Hôm nay,  

Họa Sĩ Ali Banisadr Thực Hành Thiền Để ‘Tiếp Xúc Với Tranh’

04/06/202100:00:00(Xem: 3481)
Hoa-Si-Ali-Banisadr-01

Red, bức tranh xuất hiện trong triển lãm Wadsworth Atheneum của Barnisadr và cũng sẽ có mặt trong cuộc triển lãm Kasmin của ông, bắt đầu bằng màu xanh da trời trước khi chuyển màu vào tháng 1 năm 2020 -- với cảm giác khủng hoảng sắp xảy ra vẫn còn xa khi vi khuẩn corona bắt đầu xảy ra trên toàn cầu. “Có điều gì đó không ổn, giống như cảm giác nguy hiểm,” ông ấy nói. “Có thứ gì đó trong không khí và ăng ten của tôi đang bắt nó.” (Photo Diego Flores/Courtesy The Artist And Kasmin Gallery – nguồn: www.artnews.com)

 
Nổi tiếng với các tác phẩm trừu tượng, nhà nghệ sĩ ở New York Ali Banisadr gần đây đã mô tả các bức tranh của ông như là “hoàn mỹ” và “đang cố tập trung các mảnh rời thông tin và kiến thức khác nhau từ các nguồn khác nhau,” khi ông nói với Brooke Jaffe trong chương trình “ARTnews Live,” là loạt chương trình truyền hình IGTV đang diễn ra gồm các cuộc phỏng vấn.

Được ảnh hưởng bởi văn học cổ và tác phẩm của những bậc thầy như Bruegel, Bosch, và Goya, Banisadr ngưỡng mộ khả năng của họ “thể hiện nhân tính từ mức độ rộng lớn.” Để sáng tạo các tác phẩm, ông cho biết ông “rơi xuống hang thỏ” trong lúc tìm kiếm hình ảnh xuất hiện trên khắp các họa phẩm của ông. Biện pháp tối đa của ông để bắt đầu vẽ tranh là ngồi với “những khả năng vô hạn” của tấm vải trắng cho đến khi một ý tưởng hay một cảm giác đánh động ông. Để nắm bắt tâm trạng, Banisadr đóng gói các kết hợp màu sơn của chính ông, mà đã trở thành cơ bản của các tác phẩm của ông. Phần còn lại, theo ông cho biết, là “tiến trình trơn tru” của sự ngẫu hứng và những vui vẻ bất ngờ.


Sự rung động của các bức tranh của ông mà Banisadr cho rằng ông bị mê sảng – tình trạng thần kinh mà trong đó sự kích thích của một cảm giác này thúc đẩy sự trải nghiệm không tự nguyện của cảm giác khác. Lớn lên tại Iran trong cuộc cách mạng Hồi Giáo và rồi 8 năm Chiến Tranh Iran-Iraq vào thập niên 1980s, Banisadr đã bắt đầu vẽ dựa vào âm thanh của những tiếng nổ.

Hoa-Si-Ali-Banisadr-02

Ali Banisadr trong phòng tranh của ông ở Quận Brooklyn, New York. (nguồn: www.artnews.com)


“Khi tôi nhìn các vật thấy được chúng có thể biến thành các âm thanh và khi tôi nghe một số âm thanh, chúng có thể biến thành những vật nhìn thấy,” theo ông cho biết. Khi ông đọc, ông cũng thấy “một thế giới hình ảnh song song” với “các biểu tượng và màu sắc và vận động.” Ông ví một bức tranh được hoàn thành với sự hài hòa của một dàn nhạc đầy đủ.

Thiền cũng là phần lớn của sự thực hiện nghệ thuật của Banisadr. Để “tiếp xúc với bức tranh,” ông mô tả giống như trong không gian của cái đầu khi ông thiền, cho phép ông nhận được “những biểu tượng và những sự vật nhìn thấy được mà sẽ hiện ra trong tác phẩm.”

