Hôm nay,  

Họa Sĩ James Abbott McNeill Whistler Sinh Và Chết Trong Tháng 7

09/07/202100:00:00(Xem: 2733)
Hoa Si  Whistler 01

Hình tự họa năm 1872 bằng màu xám của họa sĩ James Abbott McNeill Whistler được trưng bày tại Học Viện Nghệ Thuật Detroit. (www.en.wikipedia.org)

 
Họa sĩ người Mỹ James Abbott McNeill Whistler sinh ra và từ trần đều trong tháng 7 trong quãng thời gian cách nhau 69 năm của cuộc đời. Ông hoạt động nghệ thuật vào Thời Đại American Gilded Age tức những năm của hậu bán thế kỷ thứ 19. Ông là nhà nghệ sĩ chủ trương “nghệ thuật vị nghệ thuật.” Họa phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Arrangement in Grey and Black No. 1” ra đời vào năm 1871, được biết tới như là bức tranh Mẹ của Whistler, là bức chân dung được quý trọng và thường được mô phỏng về tình mẹ.

James Abbott Whistler sinh ra tại thành phố Lowell thuộc tiểu bang Massachusetts vào ngày 11 tháng 7 năm 1834, là người con đầu lòng của Anna McNeill Whistler và George Washington Whistler, theo www.en.wikipedia.org.  Cha của ông là kỹ sư hỏa xa, và mẹ ông, Anna, là người vợ thứ. James đã sống 3 năm đầu đời tại một ngôi nhà khiêm tốn ở địa chỉ 243 Worthen Street tại Lowell. Căn nhà này hiện là Bảo Tàng Nghệ Thuật Whistler, để trưng bày các tác phẩm của ông.   

Gia đình ông đã dời từ Lowell tới Stonington, Connecticut vào năm 1837, nơi cha của ông làm việc cho sở hỏa xa Stonington Railroad. Vào năm 1839, cha của ông đã trở thành kỹ sư trưởng cho công ty Boston & Albany Railroad, và gia đình đã xây một biệt thự tại thành phố Springfield thuộc Massachusetts, nơi mà hiện nay là Bảo Tàng Lịch Sử Wood Museum of History. Họ sống ở đó cho đến khi họ rời Hoa Kỳ vào cuối năm 1842 khi Vua Nicholas Đệ Nhất của Nga đã biết tài của cha của ông trong nghề xe lửa nên đã tuyển bộ cha của ông làm kỹ sư của con đường xe lửa từ St. Petersburg tới Moscow, và gia đình ông đã tới St. Petersburg vào mùa đông năm 1842-43.

Whistler là một cậu bé ủ rũ, dễ nổi nóng và xấc xược, và thường lười biếng sau những cơn bệnh. Cha mẹ của ông khám phá ra rằng việc vẽ thường giúp ông ổn định và tập trung sự chú ý nên đã tạo điều kiện cho ông đi vào con đường hội họa.

Hoa-Si--Whistler-02

Bức tranh “The White Girl” màu trắng vẽ vào năm 1862 của họa sĩ James Abbott McNeill Whistler được trưng bày tại Phòng Triển Lãm Nghệ Thuật Quốc Gia ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. (www.en.wikipedia.org


Vào năm 1861, sau khi trở về Paris một thời gian, Whistler đã vẽ bức tranh nổi tiếng đầu tiên của ông “Symphony in White, No. 1: The White Girl” cũng được gọi là “The White Girl.” Bức hình của cô chủ và quản trị kinh doanh của ông là Joanna Hiffernan được sáng tạo như là nghiên cứu đơn giản bằng màu trắng. Tuy nhiên, những người khác nhìn bức hình thì khác hẳn. Nhà phê bình Jules-Antoine Castagnary nghĩ rằng bức tranh là một câu chuyện ngụ ngôn về sự trong trắng đã mất của một cô dâu mới. Có người thì liên kết nó với bức tranh The Woman in White – cuốn tiểu thuyết phổ biến vào thời đó, hay các nguồn văn chương khác -  của Wilkie Collin. Trong bức tranh, Hiffernan cầm một cánh hoa trắng trong tay trái và đứng trên tấm thảm da gấu, với đầu con gấu nhìn thẳng vào người xem tranh. Bức tranh đã bị từ chối cho triển lãm tại Viện Hoàng Gia bảo thủ, nhưng đã được trưng bày tại một phòng triển lãm tư nhân với tên The Woman in White. Vào năm 1863 bức tranh được triển lãm tại Salon des Refusés ở Paris, sự kiện này được Hoàng Đế Nã Phá Luân Đệ Tam bảo trợ để triển lãm các tác phẩm đã bị Salon từ chối, theo Lisa N. Peters trong tác phẩm “James McNeil Whistler” xuất bản tại New York vào năm 1996.

