Hôm nay,  

Họa Sĩ Thomas Gainsborough Và Bức Tranh The Blue Boy

22/05/202000:00:00(Xem: 7455)

THOMAS GAINSBOROUGH
Họa sĩ Thomas Gainsborough. (www.en.wikipedia.com )

Họa sĩ Thomas Gainsborough sinh ngày 14 tháng 5 năm 1727 và qua đời ngày 2 tháng 8 năm 1788, tại Anh, theo Bách Khoa Từ Điển Mở. Ông chuyên về vẽ chân dung, phong cảnh, biểu đồ và làm nghề in. Cùng với đối thủ của ông là Sir Joshua Reynolds, ông được xem là một trong những nghệ sĩ Anh quan trọng nhất của hậu bán thế kỷ 18. Ông vẽ nhanh, và các tác phẩm lúc trưởng thành của ông được đặc trưng bởi bảng màu sáng và những đường nét thong dong. Dù là họa sĩ vẽ chân dung phong phú, Gainsborough có được sự thỏa mãn lớn hơn từ các họa phẩm phong cảnh. Ông được ghi nhận (với Richard Wilson) là người khởi xướng trường phái phong cảnh Anh thế kỷ 18. Gainsborough là thành viên sáng lập của Học Viện Hoàng Gia Anh.

Họa phẩm nổi tiếng nhất của Gainborough là “The Blue Boy.” Họa phẩm này có lẽ được Gainsborough vẽ vào năm 1770, với kích thước như người thật và hiện đang được trưng bày tại Thư Viện Huntington Library, thành phố San Mario, miền Nam California, Hoa Kỳ.

THE BLUE BOY

Bức tranh The Blue Boy. (www.en.wikipedia.com )


Bức danh họa The Blue Boy được cho là họa sĩ Gainsborough vẽ chân dung của Jonathan Buttle (1752-1805), là con trai của một thương gia giàu có, dù điều này chưa bao giờ được chứng minh. Đây là một nghiên cứu về trang phục lịch sử cũng như một bức chân dung: thanh niên trong trang phục thế kỷ 17 của ông được coi là sự tôn kính của Gainsborough đối với Anthony van Dyck, và đặc biệt rất gần với bức chân dung Charles II của Van Dyck khi còn là một cậu bé.

Gainsborough vốn đã vẽ gì đó trên tấm vải bố tranh sơn dầu trước khi bắt đầu vẽ The Blue Boy, mà ông đã vẽ lại. Bức tranh là vừa kích thước thực ngoài đời, ngang 48 inches (1 mét 2), cao 70 inches (1 mét 8). Gainsborough đã vẽ bức tranh này để đáp lại lời khuyên của đối thủ của ông là Sir Joshua Reynolds, là người đã viết như sau:

Theo tôi, cần phải quan sát kỹ lưỡng, rằng các khối ánh sáng trong bức tranh luôn có màu ấm áp, êm dịu, vàng, đỏ, hoặc trắng vàng, và các màu xanh da trời, xám hoặc xanh lục được giữ hoàn toàn khỏi những khối này, và chỉ được sử dụng để hỗ trợ hoặc tạo ra những màu ấm; và với mục đích này, tỷ lệ nhỏ màu lạnh sẽ là đủ. Hãy để hành động này được đảo ngược; hãy để ánh sáng lạnh và màu sắc xung quanh ấm lên, như chúng ta thường thấy trong các tác phẩm của các họa sĩ La Mã và Florentine, và nó sẽ vượt ra khỏi sức mạnh của nghệ thuật, ngay cả trong tay của Rubens và Titian, để tạo nên một bức tranh lộng lẫy và hài hòa.

