Hôm nay,  

Những Tác Phẩm Nghệ Thuật Quan Trọng Nhất Của Thập Niên 2010s

17/01/202000:00:00(Xem: 3655)

Nhung Tac Pham Quan Trong
Andy Battaglia Cecilia Vicuña, Quipu Womb (Câu Chuyện Sợi Chỉ Đỏ, Athens), 2017. Vật liệu: len chưa cuộn, nhuộm màu, triển lãm tại Documenta 14, Athens.MATHIAS VOELZKE

 

Trong vòng một thập niên qua, số lượng – và chiều kích – của viện bảo tàng, phòng trưng bày, hội chợ nghệ thuật, và trường nghệ thuật trên khắp thế giới đã gia tăng dữ dội, và người ta cảm thấy an tâm để nói rằng nhiều nghệ thuật đã được sáng tạo trong vòng 10 năm qua hơn bất cứ thời gian nào khác trong lịch sử nhân loại.

Chọn các tác phẩm để tiêu biểu cho thời gian đó là điều không thể thực hiện trên cơ bản, nhưng khi thập niên này chấm dứt, thì các chủ bút của báo ARTnews đã chọn được danh sách này, như dưới đây. Mỗi tác phẩm được liệt kê đi tiên phong một thể loại, minh họa một cảnh trạng, định hình một xu hướng hoặc mở rộng biên cương của nghệ thuật. Một số tác phẩm làm được tất cả những việc đó. Từ quan điểm thuận lợi ngày nay, những tác phẩm này dường như có thể chịu đựng được. Nhưng thời gian sẽ là thẩm phán cuối cùng.

Sau đây là một số tác phẩm nghệ thuật quan trọng nhất của thập niên 2010s.

Wu Tsang, Phim Wildness, 2012

Trong bộ phim dài Wildness [Hoang Dã] của Wu Tsang, nhân vật là một bar rượu dành cho người đồng tính tại Los Angeles nói chuyện một cách gợi cảm gắng chinh phục khán giả. “Họ muốn tổ chức một bữa tiệc, lấp đầy phòng tôi bằng năng lượng của họ,” hắn nói bằng giọng nói tiếng Tây Ban Nha. “Làm sao tôi có thể chống lại việc họ tràn vào đầy phòng?” Lối tiếp cận độc đáo để kể chuyện của Tsang về nơi tụ họp gọi là Silver Platter –gồm các đoạn phim tài liệu và các phân đoạn nửa hư cấu xung quanh một bữa tiệc hàng tuần mà Tsang và bạn bè của Cô tổ chức ở đó cho thấy hình ảnh sống động của một không gian kết hợp  các cộng đồng đa dạng khác nhau tại đây. Wildness không phải là bộ phim hoàn hảo nhất về phong cách của Tsang, mà là tác phẩm gây ảnh hưởng lớn nhất của cô từ xưa tới nay, và nó đã có ảnh hưởng tạo nên một làn sóng các nhà làm phim trẻ tập trung quanh sự phân chia mờ nhạt giữa nghệ thuật và cuộc sống và những cách để bảo tồn lịch sử đang có nguy cơ mất tích. – Alex Greenberger

