Hôm nay,  

Họa Sĩ Thomas Gainsborough Và Bức Tranh The Blue Boy

22/05/202000:00:00(Xem: 7442)

THOMAS GAINSBOROUGH
Họa sĩ Thomas Gainsborough. (www.en.wikipedia.com )

Họa sĩ Thomas Gainsborough sinh ngày 14 tháng 5 năm 1727 và qua đời ngày 2 tháng 8 năm 1788, tại Anh, theo Bách Khoa Từ Điển Mở. Ông chuyên về vẽ chân dung, phong cảnh, biểu đồ và làm nghề in. Cùng với đối thủ của ông là Sir Joshua Reynolds, ông được xem là một trong những nghệ sĩ Anh quan trọng nhất của hậu bán thế kỷ 18. Ông vẽ nhanh, và các tác phẩm lúc trưởng thành của ông được đặc trưng bởi bảng màu sáng và những đường nét thong dong. Dù là họa sĩ vẽ chân dung phong phú, Gainsborough có được sự thỏa mãn lớn hơn từ các họa phẩm phong cảnh. Ông được ghi nhận (với Richard Wilson) là người khởi xướng trường phái phong cảnh Anh thế kỷ 18. Gainsborough là thành viên sáng lập của Học Viện Hoàng Gia Anh.

Họa phẩm nổi tiếng nhất của Gainborough là “The Blue Boy.” Họa phẩm này có lẽ được Gainsborough vẽ vào năm 1770, với kích thước như người thật và hiện đang được trưng bày tại Thư Viện Huntington Library, thành phố San Mario, miền Nam California, Hoa Kỳ.

THE BLUE BOY

Bức tranh The Blue Boy. (www.en.wikipedia.com )


Bức danh họa The Blue Boy được cho là họa sĩ Gainsborough vẽ chân dung của Jonathan Buttle (1752-1805), là con trai của một thương gia giàu có, dù điều này chưa bao giờ được chứng minh. Đây là một nghiên cứu về trang phục lịch sử cũng như một bức chân dung: thanh niên trong trang phục thế kỷ 17 của ông được coi là sự tôn kính của Gainsborough đối với Anthony van Dyck, và đặc biệt rất gần với bức chân dung Charles II của Van Dyck khi còn là một cậu bé.

Gainsborough vốn đã vẽ gì đó trên tấm vải bố tranh sơn dầu trước khi bắt đầu vẽ The Blue Boy, mà ông đã vẽ lại. Bức tranh là vừa kích thước thực ngoài đời, ngang 48 inches (1 mét 2), cao 70 inches (1 mét 8). Gainsborough đã vẽ bức tranh này để đáp lại lời khuyên của đối thủ của ông là Sir Joshua Reynolds, là người đã viết như sau:

Theo tôi, cần phải quan sát kỹ lưỡng, rằng các khối ánh sáng trong bức tranh luôn có màu ấm áp, êm dịu, vàng, đỏ, hoặc trắng vàng, và các màu xanh da trời, xám hoặc xanh lục được giữ hoàn toàn khỏi những khối này, và chỉ được sử dụng để hỗ trợ hoặc tạo ra những màu ấm; và với mục đích này, tỷ lệ nhỏ màu lạnh sẽ là đủ. Hãy để hành động này được đảo ngược; hãy để ánh sáng lạnh và màu sắc xung quanh ấm lên, như chúng ta thường thấy trong các tác phẩm của các họa sĩ La Mã và Florentine, và nó sẽ vượt ra khỏi sức mạnh của nghệ thuật, ngay cả trong tay của Rubens và Titian, để tạo nên một bức tranh lộng lẫy và hài hòa.

Bức tranh là sở hữu của Jonathan Buttle cho đến khi ông ấy khai phá sản vào năm 1796. Nó được mua lần đầu bởi chính trị gia John Nesbitt và rồi, vào năm 1802, được mua lại bởi họa sĩ chân dung John Hoppner. Trong khoảng năm 1809, bức tranh The Blue Boy đã vào bộ sưu tập của Earl Grosvenor và tiếp tục truyền cho những truyền nhân của ông cho đến khi nó được bán bởi Công Tước Westminster đệ nhị cho đại lý Joseph Duveen vào năm 1921. Rồi sau đó, nó đã trở thành sản phẩm rất được yêu thích trong các bản in lại, sau khi được trưng bày cho công chúng trong các triển lãm khác nhau tại Học Viện Anh Quốc, Học Viện Hoàng Gia và các nơi khác.

Vào năm 1919, bức tranh tạo cảm hứng cho nhà sản xuất phim người Đức Friedrich Wilhelm Murnau để dựng ra phim Knabe in Blau (The Boy in Blue).

Trong hành động gây sự giận dữ trong công chúng Anh Quốc vì bức tranh đã được bán cho nhà tiên phong đường rầy xe lửa người Mỹ Henry Edwards Huntington với giá $728,800, theo hóa đơn của Duveen, là giá cao kỷ lục đối với bất cứ bức tranh nào lúc đó. Theo một bài báo của The New York Times, ngày 11 tháng 11 năm 1921, giá mua là $640,000, có trị giá 9.17 triệu đô la vào năm 2019.

