Hôm nay,  

Xem Tranh ‘Cái Chết Của Socrates’ Của Jacques-Louis David

01/10/202100:00:00(Xem: 2726)

Jacques-Louis David 02
Hình họa sĩ Jacques-Louis David tự họa vào năm 1794 được trưng bày tại Bảo Tàng Musée du Louvre. (nguồn: https://en.wikipedia.org)

 

Họa sĩ người Pháp Jacques-Louis David sinh vào ngày 30 tháng 8 năm 1748 và mất vào ngày 29 tháng 12 năm 1825, theo www.en.wikipedia.org. Ông vẽ theo phong cách Tân Cổ Điển và được xem là họa sĩ xuất sắc của thời đại.

Khi ông lên 7 tuổi, cha của ông đã bị giết trong một trận đấu tay đôi. Em họ của mẹ ông là họa sĩ nổi tiếng Francois Boucher đã dạy cho ông cách vẽ. David là người vẽ chân dung rất khéo, thường vẽ các nhân vật hoàng gia hay chính trị như Hoàng Đế Napoleon.

Vào thập niên 1780s  bức tranh lịch sử mang dấu ấn tim óc của ông đã đánh dấu một sự thay đổi trong cách thưởng ngoạn khác với sự phù phiếm của Rococo hướng tới sự chân phương và giản dị cổ điển và cảm thức cao hơn, sự hài hòa với bầu không khi đạo đức của những năm cuối của thể chế Ancien Régime.

David sau đó đã trở thành người ủng hộ năng động Cuộc Cách Mạng Pháp và là bạn của chính khách Maximilien Robespierre (1758–1794), và là người nắm độc quyền về nghệ thuật dưới thời Cộng Hòa Pháp. Bị tù sau khi Robespierre mất quyền lực, ông đã tự liên kết với chế độ chính trị khác khi được thả ra tù: đó là Napoleon, Quan Chấp Chính Tối Cao Đầu Tiên của Pháp. Vào lúc này ông đã phát triển thể loại Đế Chế của mình, đáng chú ý là việc sử dụng màu sắc ấm của Venice. Sau khi Napoleon mất quyền lực Đế Quốc và sự phục hưng của Bourbon, David lưu vong sang Brussels, rồi Vương Quốc Hà Lan, nơi ông sống cho đến khi qua đời. David có nhiều học trò, làm cho ông có ảnh hưởng mạnh nhất vào nghệ thuật Pháp vào đầu thế kỷ thứ 19.



Những bức tranh nổi tiếng của David gồm có “Oath of the Horatii,” “The Death of Socrates,” “The Emperor Napoleon in His Study at the Tuileries,” v.v…

Trong cuộc triển lãm Salon vào năm 1787, David đã trưng bày bức tranh nổi tiếng của ông “The Death of Socrates” [Cái Chết Của Socrates].

Jacques-Louis David
Bức tranh “The Death of Socrates” [Cái Chết Của Socrates] của họa sĩ Jacques-Louis David. (nguồn: https://en.wikipedia.org)



Trong hình, triết gia Hy Lạp cổ đại Socrates bị kết án tử hình nhưng vẫn còn trông mạnh mẽ, bình an, thảo luận về sự bất tử của linh hồn. Vây quanh ông bởi Crito, các người bạn và học trò đau buồn, nhưng ông thì đang giảng về triết lý, và thực sự, đang cảm ơn Thần Sức Khỏe là Asclepius, cho rượu độc mà sẽ bảo đảm một cái chết bình an… Người vợ của Socrates có thể được nhìn thấy đang đau buồn một mình bên ngoài căn phòng. Triết gia Plato thì được mô tả như một ông già ngồi ở cuối giường.  