2 năm sau, Whistler đã vẽ bức tranh khác về Hiffernan màu trắng, lần này mô tả sự thích thú mới khám phá của ông trong các họa tiết Á Châu, mà ông đặt tên là The Little White Girl. Các họa phẩm “His Lady of the Land Lijsen” và “The Golden Screen,” đã hoàn tất vào năm 1864, một lần nữa bức hình của cô chủ của ông, còn nhấn mạnh hơn vào y phục Á Châu. Trong thời gian này Whistler trở nên gần gũi với Gustave Gourbet, nhà lãnh đạo của trường phái hiện thực Pháp, nhưng khi Hiffernan làm người mẫu khỏa thân cho Courbet, thì Whistler đã tức giận và mối quan hệ của ông với Hiffernan đã bắt đầu tan vỡ.

Hoa Si  Whistler 03

Bức tranh “Grey and Black No.1” cũng được biết như la Mẹ của Whistler vẽ bằng màu xám và đen vào năm 1871, được trưng bày tại Bảo Tàng Orsay ở Thủ Đô Paris, Pháp. (www.en.wikipedia.org)


Vào tháng 1 năm 1864, người mẹ rất sùng đạo và rất mực thước của Whistler đã đến London, làm đảo lộn cuộc sống phóng túng của người con trai của bà và nhất thời tạo thêm căng thẳng gia đình. Như ông đã viết cho Henri Fantin-Latour rằng “Biến động chung!! Tôi phải dọn sạch căn nhà của tôi từ hầm tới mái hiên.” Ông cũng tức thì đem tấm tranh Hiffernan tới nơi khác, theo Ronald Anderson và Anne Koval trong tác phẩm “James McNeill Whistler: Beyond the Myth” do NXB Carroll & Graf. ấn hành tại New York vào năm 1995.

Trong 7 năm cuối đời, Whistler đã vẽ một số tranh phong cảnh biển tối giản bằng màu nước và bức tự họa sau cùng bằng sơn dầu. Ông đã giao tiếp với nhiều bạn bè và đồng nghiệp. Whistler đã thành lập trường nghệ thuật vào năm 1898, nhưng vì sức khỏe suy yếu và không thường xuyên có mặt đã dẫn tới việc đóng cửa ngôi trường vào năm 1901.