Cuộc triển lãm một mình của Banisadr có tên “These Specks of Dust” [Những Đốm Bụi Này] hiện đang được triển lãm tại Phòng Triển Lãm Kasmin tại New York kéo dài cho đến ngày 26 tháng 6. Một chuyên khảo về sự thực hiện và ảnh hưởng của các họa sĩ Iran đã được phổ biến vào đầu năm nay bởi Rizzoli.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trưa Chủ Nhật, 8 tháng 10 năm 2023, tại đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove, Quận Cam đã diễn ra chương trình Ngọc Trong Tim kỳ 15, với phần trình diễn của các nghệ sĩ khuyết tật đến từ nhiều nơi...
Với một người lãnh đạo có cả tâm, tài và niềm đam mê, với một ban điều hành tâm huyết với nền văn học-nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại, với những thiện nguyện luôn sát cánh trong gần hai thập kỷ, có vẻ như VFF đã sẵn sàng đi tiếp thêm 20 năm nữa...
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh năm 1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trong gia đình theo đạo Tin Lành. Nhập học lớp Đệ Thất vào năm 1944 lúc 14 tuổi tại trường Bưởi...
Nhạc sĩ Y Vũ vừa qua đời tại Sài Gòn ngày 28-9-2023 hưởng thọ 83 tuổi (1940-2023); báo chí lại đặt vấn đề ai là tác giả thật sự của ca khúc nổi tiếng Tôi Đưa Em Sang Sông...
Sáng nay trên trang Facebook, ca sĩ Bảo Yến báo tin nhạc sĩ Quốc Dũng vừa ra đi ngày 24-9-2023. Khoảng mười mấy năm trước Quốc Dũng có sang Hoa Kỳ và ghé ở nhà người quen ở San Jose. Tôi chở Quốc Dũng ra quán cà phê Dạ Thảo, ngồi nghe anh kể chuyện văn nghệ. Anh nói rằng lần này sang Mỹ và sẽ xuống Quận Cam để gặp một nhạc sĩ nổi tiếng mà Quốc Dũng ngưỡng mộ. Bạn có biết người nhạc sĩ đó là ai không- tôi thoáng suy nghĩ- thì ra đó là nhạc sĩ Lam Phương!
Đối với nhiều người Việt tị nạn sinh sống tại hải ngoại, giữ gìn và quảng bá nền văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Việt tị nạn là một sứ mạng tinh thần quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ này không hề dễ, bởi vì các hoạt động văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại thường không sinh lợi, chưa kể công sức tiền của bỏ vào xiết kể. Những người làm văn hóa cần phải có tâm, có sự kiên trì, cả sự gan lì để thực hiện sứ mệnh của mình. Duy trì được những sự kiện văn hóa tại hải ngoại kéo dài đến 20 năm có thể được xem là một thành tích đáng kể. Và năm nay, Đại Hội Liên Hoan Phim Ảnh Việt Nam Quốc Tế “Viet Film Fest” bước vào mốc 20 năm, đánh dấu một đoạn đường dài phục vụ cộng đồng. Ngoài việc hỗ trợ và quảng bá những tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt trên thế giới, Viet Film Fest quảng bá phim mang đề tài về con người hoặc văn hóa Việt Nam do những đạo diễn không phải gốc Việt thực hiện.
Hơn ba năm sau khi bị đánh cắp ở Laren, bức tranh ‘The Parsonage garden at Nuenen in Spring’ (tạm dịch: Vườn Nhà Mục Sư ở Nuenen vào Xuân) của Van Gogh đã được tìm lại. Việc trả lại được thực hiện bởi thám tử tư nhân người Hà Lan Arthur Brand.
Khi nói về nền âm nhạc Việt Nam thời hiện đại, không thể không nhắc đến nhạc sĩ Phạm Duy. Đã có quá nhiều mỹ từ mà giới yêu nhạc Việt Nam sử dụng khi nói về ông: người nhạc sĩ của thế kỷ, phù thủy âm nhạc, cây đại thụ của ca khúc Việt Nam… Cũng vì thế, viết và nói về nhạc sĩ Phạm Duy là một điều khó, vì đã có quá nhiều người phân tích từ đủ mọi góc cạnh. Từ những nhà phê bình âm nhạc, cho đến bạn bè của ông là những văn nghệ sĩ, hay những người mến mộ. Họ viết về cuộc đời nổi trôi theo vận nước Việt Nam của Phạm Duy, về giai điệu và ca từ Phạm Duy, về khả năng sáng tác bền bỉ của người nhạc sĩ thiên tài…
Viết về nhạc Phạm Duy mà không nói tới tiếng hát của ca sĩ Thái Thanh là một thiếu sót không nhỏ. Như ta bước hụt một nấc thang. Tiếng hát của ca sĩ là chỉnh lại thăng bằng giữa nhạc và lời, khi niềm tĩnh lặng cần thiết một biến đổi. Những lặng yên nốt nhạc của nhạc sĩ trên mặt giấy, bỗng rảo bước đi, qua lời ca sĩ. Nhạc của Phạm Duy là nhiên liệu. Thái Thanh đốt lên thành ngọn. Ngọn rực rỡ bình minh. Ngọn hắt hiu của cây đèn lạp đêm khuya. Lửa ấy, lời ca ấy, không chỉ để ta nghe, thổ lộ những tâm tình, mà, còn để ta Nhìn, những bức minh họa. Cánh diều, con đê, bên ánh đèn mẹ ngồi khâu áo, đèo núi cao đoàn quân đi qua, bờ nước rộng con thuyền lên đường viễn xứ, chiều làng quê anh thương binh trở lại, và nắng tươi màu, áo ai phận mỏng, và thế gian giao mùa chinh chiến, và âm dương trở mình trong tiếng chày kinh. Cõi nhân ảnh mờ mờ, ảo ảo, hay tục lụy rõ soi ấy, một kiếp đời, ai cũng từng trải.
Tin nhạc sĩ Đan Thọ tác giả nhạc phẩm Chiều Tím qua đời ngày 4-9-2023, tại Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 99 tuổi, gợi nhớ kỷ niệm ca nhạc thời niên thiếu của tôi ở quê nhà...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.