Anicka Yi, Có Lẽ Cô Sinh Ra Cùng Với Nó, 2015

Qua nửa đầu của thập niên 2010s, Anicka Yi đã tạo dựng cho chính mình một  tên tuổi trong những nghệ sĩ táo bạo nhất của thời buổi hiện nay, thử nghiệm các chất liệu mang tính không bền mau tan biến cùng với mùi hương để tạo ra những tác phẩm gây mê trong lãnh vực chính trị, trí nhớ, và bản sắc. Chương trình năm 2015 của cô ấy tại Kunsthalle Basel ở Thụy Sĩ đã đưa tầm nhìn không thể bắt chước của cô lên một cấp độ hoàn toàn mới, và tác phẩm điêu khắc này -- một trụ hoa chiên trên dĩa được bọc trong bong bóng phát sáng – điển hình sự thành đạt của cô, cho thấy một tác phẩm như một vật thể đang sống, đang thở, có lẽ được trợ sinh, có lẽ được trồng vào một thứ gì đó mới và lớn, quyến rũ và đáng sợ. Tôi không bao giờ quên khoảnh khắc ấn tượng lần đầu tôi xem tác phẩm này. Lúc đó, chúng tôi chưa rõ ý tưởng làm sao tác phẩm của Yi có thể trở nên mạnh mẽ nhiều tham vọng, nhưng rõ đây là một dấu hiệu cho thấy điều gì đó lớn lao đã ló dạng ở chân trời. -- Andrew Russeth

Kevin Beasley, Một Quang Cảnh: Máy Tỉa Hột Bông Gòn, 2012-18

Tiếng nổ của cái máy tỉa hột bông gòn mà Kevin Beasley di chuyển vào Viện Bảo Tàng Whitney Museum tại New York không chỉ là một “tiếng động êm ái”. Chiếc máy này là chặng đường dài từ căn nhà trước đó của nó, một nông trại tại Alabama, và sau khi Beasley mua lại nó và bắt đầu thay đổi hoàn cảnh, nó chuyển thành một loại thực thể hoàn toàn khác. Có một điều gì đó chứa đựng một vẻ đẹp tàng ẩn, máy được đặt trong một hộp kính và máy hoạt động như một máy khai thác dầu trong một giếng giầu mỏ. Nhưng tiếng ầm ầm phát ra từ đây đã tạo ra một sự hiện diện sấm sét tượng trưng cho bóng tối ẩn hiện trong nó – khiến người ta liên tưởng đến một nền kỹ nghệ lâu đời phát huy trên mồ hôi nước mắt của một thời đại nô lệ. Beasley chuyển sự hiện diện đó vào một phòng nghe riêng biệt với loa quanh trần và tường, và ông và các nghệ sĩ khác đã kích hoạt nó bằng các màn trình diễn sử dụng âm thanh nổi và biến nó thành các hình thức khác. Tất cả như dẫn đến cùng một tâm điểm của một quá trình tiến hóa mà trong đó lịch sử dường như vừa xa vừa có mặt khắp nơi cùng lúc - Andy Battaglia

Cecilia Vicuna, Quipu Womb (Câu Chuyện Sợi Chỉ Đỏ, Athens), 2017

Trải qua khoảng 50 năm, Cecilia Vicuna đã không ngừng sáng tạo các tác phẩm điêu khắc khám phá lịch sử phức tạp của quipu, là một hệ thống kiến thức được tạo ra thông qua các sợi thắt nút nhuộm màu được sử dụng bởi người Inca trước khi thực dân bắt đầu đến nơi này vào thế kỷ 16. (Người Quipu bị người xâm lược Tây Ban Nha và Giáo Hội Công Giáo tiêu diệt một cách có hệ thống). Qua sự trình bày từ những tượng điêu khắc của bà, Vicuna đưa ra ý niệm rõ ràng về quipu, từ những khái niệm được ghi giữ các hình thái di tích, lịch sử khẩu truyền, cộng thêm sự “tưởng tượng,” khi bà nặn nó. Đối với tác phẩm này, được sáng tạo cho cuộc triển lãm Documenta 14 của Athens, Vicuna lấy len từ các địa phương và nhuộm thành màu đỏ thẫm. Tác phẩm được đặt trang trọng vào phòng triển lãm màu trắng tinh của EMST – Bảo Tàng Viện Quốc Gia Của Nghệ Thuật Đương Đại, Quipu Womb trông giống một dòng sông máu đang chảy bằng những thắt nút từ tử cung của một người phụ nữ, đóng vai trò là cầu nối giữa các di sản Andean trước Colombia và thần thoại Hy Lạp cổ đại. Những sợi chỉ này là gì, Vicuna dường như đang đặt câu hỏi, có phải nó nối kết chúng ta lại với nhau? -- Maximilíano Durón

