Hôm nay,  

Đinh Cường Họa & Thơ

07/01/202208:39:00(Xem: 2127)

TƯỞNG NIỆM HỌA SĨ ĐINH CƯỜNG

 

Hs Đinh Cường
Họa sĩ Đinh Cường.

 

Ngày 07 tháng 01 năm 2022 này là đúng sáu năm Họa sĩ, Nhà thơ Đinh Cường rong chơi về cõi vĩnh hằng, miên viễn...

 

Tiểu sử và sự nghiệp hội họa lẫn viết lách của Đinh Cường thì hầu hết giới văn nghệ sĩ người Việt trong và ngoài nước đều biết và tâm phục. Ông được đánh giá là một họa sĩ lớn có tiếng tăm ở Việt Nam và Hải ngoại. Nhà phê bình hội họa Huỳnh Hữu Ủy trong bài “Vẻ Ẩn Mật Trong Hội Họa Đinh Cường” viết năm 1996, đã ghi nhận: “Về mặt kỹ thuật, có thể nói Đinh Cường là một trong những họa sĩ mới đã vận dụng đến cao độ những tình cờ bắt chợt được của các khối màu và hình thể. Giấc mơ và sự tình cờ của màu sắc và đường nét đã chập chồng lên trên hội họa của Đinh Cường. Ở đây chúng ta có thể nói là Cường rất tài hoa, phóng túng thả mình trôi nổi giữa nhịp điệu chuyển động của vô thức, nhưng rồi anh cũng dừng lại đúng lúc và mang tặng cho cuộc đời những bảng màu thực đẹp đẽ, phong phú, ảo hoặc đến độ kỳ diệu.”

 

Còn Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), trong một cuộc triển lãm tranh của Họa sĩ Đinh Cường tại Houston, Texas vào tháng 8/ 2005 đã nhận xét: “Đinh Cường là họa sĩ nổi tiếng tại Việt Nam từ những năm đầu thập niên 60. Tranh của ông, theo đánh giá của nhiều người thì, đó là những bài thơ được viết bằng mầu sắc và đường nét. Lãng mạn, thơ mộng là đặc tính trỗi bật nhất của thế giới hội họa mang tên Đinh Cường. Những game mầu của ông dù lạnh hay nóng, vẫn ấm áp, ngân vang niềm hạnh phúc liu điu những chân trời hiu quạnh...”

 

“Ấm áp ngân vang niềm hạnh phúc” là sự hiện hữu trong rất nhiều bức tranh của Đinh Cường, kể cả khi ông vẽ tranh chân dung thiếu nữ hay tranh minh họa cho các báo. Riêng “Liu điu những chân trời hiu quạnh” phải chăng là những biến đổi trong cuộc đời ông? Và cả cuộc đời của nhiều văn nghệ sĩ mà ông gắn bó, họa những bức chân dung của họ như nhà thơ Tuệ Sĩ, Nguyễn Đức Sơn, nhà văn Doãn Quốc Sỹ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn..., đặc biệt là thi sĩ Bùi Giáng, người mà Đinh Cường đã có hơn 30 bức chân dung, đặc tả thần thái của thi sĩ!

Hội họa của Đinh Cường, có lẽ đó chính là “ Thể phách” , sự thể hiện một cách hiện hữu “hình ảnh” và cả “hồn vía” của bao điều mà họa sĩ chiêm nghiệm và gửi gắm, được rất nhiều người đồng điệu, thưởng lãm và ngưỡng mộ, ca tụng?

 

Song một điều làm cho Đinh Cường không khỏi mê đắm, chìm trong những trăn trở, nghĩ suy, khi mà màu vẽ và cái cọ chưa thể nói hết nỗi niềm tâm sự mà ông muốn gửi gắm đó chính là Thơ ( viết hoa). Thơ trong tâm và cả thơ trong câu chữ. Đọc thơ Đinh Cường, nhà văn Mang Viên Long, lúc sinh thời cũng từng viết: “Thơ của Đinh Cường như “những trang nhật ký” ghi chép lại cảm nghĩ, kỷ niệm. sinh hoạt đang trôi chảy từng ngày qua đời sống anh, nên rất thật và tự nhiên. Có lúc đọc thơ anh, tôi nghĩ - anh làm thơ như thở. Bởi “cái thật & tự nhiên” ấy, nên đọc thơ anh tôi rất thoải mái, say sưa, như được nghe anh trò chuyện. Hết chuyện nầy, đến chuyện kia. Hết ngày nọ đến ngày khác. Bằng những lời có khi thì thầm trầm lắng, có khi sôi nổi hào sảng, trẻ trung. Tôi nghĩ, chính nhờ những phút giây bất chợt sống hết lòng với thơ, anh đã “tự làm mới” tâm hồn mình, đời sống mình, cho những sáng tạo nghệ thuật qua những tranh vẽ sau nầy…Sự hổ trợ “tương tác” giữa hội họa và thơ ca, cũng là một đặc điểm đáng ghi nhận của thơ Đinh Cường…” (Những trang nhật ký thơ sâu đậm một chữ tình)

 

Một sự cảm nhận đồng điệu mà tinh tế, bởi thơ của Đinh Cường, rất thật và cũng rất tự nhiên, song lấp lánh những cảm nhận sâu lắng, tinh anh của sự gạn lọc như “Một lần về thăm lại nơi cũ - Đơn Dương”, Đinh Cường đã tâm sự (tặng Nguyễn Dương Quang & Nguyễn Sông Ba): "Vì sao nhớ hoải về Đơn Dương/ vì nơi ấy có phố rất buồn/ nơi ấy có nhà bưu điện nhỏ/ gửi bao nhiêu lá thư dễ thương”.