Bức tranh là sở hữu của Jonathan Buttle cho đến khi ông ấy khai phá sản vào năm 1796. Nó được mua lần đầu bởi chính trị gia John Nesbitt và rồi, vào năm 1802, được mua lại bởi họa sĩ chân dung John Hoppner. Trong khoảng năm 1809, bức tranh The Blue Boy đã vào bộ sưu tập của Earl Grosvenor và tiếp tục truyền cho những truyền nhân của ông cho đến khi nó được bán bởi Công Tước Westminster đệ nhị cho đại lý Joseph Duveen vào năm 1921. Rồi sau đó, nó đã trở thành sản phẩm rất được yêu thích trong các bản in lại, sau khi được trưng bày cho công chúng trong các triển lãm khác nhau tại Học Viện Anh Quốc, Học Viện Hoàng Gia và các nơi khác.

Vào năm 1919, bức tranh tạo cảm hứng cho nhà sản xuất phim người Đức Friedrich Wilhelm Murnau để dựng ra phim Knabe in Blau (The Boy in Blue).

Trong hành động gây sự giận dữ trong công chúng Anh Quốc vì bức tranh đã được bán cho nhà tiên phong đường rầy xe lửa người Mỹ Henry Edwards Huntington với giá $728,800, theo hóa đơn của Duveen, là giá cao kỷ lục đối với bất cứ bức tranh nào lúc đó. Theo một bài báo của The New York Times, ngày 11 tháng 11 năm 1921, giá mua là $640,000, có trị giá 9.17 triệu đô la vào năm 2019.

Trước khi bức tranh được chở đến California vào năm 1922, The Blue Boy được trưng bày tại Phòng Triển Lãm Quốc Gia nơi 90,000 người đến xem; giám đốc của Phòng Triển Lãm này là Charles Holmes đã xúc động viết nguệch ngoạc những lời chia tay ở mặt sau bức tranh: "Au Revoir, C.H.”