Pierre Huyghe, After ALife Ahead, 2017

Tại Documenta 13 vào năm 2012, Pierre Huyghe đã tung ra một tác phẩm môi trường đáng kinh ngạc ở Kassel, công viên Karlsaue của Đức, liên quan đến một con chó nhuộm một chân màu tím và một tác phẩm điêu khắc của một người phụ nữ nằm nghiêng với cái đầu đầy ong -- một hệ sinh thái xù xì dường như được tạo sức mạnh bởi lực lượng vô hình. Năm năm sau, tại Skulptur Projekte Munster, ông đã trình bày một tác phẩm mới có ngân sách cao hơn và ngay lập tức công trình này được đánh giá như một kỹ nghệ vừa ở trên mặt đất vừa ở ngoài hành tinh. Bên trong một sân vận động cũ trước đây là một sân băng, Huyghe đã đào lên sàn nhà để tạo ra một cảnh quan lởm chởm. Một hồ cá bí ẩn đứng trên một gò đất. Các lỗ trên trần nhà được mở bằng một số lý luận ảo, để cho các yếu tố và sinh vật rơi xuống bên trong. Có cảm giác như người nghệ sĩ không chỉ đẩy ranh giới của nghệ thuật -- một đường lối đã trở nên sáo mòn -- mà còn tích cực vượt ra ngoài nó, vào nơi chưa biết. -- Andrew Russeth



Nhung Tac Pham Quan Trong Danh Vo
Danh Vo, I M U U R 2, 2012, tại Guggenheim Museum, New York.©2013 DAVID HEALD/COURTESY SOLOMON R. GUGGENHEIM FOUNDATION



Danh Vo, I M U U R 2, 2012

Tác phẩm vỡ tim nhất của thập niên? Lá phiếu của tôi là tác phẩm I M U U R 2 (2012) của Danh Vo, gồm vô số món trang sức nhỏ được sưu tập bởi nhà danh hoạ Martin Wong, cùng với nhiều bản vẽ và tranh của ông. Được sưu tập bởi Võ cho cuộc triển lãm Hugo Boss Prize năm 2013 tại Bảo Tàng Viện Guggenheim, như một hành động hào phóng tập hợp các bảo vật của Wong lại và cho thấy cả cuộc đời của ông được xem như một loại tác phẩm nghệ thuật thích hợp. Trung Tâm Nghệ Thuật Walker tại Minneapolis đã mua lại tác phẩm, thêm một kiệt tác vào bộ sưu tập của họ. – Andrew Russeth

Jordan Wolfson, (Robot phụ nữ múa ba lê), 2014

Ma cà rồng hoạt hình của Jordan Wolfson là một trong những tác phẩm nghệ thuật mà bất cứ ai xem nó tại phòng trưng bày David Zwirner đều nói với bạn rằng “bạn cần phải tới đó để xem.” Điều quái đản khi xem tác phẩm nghệ thuật này là trong lúc bạn ngắm nó, thì nó cũng đang ngó bạn. Một robot kích thước bằng người phụ nữ với các chìa khóa vàng rũ xuống, cô ấy đã sẵn sàng trước gương, như thể sắp múa ba lê. Mặc chiếc váy ngắn bó sát, màu trắng, ôm sát đường cong của một người đi dạo phố, cô ấy được bao phủ trong những dấu vết xô xát, như thể cô ấy đã bị rối tung lên.