 

Đó chính là sự chắc lọc của bao “thương nhớ, nhớ hoài” cái thị trấn heo hút buồn, cách xa Đà Lạt mộng mơ của một thuở, mà nhiều người không nói được (Bưu điện nhỏ, bao nhiêu lá thư dễ thương).

 

Rồi ông nói đến cái “cuồng si của tuổi trẻ”, của “những người nghệ sĩ” như những ghi nhớ của một thời: “Vì sao cứ nhớ thời tuổi trẻ/ tuổi cuồng si say đắm không ngờ/ ví dụ như người nhạc sĩ ấy/ chụm tay che ánh nến viết lời ca” và: “Ví dụ người bạn ngồi bên vẽ/ khi vượn kêu mới biết quá khuya/ đêm hôm khuya khoắt hai người bạn/ co ro nằm giường gỗ hẹp hai bên”.

 

Bài thơ “ Đồi Vọng cảnh”, ông viết năm 1964 đăng trên báo Mai, lúc ông mới 25 tuổi, mang mang một nỗi niềm đơn lẻ: “thôi em ngày mộng chưa về/ chiều trên rừng núi lạnh tê mộ phần/ con sông chừng cũng lưng dòng/ thuyền trôi chậm mái chập chùng sóng xô/ người ngồi giữa bãi cỏ khô/ bầy chim về muộn cũng vừa bóng đêm/ thôi em ngày mộng đã chìm/ chiều trên rừng núi một mình lạnh tê”.

 

Để nhớ “ T. Nh” (là Hồ Thị Tuyết Nhung, phu nhân của họa sĩ), ông đã có bài thơ “ Vĩnh viễn” ăm ắp những kỷ niệm ngọt ngào mà đau đáu nỗi xót thương, da diết:

 

Anh vẫn trở về đêm khuya thắp hàng bạch lạp
Tách nước trà nguội như căn phòng có nhiều vết loang
Anh đồ lên thành khuôn mặt em hai mắt to đen
Là Nh… với chiếc trâm cài lên tóc

Con đường buổi chiều là tấm thảm
Anh đưa em về với tiếng hát của Trang
Sương mù vữa trên dãy núi xa còn lại một tí mặt trời
Sáng dịu như màu áo dài xanh non em phơi rồi để quên
Là Nh… với dáng vai gầy bắt được

Làm sao anh nói ra lời lẽ giản dị như ca dao và tình yêu
Hồn nhiên như rừng núi, hồn nhiên như hơi thở em
Anh lắng nghe bằng tiếng tim
Là Nh… với đêm dài mộ huyệt

Cho anh gọi em một lần rất nhỏ như phi lao
Như tiếng sao vỡ nửa khuya
Em ngửa mặt cười nghe lệ rơi
Là Nh… với bản Serenata buổi chiều buồn hơn bao giờ

Là Nh… với niềm sầu đau vĩnh viễn…”

 

Với Họa, Đinh Cường đã thể hiện rõ sự hiện hữu của hình ảnh và hồn vía của người nghệ sĩ như là “thể phách”, với Thơ, là cảm nhận sâu lắng, tinh tế, “tinh anh” trong con người lãng mạn, đa cảm... Cuối cùng xin được mượn câu thơ của cụ Nguyễn Du để nói gọn Thơ- Họa của Đinh Cường, người nghệ sĩ tài năng là “ Họa là thể phách, Thơ là tinh anh”...

 

Trần Hoàng Vy

 

Phụ lục hình ảnh:

Đinh Cường họa chân dung T.NH phu nhân của ông
Đinh Cường vẽ chân dung T. Nh.,
phu nhân của ông.

 

HS Đinh Cường và Bùi Giáng
Đinh Cường & Bùi Giáng.

