Hôm nay,  

Cuộc Triển Lãm ”Phenomenology Of Hope” Trên Phòng Tranh Ba Chiều Trên Mạng

07/08/202000:00:00(Xem: 5045)

 

Phenomenology of Hope

Cuộc triển lãm ”Phenomenology Of Hope”


Cuộc Triển Lãm ”Phenomenology Of Hope” Trên Phòng Tranh Ba Chiều Trên Mạng

Ngày giờ: 8 tháng 8 đến 30 tháng 9, 2020.
Khai mạc tại www.phenomenologyofhope.com  lúc 7 PM ngày 8 tháng 8.

Cuộc triển lãm “Phenomenology of Hope” do 3 họa sĩ đứng ra tổ chức: Eli Joteva, Nguyễn Bảo Khang và Kio Griffith, tại trang nhà của Supercollider.

Supercollider tọa lạc trong Beacon Arts Building ở Los Angeles, tổ chức  chuyên về nghệ thuật đương đại với sự cộng hưởng của khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật.

Tranh của họa sĩ Ann Phong

Tranh của họa sĩ Ann Phong.

Trong cuộc triển lãm này, 3 vị trong ban tổ chức mỗi người có mời một số họa sĩ, nên tổng cộng có 42 họa sĩ tham gia.

Các tác phẩm gồm có: tranh, tượng và computer generated video art.

Trong 42 họa sĩ Mỹ, có 3 họa sĩ gốc Việt: Nguyễn Bảo Khang, Ann Phong và Nguyễn Việt Hùng.

Đây là một cuộc triển lãm đặc biệt trong thời COVID. Người thưởng ngoạn không cần đi xa, không cần đeo khẩu trang mà có thể trò chuyện với mọi người qua mạng.

Ban tổ chức đã dày công tạo ra một cuộc triển lãm quy mô mà người thưởng ngoạn có thể tự mình lướt đi trong phòng tranh 3 chiều và có thể phê bình phân tích tranh với những người đang thưởng ngoạn xung quanh mình.

Trong phòng tranh 3 chiều người thưởng ngoạn cũng có thể đứng trước những màn hình video và nghe được tiếng từ trong các video này. 

Ngoài ra, người thưởng ngoạn có thể thong thả yên tĩnh đi xem tranh trong phòng không gian 2 chiều.