Cô ấy (bạn có thể nghĩ) đã bị sử dụng quá nhiều đến nỗi phần da ở nửa trên của khuôn mặt đã bị bong ra để lộ thứ gì đó của loài bò sát. Cái gì đó có thể là một thanh ngang ở ngang eo mà vũ công ba lê đặt tay trong lúc múa là một cây cột kim loại buộc cô ấy ở thắt lưng, đẩy cô ấy vào gương. Khi cô nói bằng giọng Wolfson, cô nhảy múa, và đôi mắt cô dõi theo bạn quanh phòng. Ở một mình với cô ấy giống như ở trong một trong những cơn ác mộng nơi mà bất cứ điều gì khủng khiếp mà bạn đã bị đè nén đã ùn ùn kéo theo con quái vật mang nó cho bạn. – Sarah Douglas

Anne Imhof, tác phẩm Faust, 2017

Việc đầu tiên mà các du khách tới Gian Hàng Đức tại Venice Biennale 2017 nhìn thấy là những con chó sủa được nhốt trong những chiếc lồng kính chống vỡ chắn mất tầm nhìn của khu vực kiến trúc Tân Cổ Điển. Bên trong lồng còn đặt những thứ lạ lùng hơn. Nhiều người biểu diễn lung tung kiểu, quằn quại, thời trang và đặt cơ thể của họ trong suốt năm giờ trên đỉnh của một bục kính được nâng đỡ bởi một lưới các thanh kim loại.

Bên dưới là sự pha trộn của các vật thể khác nhau: nệm da, bật lửa trắng, súng BB, đuốt nhỏ cháy, dây chuyền, còng. Trong suốt tác phẩm, một buổi biểu diễn có tên Faust, Anne Imhof, người sáng tạo mảnh ghép, đã nhắn tin hướng dẫn khác nhau cho những người biểu diễn, trong đó có cộng tác viên thường trực của cô và cộng sự, Eliza Douglas. Tất cả mọi thứ trông như là được diễn ra ngẫu hứng đều được kiểm soát chặt chẽ, từ chuyển động của những người biểu diễn mắt lạnh như tiền đến trang phục sang trọng mà họ mặc. Tác phẩm đoạt giải Golden Lion không êm ái, dễ chịu mà toát ra sự căng thẳng và tràn ngập những nỗi lo lắng, và theo cách đó, nó giống như một xã hội đang nhường chỗ cho công việc tất bật, nơi mà mọi vật hiển thị đều nằm dưới một sự kiểm soát, nơi cơ thể trở thành một phương tiện khác của sự khuất phục. -- Maximilíano Durón

Eric Fischl, Nước Mỹ Gần Đây, 2016

Khi Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, rất nhiều người đã tuyên bố sốc. Trong bức tranh này, bạn sẽ cảm thấy Eric Fischl không như vậy. Bức tranh Late America, mà ông ấy đã trưng bày tại phòng trưng bày Skarstedt ở New York vào mùa xuân sau đó, là năm 2016, và nhanh chóng trở thành hình ảnh không thể xóa nhòa về những gì chúng ta muốn nói khi nói về sự thất vọng của những người đàn ông da trắng ở Mỹ. Với sự xuất hiện của bức tranh này, thời đại Obama đã thực sự kết thúc; không có hy vọng trong bức tranh này. -- Sarah Douglas

Hock E Aye Vi Edgar, Heap of Birds, 2018

Người thổ dân tại Hoa Kỳ từ lâu là đối tượng của bạo lực tàn bạo – thể xác và tinh thần – và các câu chuyện của họ đã bị xóa bỏ khỏi lịch sử nước Mỹ. Trong công tác được ủy thác cho 2018 SITElines Biennial tại SITE Santa Fe ở Mexico, Hock E Aye Vi Edgar Heap of Birds đã trình bày một loạt 24 bản in một lần và 24 bản in bóng của nó đặt tên là Surviving Active Shooter Custer cho thấy rõ sự đau đớn  – cũng như sự xâm phạm – từ những hình thức tẩy xóa này đến độ nào. (Năm sau, tác phẩm đã tới New York để triển lãm tại MoMA PS1 và sau đó được Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Hiện Đại mua lại.) Các bản in trình bày các nhóm từ trong bộ in màu trắng ngược lại các bản in bóng  khác nhau của màu đỏ và cam. Các chữ trong hình là sự pha trộn của các đoạn từ các bản nhạc pop và những câu nói phổ biến, cùng một số tuyên bố riêng của Heap of Birds, về chủ đề bắn giết hàng loạt. Bạo lực súng không phải là một hiện tượng mới, theo Heap of Birds giải thích -- Chỉ cần nhìn vào những vụ thảm sát của người dân bản địa trong suốt lịch sử nước Mỹ thì sẽ thấy rõ. Một bản in ghi rõ, các tên gọi cho loạt bản in này, gồm các chữ STOP / ACTIVE / SHOOTER / CADET / AUTIE / CUSTER”; tái định hình ảnh vị Tướng Custer như một tay súng “Active Shooter”,  thay đổi nhận thức từ lâu rằng ông là một anh hùng thời kỳ Nội Chiến. -- Maximilíano Durón