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Họa sĩ Ann Phong sẽ giới thiệu khoảng 30 tác phẩm 2 chiều và 3 chiều trong một cuộc triển lãm sô-lô quy mô tại phòng tranh Frank M. Doyle của trường Orange Coast College từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 23 tháng 3, năm 2023. Triển lãm mang chủ đề “Ann Phong: Đánh Giá Lại Sự Bình Thường” là cuộc hành trình của họa sĩ tiếp tục tìm tòi về những sự thử thách toàn cầu vốn đã định hình lại bản thân của chính họa sĩ cũng như của chúng ta trong xã hội. Loạt tranh của Ann Phong chú trọng vào sự khủng hoảng được nhân rộng trong thời gian hai năm qua của trận đại dịch.
Tại sao rất ít người Việt đọc sách Việt? Tôi muốn nói đến sách văn chương, sách triết học, sách khoa học. Đây là ba nguồn kiến thức, tư tưởng lớn của nhân loại. Nếu lấy ra hết ba loại hiểu biết này, con người chỉ là đàn bò nhai lại và tranh cãi. Nếu một người không có hiểu biết nào từ ba nguồn cung cấp trên, người đó không thể khác hơn con bò. Tuy nhiên, việc này không bao giờ xảy ra.
Edgar Poe là người lập thuyết nghệ thuật vị nghệ thuật, khai sinh trào lưu tượng trưng trong văn học nghệ thuật thế giới. Ông cũng được coi là cha đẻ của tiểu thuyết trinh thám, truyện kinh dị. Nhiều truyện ngắn của ông dự báo sự ra đời của tiểu thuyết khoa học giả tưởng, kinh dị và huyễn hoặc rất phổ biến ngày nay.
Mỗi năm vào tháng một, cộng đồng giải trí và người hâm mộ điện ảnh trên toàn thế giới lại hướng sự chú ý đến Giải Oscar. Sự quan tâm và mong đợi tăng lên thành cơn sốt trước buổi phát sóng truyền hình giải Oscar, khi hàng trăm triệu người yêu điện ảnh theo dõi buổi lễ hoành tráng và tìm hiểu xem ai sẽ nhận được danh hiệu cao quý nhất trong kỹ nghệ lớn danh tiếng ở Hoa Kỳ, kỹ nghệ làm phim. Lễ công bố đề cử năm nay diễn ra vào Thứ Ba, ngày 24 tháng 1 năm 2023. Lễ trao giải Oscar lần thứ 95 sẽ được phát sóng trực tiếp trên kênh ABC vào Chủ nhật, ngày 12 tháng 3 năm 2023. Sau đây là danh sách đề cử Oscar 2023.
Giải Oscar năm nay sẽ có cơ may trao cho 2 diễn viên gốc Việt: Hong Chau (được đề cử nữ diễn viên phụ xuất sắc) và Ke Huy Quan (được đề cử nam diễn viên phụ xuất sắc). Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Academy of Motion Picture Arts and Sciences - AMPAS) hôm thứ Ba đã công bố các đề cử cho Giải Oscar thường niên lần thứ 95, thường được gọi là giải Oscar, với phim Everything Everywhere All at Once, do Dan Kwan và Daniel Scheinert đạo diễn, nhận được nhiều đề cử nhất, 11 đề cử. Lễ trao giải Oscar sẽ được tổ chức vào ngày 12 tháng 3/2023.
Bức tranh bên trên miêu tả một đoạn văn trong chương 34, Wakana: Jo, trích trong truyện dài Truyện Hoàng Đế Genji - The Tale of Genji. Tùy theo dịch giả, có sách dịch Wakana Jo là Spring Shoots, hay New Herbs. Wikipedia tiếng Việt dịch là Cỏ non, phần 1. Bức tranh này được nhìn thấy trong quyển Hokusai của Tim Clark. Truyện Hoàng Đế Genji của tác giả Shikibu Murasaki tương truyền là tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới. Genji là con của Hoàng Đế Kiritsubo với một người phi tần tuy nhan sắc tuyệt trần