nền văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Việt tị nạn là một sứ mạng tinh thần quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ này không hề dễ, bởi vì các hoạt động văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại thường không sinh lợi, chưa kể công sức tiền của bỏ vào xiết kể. Những người làm văn hóa cần phải có tâm, có sự kiên trì, cả sự gan lì để thực hiện sứ mệnh của mình. Duy trì được những sự kiện văn hóa tại hải ngoại kéo dài đến 20 năm có thể được xem là một thành tích đáng kể. Và năm nay, Đại Hội Liên Hoan Phim Ảnh Việt Nam Quốc Tế “Viet Film Fest” bước vào mốc 20 năm, đánh dấu một đoạn đường dài phục vụ cộng đồng. Ngoài việc hỗ trợ và quảng bá những tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt trên thế giới, Viet Film Fest quảng bá phim mang đề tài về con người hoặc văn hóa Việt Nam do những đạo diễn không phải gốc Việt thực hiện.
Hơn ba năm sau khi bị đánh cắp ở Laren, bức tranh ‘The Parsonage garden at Nuenen in Spring’ (tạm dịch: Vườn Nhà Mục Sư ở Nuenen vào Xuân) của Van Gogh đã được tìm lại. Việc trả lại được thực hiện bởi thám tử tư nhân người Hà Lan Arthur Brand.
Khi nói về nền âm nhạc Việt Nam thời hiện đại, không thể không nhắc đến nhạc sĩ Phạm Duy. Đã có quá nhiều mỹ từ mà giới yêu nhạc Việt Nam sử dụng khi nói về ông: người nhạc sĩ của thế kỷ, phù thủy âm nhạc, cây đại thụ của ca khúc Việt Nam… Cũng vì thế, viết và nói về nhạc sĩ Phạm Duy là một điều khó, vì đã có quá nhiều người phân tích từ đủ mọi góc cạnh. Từ những nhà phê bình âm nhạc, cho đến bạn bè của ông là những văn nghệ sĩ, hay những người mến mộ. Họ viết về cuộc đời nổi trôi theo vận nước Việt Nam của Phạm Duy, về giai điệu và ca từ Phạm Duy, về khả năng sáng tác bền bỉ của người nhạc sĩ thiên tài…
Viết về nhạc Phạm Duy mà không nói tới tiếng hát của ca sĩ Thái Thanh là một thiếu sót không nhỏ. Như ta bước hụt một nấc thang. Tiếng hát của ca sĩ là chỉnh lại thăng bằng giữa nhạc và lời, khi niềm tĩnh lặng cần thiết một biến đổi. Những lặng yên nốt nhạc của nhạc sĩ trên mặt giấy, bỗng rảo bước đi, qua lời ca sĩ. Nhạc của Phạm Duy là nhiên liệu. Thái Thanh đốt lên thành ngọn. Ngọn rực rỡ bình minh. Ngọn hắt hiu của cây đèn lạp đêm khuya. Lửa ấy, lời ca ấy, không chỉ để ta nghe, thổ lộ những tâm tình, mà, còn để ta Nhìn, những bức minh họa. Cánh diều, con đê, bên ánh đèn mẹ ngồi khâu áo, đèo núi cao đoàn quân đi qua, bờ nước rộng con thuyền lên đường viễn xứ, chiều làng quê anh thương binh trở lại, và nắng tươi màu, áo ai phận mỏng, và thế gian giao mùa chinh chiến, và âm dương trở mình trong tiếng chày kinh. Cõi nhân ảnh mờ mờ, ảo ảo, hay tục lụy rõ soi ấy, một kiếp đời, ai cũng từng trải.
Tin nhạc sĩ Đan Thọ tác giả nhạc phẩm Chiều Tím qua đời ngày 4-9-2023, tại Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 99 tuổi, gợi nhớ kỷ niệm ca nhạc thời niên thiếu của tôi ở quê nhà...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.