Camille Henrot, Căng Thẳng, 2013

 

Khi các nhà lịch sử của những thế hệ tương lai cố gắng hiểu về cuộc sống trong thập niên 2010s, tôi hy vọng họ sẽ cống hiến thời gian để xem Gross Fatigue (2013) của Camille Henrot, mà trong đó nắm bắt được sự pha trộn đặc biệt của niềm vui và sự căng thẳng của một thời điểm trong đó các mức độ phi thường của truyền tải thông tin và kiến thức, được sinh ra cùng lúc với sự sụp đổ môi trường. Các hình ảnh sưu tập từ Smithsonian kết hợp với video xuất hiện lần lượt từ cửa sổ này sang cửa sổ khác, và phần âm nhạc tuyệt vời do Joakim Bouaziz trình bày, một tác phẩm phản ảnh nhiều thế giới. Đây là một sự thành công hiếm hoi trong sân chơi nghệ thuật - và là dấu hiệu của một thế giới mới thú vị, trong đó các đoạn phim ảnh hoàn hảo phản ảnh sự thay đổi văn hóa liên tục lôi cuốn những người hâm mộ mới -- Andrew Russeth

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Loạt phim "The Sympathizer" bắt đầu chiếu trên HBO hôm 14/4, mỗi tuần một tập. VIệt Báo sẽ trích đăng một số ý kiến, bình phẩm của một số người viết từ khắp nơi về loạt phim này, từ nay cho đến khi chiếu hết 7 tập. Loạt bài viết này là quan điểm của các tác giả, không nhất thiết phản ảnh quan điểm của ban biên tập Việt Báo.
Đã lâu lắm, cũng trên hai mươi năm tôi hầu như quên mất việc vào rạp hát coi ciné như hồi xưa ở bên nhà. Cho đến tuần rồi, người bạn trẻ Tôn Thất Hùng gọi phone nói chị Kiều Chinh có nhã ý mời tôi đi coi phim chị đóng: The Sympathizer. Tết Nguyên Đán năm Kỷ Hợi, chị Kiều Chinh và tôi gặp nhau tại tòa soạn Việt Báo ở Quận Cam đến nay vẫn chưa có dịp găp lại; thiết nghĩ đi xem phim Kiều Chinh đóng cũng là một cách tái ngộ nữ tài tử gạo cội này. Cuốn phim The Sympathizer được trình chiếu tại rạp hát TIFF Bell Lightbox nằm trên một đoạn đường King Street còn gọi là Phố Festival tức Phố Lễ Hội TIFF thường niên vào tháng 9 qui tụ nhiều ngôi sao trên thế giới.
Ai chết? Chị Chung đã qua đời, chị không chết, không hết, vẫn còn lan man đâu đó, ở đâu đó, khi chị đi qua cuộc đời này. Không có ý định trở về tìm chị nhưng bỗng nhiên đang đứng nơi đây, hứng những trái trứng cá ngọt ngào mà chị thả xuống. Làm sao để phân biệt khi mút trái trứng cá chín và những đầu ngón tay của chị, mềm mềm, êm êm, ướt đẫm.
Theo lời Ban Tổ Chức, “Dòng Chuyển Của m Thanh” là sự kết hợp Đông-Tây độc đáo, mang những thang âm mới mẻ, chưa từng được công diễn bất cứ nơi nào qua những tiếng đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh, đàn T'rưng hoà quyện cùng dàn nhạc giao hưởng và ban hợp xướng Tây phương...