Cuộc triển lãm đặc biệt này xem trên computer hay laptop là hiệu quả nhất. (Cell phone nhỏ quá khó xem). 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Con rồng không phải là con vật có thực trong giới sinh vật mà chỉ là thần linh hư cấu, hình ảnh con rồng được tạo dựng bởi sự tổng hợp đặc trưng loài động vật theo óc tưởng tượng của con người, nên hình ảnh con rồng thay đổi ở mỗi bản vẽ và phức tạp: Rồng giống hươu, đầu rồng có lúc giống lạc đà. Mắt rồng giống quỷ. Cổ rồng giống cổ rắn. Bụng rồng giống bụng con tằm. Vẩy rồng giống cá, vuốt rồng giống vuốt chim. Chân rồng giống chân hổ, có người lại cho là chân rồng giống chân rùa. Tai rồng giống tai trâu bò. Con rồng giống tất cả mọi chi tiết của nhiều loại động vật khác nhau, do đó, người ta quý trọng con rồng.
Đó là ngày 26 tháng 4 năm 1937. Tây Ban Nha đang hỗn loạn cùng cực: Tướng Franco và một phần của quân đội phản đối cuộc bỏ phiếu phổ thông giao chính quyền Cộng hòa Tây Ban Nha cho các đảng cánh tả. Đất nước bị chia cắt tơi tả, xâu xé bởi một cuộc nội chiến đẫm máu...
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo pháp là Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo. Nhờ sự uyển chuyển của giáo pháp mà đạo Phật thích ứng với mọi giai tầng trong xã hội, khế hợp với nhiều nền văn hóa khác nhau, phát triển mạnh ở các quốc gia khác nhau. Ngay cả những nước tân tiến nhất hiện nay như Mỹ, Canada, Tây Âu… Đạo Phật vẫn thích ứng và cùng đồng hành với những tôn giáo khác...
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bạn có thể gọi Arnaud Nazare-Aga là một nhà điêu khắc, hay một lạt ma vào đời, hay đơn giản, là một nghệ sĩ và là một cư sĩ. Một thời anh đã ngồi trong tu viện để tạc các pho tượng Phật, tượng Bồ Tát, các trụ điêu khắc, và rồi anh rời tu viện để bước vào đời, trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng trong thế giới tượng hình. Nói kiểu tóm gọn theo văn phong báo chí thường gặp là: một nghệ sĩ Phật tử người Pháp. Nhưng cuộc đời anh đầy những cơ duyên kỳ lạ. Bài viết này tổng hợp từ nhiều báo, trong đó có Forbes, Time Out, Thai PBS World, The Phuket News... Lời tự giới thiệu của nhà điêu khắc Arnaud Nazare-Aga chỉ đơn giản vài đoạn trên trang nhà riêng. Sinh năm 1965 tại Paris, Arnaud Nazare-Aga đã sinh khởi niềm đam mê với kiến trúc và điêu khắc hiện đại từ khi còn thơ ấu. Anh thường xuyên đi thăm viện bảo tàng cùng ba mẹ. Anh được giáo dục trong một cộng đồng Phật giáo Tây Tạng ở vùng Burgundy, miền Đông nước Pháp, và học nghề đúc tượng thạch cao nơi đây.
Được sáng tạo bởi Disney Theatrical Productions (dưới sự chỉ đạo của Thomas Schumacher), vở nhạc kịch The Lion King được trình diễn lần đầu trên sân khấu Broadway vào ngày 13 tháng 11 năm 1997 và đã đón hơn 112 triệu khán giả trên khắp thế giới đến thưởng thức. Sự kiện nhạc kịch mang tính bước ngoặt này quy tụ một trong những đội ngũ sáng tạo giàu trí tưởng tượng nhất tại sân khấu Broadway. Julie Taymor, đạo diễn từng đoạt giải Tony Award®, đã mang đến một câu chuyện tràn đầy hy vọng và phiêu lưu trên phông nền kỳ thú với những hình ảnh tuyệt đẹp. The Lion King cũng sử dụng một số bản nhạc quen thuộc nhất của Broadway do các nghệ sĩ từng đoạt giải Tony Award là Elton John và Tim Rice sáng tác. The Lion King không giống như bất kỳ vở nhạc kịch nào khác.
Bị những kẻ mơ làm ca sĩ dai dẳng tra tấn trong cảnh sống chung chạ ở trại tỵ nạn nên tôi đã, như một hình thức phản vệ, tập cho mình thói quen thưởng thức bằng lỗ tai phân tích, chủ yếu trên khía cạnh ngôn từ...
Ann Phong triển lãm tranh ở Quận Cam, tôi bay qua tham dự. Xem tranh trừu tượng là xem tranh bằng tưởng tượng. Tôi là người sống bằng tưởng tượng. Xem tranh Ann Phong, không chỉ xem cái đẹp, xem nét đặc thù của nữ họa sĩ này, nhưng để sau cùng là xem chính “tôi trong quá trình tưởng tượng từ dãy tranh.” Luhraw viết: “Trước đây tôi chỉ có thể đoán chừng mình là ai. Giờ đây, nhờ nghệ thuật, tôi biết mình là ai.” (Quote.) Có nhiều đêm mất ngủ, tôi thường lên mạng xem tranh, đôi khi, ngủ nhờ trong phòng tranh ảo của Ann Phong. Những khi suy nghĩ về sự hiện sinh của con người, của bản thân, tôi thường tự dẫn mình đến một số tranh của Ann Phong theo quan điểm “Dấu người trên đất.” Tôi yêu thích loạt tranh này, vì Ann Phong nói lên những điều bằng họa, mà tôi chưa thể nói hết những suy nghĩ qua thơ.
Ở nước Mỹ hiện nay, các chính trị gia đang chia rẽ, đấu đá, tranh phiếu cử tri về những vấn đề tưởng như là “chuyện nhỏ” ở các quốc gia văn minh khác. Thí dụ như vấn đề về quyền của người đồng tính. Ở nước Mỹ tự do dân chủ nhất thế giới ngày nay vẫn xảy ra tình trạng đối xử tàn nhẫn, kém văn minh đối với những người đồng tính. Nhiều người khi nghe điều này sẽ không tin đó là sự thật. “Làm sao chuyện đó có thể xảy ra ở xứ sở văn minh này!?” Nhưng sự thật dù khó tin nhưng vẫn là sự thật. Nhất là khi nó được kể lại từ những nhân chứng sống, rồi sau đó được in thành sách, chuyển thể thành phim ảnh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.