Trước khi bức tranh được chở đến California vào năm 1922, The Blue Boy được trưng bày tại Phòng Triển Lãm Quốc Gia nơi 90,000 người đến xem; giám đốc của Phòng Triển Lãm này là Charles Holmes đã xúc động viết nguệch ngoạc những lời chia tay ở mặt sau bức tranh: "Au Revoir, C.H.”

Chính bức tranh này đã đưa nghệ sĩ nhạc pop Robert Rauschenberg chuyển sang vẽ tranh. Nó thường được ghép với một bức tranh của Thomas Lawrence tên là Pinkie nằm đối diện với nó tại Huntington Library. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tối Thứ Bảy 29-4-2023 tại Phượng Mai Studio ở Quận Cam, một số bằng hữu đã đến dự đêm nhạc Trần Chí Phúc, chủ đề Tháng Tư – Sài Gòn – Vượt Biển – Đấu Tranh với những ca khúc anh đã sáng tác trong 44 năm qua kể từ năm 1979, mang niềm khắc khoải về quê nhà đã xa...
Có thể nói “Mekong:Life” giống như một bản trường ca, như một lời kêu gọi đầy xúc động, khẩn thiết để bảo vệ dòng sông Mekong.
Tối Thứ Bảy 15-4-2023 nhiều đồng hương vùng Dallas tiểu bang Texas đã đến dự đêm nhạc Sài Gòn Mơ Ngày Hội Ngộ, diễn ra tại phòng sinh hoạt của thương xá Asia Square Times, thưởng thức những ca khúc thương nhớ Sài Gòn, Vượt Biển của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đến từ Nam Cali...
“Đất Khổ” lưu lạc ra nước ngoài sau năm 1975 và mãi đến thập niên 1990 mới có cơ hội trình chiếu tại Hoa Kỳ. Đây cũng là một phim chính được chiếu tại tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam kỳ 8 – Viet Film Fest – do Hội Văn học Nghệ thuật Việt-Mỹ (VAALA) tổ chức năm 2015 ở Little Saigon, Nam California...
Nevermore được mở màn với khung cảnh một ngày xa xưa trong đêm tối u uẩn, với hình ảnh vũ công Elliot Hammans, mặc quần trắng xếp li và áo sơ mi tay phồng kiểu nhà thơ, đóng vai nhân vật chính, ngồi trên chiếc ghế bành làm bằng các thân thể người, hiện ra ủ rũ trong bóng tối ở cuối sân khấu. Người ta thấy hình ảnh của Hammans từ từ dâng lên, tạo ra một chiếc bóng ma quái lơ lửng trên bức tường sau sân khấu.
Điều gì đang xảy ra trong não và cơ thể khi chúng ta thưởng thức nghệ thuật? Đây là một câu hỏi đã nằm trong tâm trí của Anjan Chatterjee nhiều năm. Ông Anjan là giáo sư về thần kinh học, tâm lý học và kiến trúc tại Trường Pennsylvania (University of Pennsylvania). Tại đây, ông đã thành lập một trong những phòng thí nghiệm đầu tiên trên thế giới dành riêng cho khoa học về thần kinh và thẩm mỹ - Penn Center for Neuroaesthetics.
“Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ. Nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu”. – Franz Schubert.
Một buổi chiều tháng 3 năm 1994, có một thiếu phụ đến gõ cửa căn nhà gỗ của ông Vương Hồng Sển trên đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận Bình Thạnh. Ngôi nhà gỗ lúc ấy còn rất đẹp, được chăm sóc kỹ lưỡng. Khi cô đến, ông Sển ra tiếp cô ở trong vườn phía trước nhà...
Đã qua thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, nền văn minh cơ khí vẫn liên tục phát triển với nhà cao tầng, đường cao tốc, phương tiện làm việc và sinh hoạt đều sử dụng máy móc, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của mọi người, tạo nên một nếp sống, nếp nghĩ phù hợp. Giữa bộn bề khói bụi, có ai lắng hồn nhớ lại một thuở thanh bình ngày xưa, nghĩ về cảnh “ hôm qua tát nước đầu đình…” “trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa…” “Trời mưa trời gió, đem đó ra đơm, chạy về ăn cơm, chạy ra mất đó…?”
Có thể nói ai cũng có lần nói lái ở trong đời, đôi lúc chỉ vô tình thôi. Nếu bạn buột miệng nói “đi giữa trời nắng cực quá” hoặc khi đèn điện không sáng mà bạn nói “điện sao lu quá chừng”, người nghe sẽ cho là bạn nói tục, có oan cũng đành chịu vì, dù bạn không cố ý nhưng nắng cực, điện lu nói lái nghe tục thật. Tương tự như thế, hãy cẩn thận đừng nói dồn lại, dồn lên, đồn láo, đồn lầm…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.