Những tràng pháo tay kéo dài sau mỗi màn trình diễn của các nghệ sĩ, cả khán phòng gần một ngàn khán giả im lặng, thả cảm xúc vào từng mỗi bản nhạc. Khó có thể diễn tả hết những cảm xúc lẫn lộn của mỗi khán giả đã theo dõi trọn vẹn một chương trình nhạc thính phòng dài hơn ba tiếng đồng hồ cho đến tận phút chót, mà theo lời Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã phát biểu trên sân khấu là "lần đầu tiên trên thế giới" có một chương trình âm nhạc Việt Nam như vậy.
Khi tác giả Việt Thanh Nguyễn lớn lên ở California như một người tị nạn sau Chiến tranh Việt Nam , những miêu tả về cuộc xung đột đó hiện diện khắp nơi trong văn hóa đại chúng Mỹ. Platoon, Apocalypse Now, Full Metal Jacket, và nhiều bộ phim khác miêu tả các chiến sĩ Mỹ chiến đấu trong vùng nước lạc hậu đen tối và sau đó đối phó với những tổn thất tâm lý tại quê nhà. Rất ít bộ phim trong số đó nói đến trải nghiệm của người Việt Nam – những người tự xem cuộc xung đột là cuộc Chiến chống Mỹ.
Tối thứ sáu, 5 tháng Tư, 2024, tại rạp chiếu bóng AMC Orange 30, thành phố Orange, chỉ cách trung tâm Little Saigon năm, sáu dặm, HBO đã tổ chức buổi tiếp tân và chiếu phim đặc biệt nhằm giới thiệu bộ phim truyền hình 7 tập, The Sympathizer / Cảm tình viên, do kênh truyền hình HBO thực hiện, dựa trên cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer năm 2016 nổi tiếng cùng nhan đề của nhà văn Nguyễn Thanh Việt, kể về một điệp viên Cộng Sản nửa Pháp, nửa Việt trong những ngày cuối của chiến tranh Việt Nam...
Tối thứ Hai 1 tháng Tư, nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã gặp gỡ khán giả ở miền bắc California để giới thiệu bộ phim “Cảm tình viên / The Sympathizer” dựa trên tiểu thuyết cùng tên đã đưa ông lên đỉnh văn đàn Mỹ với giải Pulitzer 2016.
Mỗi khi tôi nghe ca khúc Summertime, lòng không khỏi băn khoăn về tâm sự màu da, nhất là khúc nhạc blue này được trình bày qua những giọng hát thần kỳ, run rẩy tức tưởi cho thân phận con người. Nhạc sĩ George Gershwin sáng tác ca khúc này năm 1934, gần một trăm năm sau khi tu chính án 13 của hiếp pháp Hoa kỳ được công bố xác nhận quyền tự do, hủy bỏ luật nô lệ cho màu da đen tháng 12 năm 1865. Đời sống dân da đen bắt đầu khá giả hơn. Sau nhà có ao nuôi đầy cá. Trên đồng mồ hôi đã nở những hoa gòn. Những thành tựu đó cho phép người mẹ người chị thoát cảnh lam lủ, được trang điểm nhan sắc, y phục đẹp đẽ hơn. Cho phép cha già được an vui, nghỉ ngơi và các em bé nô đùa vang tiếng cười.
Phim "Mai"của đạo diễn Trấn Thành, vừa là nhà sản xuất phim vừa là diễn viên, cùng với dàn diên viên: Phương Anh Đào, Tuấn Trần, Hồng Đào, Ngọc Giàu, Việt Anh... Bộ phim tình cảm, tâm lý xã hội được đầu tư lên tới 50 tỉ đồng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.