nhưng lại là con nhà dân dã. Genji có một vẻ ngoài xinh đẹp phi thường, toàn thân ông như tỏa ra một thứ ánh sáng diệu kỳ nên còn được gọi là Quang Nguyên Thị. Bên cạnh vẻ ngoài tuấn tú, Genji lại rất thông minh nhạy cảm, kiếm cung đều giỏi, nên rất được mọi người, nhất là phái nữ, yêu mến. Bức tranh vẽ một thiếu nữ đứng sau rèm, tay nắm sợi dây giữ con mèo nhỏ đang vụt chạy. Bụi hoa trắng đang nở rộ dưới góc phải của bức tranh cho biết thời tiết đang mùa xuân.
Mỗi bức ảnh kể lại mỗi câu chuyện câm, một câu chuyện không thể diễn tả bằng lời nói. Một người yêu thích chụp hình và nghĩ rằng, mình chụp hình đẹp, tất nhiên phải trang bị cho mình tối thiểu, những kiến thức, hiểu biết về các khuynh hướng, phong trào nhiếp ảnh đương thời. Dù là chuyên nghiệp hay tài tử, người chụp cần cân bằng sức đam mê và sự hiểu biết nghệ thuật, để những tấm hình chụp ra đời mang theo một giá trị nào đó, xứng đáng với tay nghề.
Triển Lãm "Hành Trình Mầu Nhiệm" từ ngày 10 tháng 1 đến 5 tháng 3. (Thứ Hai: đóng cửa. Thứ Ba 10-4pm, thứ Tư-Chủ Nhật: 10-2pm) Casa Romantica Cultural Center & Garden – 415 Avenida Granada, San Clemente, CA 92672 Cuộc triển lãm “Sacred Journey” sẽ được kéo dài từ nay đến ngày 5 tháng Ba ngay trong lòng quận Cam. Giới thưởng ngoạn có thể ghé đến tặng cho cặp mắt của mình “hạnh phúc”, đồng thời thăm quan cảnh trí của trung tâm văn hóa rất “lãng mạn” này. Thiết nghĩ người đến đây sẽ có một cuộc hành trình đầu xuân tươi vui, thú vị.
Quý Mão, con mèo… Chúng ta đang tới gần Tết Nguyên Đán 2023. Nếu có ai hỏi rằng thế giới có sáng tác văn học nào thơ mộng về mèo hay không. Không, chúng ta không có ý nói gì về những chuyện đời thường lãng mạn hay tiểu tam hay tiểu tứ gì hết. Chúng ta chỉ muốn nói về một cõi thơ mộng y hệt như thời của Cha Rồng và Mẹ Tiên. Có đấy chứ, có một truyện về một cô mèo tam thể của một chàng họa sĩ Nhật Bản trong một thời nào xa xưa lắm, khi người ta chưa xài Tây lịch. Và truyện do một nhà văn Hoa Kỳ kể lại. Truyện này có nhan đề “The Cat Who Went to Heaven” – nghĩa là “Cô Mèo Lên Cõi Trời” và kể về một con mèo được chàng họa sĩ vẽ vào một bức tranh có chủ đề Đức Phật Nhập Niết Bàn, và rồi một phép lạ xảy ra. Dĩ nhiên là truyện hư cấu, vì nếu bạn có mua vé phi cơ để bay sang Nhật, thì có tìm cả chục năm cũng không dò ra nơi sinh của chàng họa sĩ trong truyện, và cũng không hề thấy ngôi chùa nào đang treo bức tranh Phật trước khi nhập Niết Bàn đã từ bi thò tay ra ban phước cho một con mèo nhỏ
Họa sĩ Gim Myeong-guk, sinh năm 1600, từ trần khoảng sau năm 1662 (?), tên còn được ghi là Kim Myeong-guk, là một họa sĩ toàn thời gian trong vương triều Joseon Kingdom của Hàn Quốc. Tên ông phiên âm theo Hán tự là Kim Minh Quốc (金明國). Các nhà phê bình nghệ thuật đời sau nói rằng Kim tuy là một họa sĩ cung đình nhưng cũng là một nghệ sĩ tiên phong vẽ ra những tác phẩm riêng đúng với tính cách và cảm xúc của ông. Hầu hết các bức tranh của Gim Myeong-guk liên quan đến con người đều có chủ đề Phật giáo và mang một phong cách nghệ thuật cụ thể.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.