Chính bức tranh này đã đưa nghệ sĩ nhạc pop Robert Rauschenberg chuyển sang vẽ tranh. Nó thường được ghép với một bức tranh của Thomas Lawrence tên là Pinkie nằm đối diện với nó tại Huntington Library. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trưa Chủ Nhật, 8 tháng 10 năm 2023, tại đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove, Quận Cam đã diễn ra chương trình Ngọc Trong Tim kỳ 15, với phần trình diễn của các nghệ sĩ khuyết tật đến từ nhiều nơi...
Với một người lãnh đạo có cả tâm, tài và niềm đam mê, với một ban điều hành tâm huyết với nền văn học-nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại, với những thiện nguyện luôn sát cánh trong gần hai thập kỷ, có vẻ như VFF đã sẵn sàng đi tiếp thêm 20 năm nữa...
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh năm 1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trong gia đình theo đạo Tin Lành. Nhập học lớp Đệ Thất vào năm 1944 lúc 14 tuổi tại trường Bưởi...
Nhạc sĩ Y Vũ vừa qua đời tại Sài Gòn ngày 28-9-2023 hưởng thọ 83 tuổi (1940-2023); báo chí lại đặt vấn đề ai là tác giả thật sự của ca khúc nổi tiếng Tôi Đưa Em Sang Sông...
Sáng nay trên trang Facebook, ca sĩ Bảo Yến báo tin nhạc sĩ Quốc Dũng vừa ra đi ngày 24-9-2023. Khoảng mười mấy năm trước Quốc Dũng có sang Hoa Kỳ và ghé ở nhà người quen ở San Jose. Tôi chở Quốc Dũng ra quán cà phê Dạ Thảo, ngồi nghe anh kể chuyện văn nghệ. Anh nói rằng lần này sang Mỹ và sẽ xuống Quận Cam để gặp một nhạc sĩ nổi tiếng mà Quốc Dũng ngưỡng mộ. Bạn có biết người nhạc sĩ đó là ai không- tôi thoáng suy nghĩ- thì ra đó là nhạc sĩ Lam Phương!
Đối với nhiều người Việt tị nạn sinh sống tại hải ngoại, giữ gìn và quảng bá nền văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Việt tị nạn là một sứ mạng tinh thần quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ này không hề dễ, bởi vì các hoạt động văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại thường không sinh lợi, chưa kể công sức tiền của bỏ vào xiết kể. Những người làm văn hóa cần phải có tâm, có sự kiên trì, cả sự gan lì để thực hiện sứ mệnh của mình. Duy trì được những sự kiện văn hóa tại hải ngoại kéo dài đến 20 năm có thể được xem là một thành tích đáng kể. Và năm nay, Đại Hội Liên Hoan Phim Ảnh Việt Nam Quốc Tế “Viet Film Fest” bước vào mốc 20 năm, đánh dấu một đoạn đường dài phục vụ cộng đồng. Ngoài việc hỗ trợ và quảng bá những tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt trên thế giới, Viet Film Fest quảng bá phim mang đề tài về con người hoặc văn hóa Việt Nam do những đạo diễn không phải gốc Việt thực hiện.
Hơn ba năm sau khi bị đánh cắp ở Laren, bức tranh ‘The Parsonage garden at Nuenen in Spring’ (tạm dịch: Vườn Nhà Mục Sư ở Nuenen vào Xuân) của Van Gogh đã được tìm lại. Việc trả lại được thực hiện bởi thám tử tư nhân người Hà Lan Arthur Brand.
Khi nói về nền âm nhạc Việt Nam thời hiện đại, không thể không nhắc đến nhạc sĩ Phạm Duy. Đã có quá nhiều mỹ từ mà giới yêu nhạc Việt Nam sử dụng khi nói về ông: người nhạc sĩ của thế kỷ, phù thủy âm nhạc, cây đại thụ của ca khúc Việt Nam… Cũng vì thế, viết và nói về nhạc sĩ Phạm Duy là một điều khó, vì đã có quá nhiều người phân tích từ đủ mọi góc cạnh. Từ những nhà phê bình âm nhạc, cho đến bạn bè của ông là những văn nghệ sĩ, hay những người mến mộ. Họ viết về cuộc đời nổi trôi theo vận nước Việt Nam của Phạm Duy, về giai điệu và ca từ Phạm Duy, về khả năng sáng tác bền bỉ của người nhạc sĩ thiên tài…
Viết về nhạc Phạm Duy mà không nói tới tiếng hát của ca sĩ Thái Thanh là một thiếu sót không nhỏ. Như ta bước hụt một nấc thang. Tiếng hát của ca sĩ là chỉnh lại thăng bằng giữa nhạc và lời, khi niềm tĩnh lặng cần thiết một biến đổi. Những lặng yên nốt nhạc của nhạc sĩ trên mặt giấy, bỗng rảo bước đi, qua lời ca sĩ. Nhạc của Phạm Duy là nhiên liệu. Thái Thanh đốt lên thành ngọn. Ngọn rực rỡ bình minh. Ngọn hắt hiu của cây đèn lạp đêm khuya. Lửa ấy, lời ca ấy, không chỉ để ta nghe, thổ lộ những tâm tình, mà, còn để ta Nhìn, những bức minh họa. Cánh diều, con đê, bên ánh đèn mẹ ngồi khâu áo, đèo núi cao đoàn quân đi qua, bờ nước rộng con thuyền lên đường viễn xứ, chiều làng quê anh thương binh trở lại, và nắng tươi màu, áo ai phận mỏng, và thế gian giao mùa chinh chiến, và âm dương trở mình trong tiếng chày kinh. Cõi nhân ảnh mờ mờ, ảo ảo, hay tục lụy rõ soi ấy, một kiếp đời, ai cũng từng trải.
Tin nhạc sĩ Đan Thọ tác giả nhạc phẩm Chiều Tím qua đời ngày 4-9-2023, tại Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 99 tuổi, gợi nhớ kỷ niệm ca nhạc thời niên thiếu của tôi ở quê nhà...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.