 

 Hs Đinh Cường vẽ văn nghệ sĩ (2)

Đinh Cường vẽ văn nghệ sĩ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phát biểu của nhà thơ Trịnh Y Thư nhân dịp mừng thượng thọ, sinh nhật thứ 90 của Nhạc sĩ Lê Văn Khoa, hôm 10 tháng 6 năm 2023 tại Orange County.
Chiều Chủ Nhật 21/5 vừa qua chương trình nhạc “Tôi vẽ đời em: dòng nhạc Trần Hải Sâm” đã diễn ra trên sân khấu Elizabeth A. Hangs tại Santa Clara Convention Center với sự tham dự của gần 700 khán giả yêu thích văn nghệ vùng San Jose, trung tâm sinh hoạt văn hoá của người Việt ở miền bắc California...
Santa Ana, California – Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) sẽ tổ chức Hội Chợ Sách “Viet Book Fest,” vào thứ Bảy, ngày 3 tháng 6, năm 2023 tại khu vực Downtown Santa Ana, nhằm giới thiệu sách viết bằng tiếng Anh của các tác giả gốc Việt. Tất cả các sự kiện trong Viet Book Fest đều miễn phí và mở cửa cho công chúng.
Trong hai thập niên (1954-1975) về lãnh vực âm nhạc ở miền Nam Việt Nam rất nhiều ca khúc ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng và sự ngưỡng mộ, biết ơn người lính VNCH...
Trần Anh Hùng, đạo diễn gốc Việt nổi tiếng với phim "Mùa Đu Đủ Xanh" hay "Xích-lô" vừa đoạt giải Đạo Diễn Xuất Sắc Cannes thuộc về với cuốn phim “The Pot au Feu” tại Cannes Film Festival. Lấy bối cảnh thế giới ẩm thực Pháp năm 1885, bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết năm 1924 của Marcel Rouffe “The Passionate Epicure” kể về một nhân vật hư cấu sôi nổi, Dodin Bouffant, người được truyền cảm hứng từ nhà ẩm thực nổi tiếng người Pháp Jean Anthelme Brillat-Savarin.
Sự trân quý đối với nghệ thuật đã giúp Lê Văn Khoa có cái nhìn tích cực, cầu toàn trong quá trình sáng tạo của ông, và xuất phát từ đấy những hoài bão ông ôm ấp từ thuở thiếu thời. Ông có nhiều hoài bão. Riêng bên lĩnh vực âm nhạc, nó là một giấc mơ, giấc mơ làm thế nào nhạc Việt có thể đi sâu vào dòng chính của âm nhạc thế giới, làm thế nào nhạc Việt vang vọng – và lấp lánh qua đó là bản sắc văn hóa Việt – từ các đại thính đường trang trọng khắp nơi...
Là một người có học nhạc, chơi đàn, từ thuở nhỏ tui đã thích nhạc Phạm Duy. Nhạc của ông “nhạc sĩ của thế kỷ” này thì đã có nhiều người phân tích tại sao hay, hay chỗ nào… Tui không dám hó hé giải thích tại sao mình thích. Chỉ thấy là khi mình đệm đàn cho người khác hát thì thấy phê. Vậy thôi! Rồi già thêm một chút, tự dưng tui bỗng thích thêm “nhạc sến.” Đặc biệt mỗi khi cảm thấy tủi thân vì thất tình, tui thấy nhạc bolero giống như tâm sự “đời tôi cô đơn” của chính tui. Thích quá, tui bèn thử suy nghĩ xem có điều gì chung giữa nhạc Phạm Duy và “nhạc sến” khiến tui phải mê cả hai.
Ba tôi có đưa ra lời giải thích khá hợp lý về nguồn gốc của chữ “sến,” mà cho tới giờ tôi chưa thấy lời giải thích nào tương tự như vậy trên Internet.
Tháng Năm được chọn là tháng Hoa Kỳ vinh danh người Mỹ gốc Á. Các cộng đồng gốc Á tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật trong tháng này. Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) cũng có nhiều sự kiện giới thiệu về văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Chị Y Sa, Giám Đốc Điều Hành VAALA, có trò chuyện với Việt Báo về một số sự kiện nổi bật. VAALA là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 1991 bởi một nhóm các nhà báo, văn nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt. Trong nhiều năm qua, VAALA hợp tác với nhiều cộng đồng khác nhau tổ chức nhiều sự kiện, nhằm giới thiệu nền văn hóa Việt, cũng như làm phong phú những sinh hoạt tinh thần của cộng đồng gốc Việt. Những sự kiện này bao gồm các hoạt động như Viet Film Festival, Cuộc Thi Vẽ Tết Trung Thu dành cho thiếu nhi, triển lãm nghệ thuật, giới thiệu sách, trình diễn nhạc kịch…
ANN PHONG: Triển Lãm Nghệ Thuật "Trải Nghiệm Môi Trường Và Con Người - Những Câu Chuyện Hồi Sinh", khai mạc vào ngày 6 tháng 5 tại Tòa nhà Santora (Santora Building)- Street Space Gallery, thành phố Santa Ana. Triển lãm sẽ khai mạc vào ngày 6 tháng 5 và kéo dài đến ngày 3 tháng 6 năm 2023. Lễ khai mạc: Thứ Bảy ngày 6 tháng 5 từ 6-8 giờ tối và bế mạc: Thứ Bảy ngày 3 tháng Sáu, 6 giờ chiều-8 giờ chiều.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.