Ông qua đời tại London, Anh Quốc vào ngày 17 tháng 7 năm 1903, sau sinh nhật lần thứ 69 của ông 6 ngày. Ông đã được an táng tại Nghĩa Trang Chiswick Old Cemetery tại phía tây London, kề bên Nhà Thờ St Nicholas Church tại Chiswick.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trưa Chủ Nhật, 8 tháng 10 năm 2023, tại đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove, Quận Cam đã diễn ra chương trình Ngọc Trong Tim kỳ 15, với phần trình diễn của các nghệ sĩ khuyết tật đến từ nhiều nơi...
Với một người lãnh đạo có cả tâm, tài và niềm đam mê, với một ban điều hành tâm huyết với nền văn học-nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại, với những thiện nguyện luôn sát cánh trong gần hai thập kỷ, có vẻ như VFF đã sẵn sàng đi tiếp thêm 20 năm nữa...
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh năm 1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trong gia đình theo đạo Tin Lành. Nhập học lớp Đệ Thất vào năm 1944 lúc 14 tuổi tại trường Bưởi...
Nhạc sĩ Y Vũ vừa qua đời tại Sài Gòn ngày 28-9-2023 hưởng thọ 83 tuổi (1940-2023); báo chí lại đặt vấn đề ai là tác giả thật sự của ca khúc nổi tiếng Tôi Đưa Em Sang Sông...
Sáng nay trên trang Facebook, ca sĩ Bảo Yến báo tin nhạc sĩ Quốc Dũng vừa ra đi ngày 24-9-2023. Khoảng mười mấy năm trước Quốc Dũng có sang Hoa Kỳ và ghé ở nhà người quen ở San Jose. Tôi chở Quốc Dũng ra quán cà phê Dạ Thảo, ngồi nghe anh kể chuyện văn nghệ. Anh nói rằng lần này sang Mỹ và sẽ xuống Quận Cam để gặp một nhạc sĩ nổi tiếng mà Quốc Dũng ngưỡng mộ. Bạn có biết người nhạc sĩ đó là ai không- tôi thoáng suy nghĩ- thì ra đó là nhạc sĩ Lam Phương!
Đối với nhiều người Việt tị nạn sinh sống tại hải ngoại, giữ gìn và quảng bá nền văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Việt tị nạn là một sứ mạng tinh thần quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ này không hề dễ, bởi vì các hoạt động văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại thường không sinh lợi, chưa kể công sức tiền của bỏ vào xiết kể. Những người làm văn hóa cần phải có tâm, có sự kiên trì, cả sự gan lì để thực hiện sứ mệnh của mình. Duy trì được những sự kiện văn hóa tại hải ngoại kéo dài đến 20 năm có thể được xem là một thành tích đáng kể. Và năm nay, Đại Hội Liên Hoan Phim Ảnh Việt Nam Quốc Tế “Viet Film Fest” bước vào mốc 20 năm, đánh dấu một đoạn đường dài phục vụ cộng đồng. Ngoài việc hỗ trợ và quảng bá những tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt trên thế giới, Viet Film Fest quảng bá phim mang đề tài về con người hoặc văn hóa Việt Nam do những đạo diễn không phải gốc Việt thực hiện.
Hơn ba năm sau khi bị đánh cắp ở Laren, bức tranh ‘The Parsonage garden at Nuenen in Spring’ (tạm dịch: Vườn Nhà Mục Sư ở Nuenen vào Xuân) của Van Gogh đã được tìm lại. Việc trả lại được thực hiện bởi thám tử tư nhân người Hà Lan Arthur Brand.
Khi nói về nền âm nhạc Việt Nam thời hiện đại, không thể không nhắc đến nhạc sĩ Phạm Duy. Đã có quá nhiều mỹ từ mà giới yêu nhạc Việt Nam sử dụng khi nói về ông: người nhạc sĩ của thế kỷ, phù thủy âm nhạc, cây đại thụ của ca khúc Việt Nam… Cũng vì thế, viết và nói về nhạc sĩ Phạm Duy là một điều khó, vì đã có quá nhiều người phân tích từ đủ mọi góc cạnh. Từ những nhà phê bình âm nhạc, cho đến bạn bè của ông là những văn nghệ sĩ, hay những người mến mộ. Họ viết về cuộc đời nổi trôi theo vận nước Việt Nam của Phạm Duy, về giai điệu và ca từ Phạm Duy, về khả năng sáng tác bền bỉ của người nhạc sĩ thiên tài…
Viết về nhạc Phạm Duy mà không nói tới tiếng hát của ca sĩ Thái Thanh là một thiếu sót không nhỏ. Như ta bước hụt một nấc thang. Tiếng hát của ca sĩ là chỉnh lại thăng bằng giữa nhạc và lời, khi niềm tĩnh lặng cần thiết một biến đổi. Những lặng yên nốt nhạc của nhạc sĩ trên mặt giấy, bỗng rảo bước đi, qua lời ca sĩ. Nhạc của Phạm Duy là nhiên liệu. Thái Thanh đốt lên thành ngọn. Ngọn rực rỡ bình minh. Ngọn hắt hiu của cây đèn lạp đêm khuya. Lửa ấy, lời ca ấy, không chỉ để ta nghe, thổ lộ những tâm tình, mà, còn để ta Nhìn, những bức minh họa. Cánh diều, con đê, bên ánh đèn mẹ ngồi khâu áo, đèo núi cao đoàn quân đi qua, bờ nước rộng con thuyền lên đường viễn xứ, chiều làng quê anh thương binh trở lại, và nắng tươi màu, áo ai phận mỏng, và thế gian giao mùa chinh chiến, và âm dương trở mình trong tiếng chày kinh. Cõi nhân ảnh mờ mờ, ảo ảo, hay tục lụy rõ soi ấy, một kiếp đời, ai cũng từng trải.
Tin nhạc sĩ Đan Thọ tác giả nhạc phẩm Chiều Tím qua đời ngày 4-9-2023, tại Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 99 tuổi, gợi nhớ kỷ niệm ca nhạc thời niên thiếu của tôi ở quê nhà...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.