Hôm nay,  

Triển Lãm Cuối Năm 2019 Của Hội Nhiếp Ảnh VNPC

17/12/201909:37:00(Xem: 4820)

Pic 1 Giờ  khai mạc
Giờ khai mạc- Ảnh của VNPC

 

Pic 2 Pic of the month Awards
Phát giải thường "Pictures of the Month"- Ảnh của VNPC

 

Pic 3 HT Minh Nguyễnjpg
NAG Hội trưởng VNPC Nguyễn Minh -Ảnh của tác giả

 

Pic 4 Quang cảnh  khách xem triển lãm
Quang cảnh khách xem ảnh-Ảnh của tác giả

 

Pic 5 Quang cảnh phòng triển lãm
Quang cảnh Hội trường-Ảnh của tác giả

 

Pic 6 Lovely couple
Tác phẩm Lovely Couple của Trần Quang Hưng

 

Pic 7 Washington Monument
Tác phẩm Washington Monument của Phạm Ngọc Lộ

 

Tháng 12 là tháng của đầu đông, của tận cùng một năm và của những tưng bừng lễ hội. Với mục đích ghi lại thành quả của các học viên vừa gặt hái, và để trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh của những hội viên và học viên. Hội nhiếp ảnh "Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam tức "VNPC" đã khai mạc buổi triển lãm Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật dưới chủ đề "Ánh Sáng và Sắc Màu" vào hai ngày cuối tuần 7 và 8, đầu tháng 12. Tại hội trường Nhật Báo Người Việt, buổi lễ cắt băng khánh thành đã diễn ra rất long trọng với nhiều quan khách và các anh chị em nhiếp ảnh gia trong hội. Nhân dịp này Hội cũng trao tặng bằng khen cho những NAG đã có tác phẩm đoạt giải "Picture of The Month" là: An Nguyễn, Hùng Hồ, John Phú Kiệt, Henry Nguyễn, Lim Choi, Nghiệp Bùi, Quang Phạm, Shirley Hải Trịnh, Tuyến Phạm và Trịnh Thanh Thủỵ

Hơn 80 tác phẩm của hơn 35 tác giả được trưng bày đã làm phòng hội rạng rỡ với ánh sáng lạ lùng, kỳ ảo của nhiếp ảnh. Những gam màu đủ sắc, kể cả trắng đen, đã điểm tô cho chu vi bờ tường liền nhau biến thành một bức tranh nổi paronama khổng lồ quyến rũ người xem. Tôi dạo quanh phòng, thấy khách vào rất đông và ai cũng đứng xem từng tấm ảnh chăm chú. Có một điều khách thưởng ngoạn đã làm mà chỉ ngày nay mới có là họ lấy phone tay ra chụp lia lịa những bức ảnh họ thích và ưng ý. Đó có thể là điều khiến các tác giả của những bức ảnh rất vui vì được người xem yêu thích và có ý định lưu lại những bức ảnh mà họ ngưỡng mộ. Đặc biệt trong buổi triển lãm có một tác phẩm của cố nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm và chân dung của ông. Vợ chồng con gái của ông là NAG Nguyễn Ngọc Dung và NAG Phạm Ngọc Lộ cũng hiện diện.

Khách viếng thăm được ghi nhận có nhiều thành phần mà nhiều nhất là có lẽ là các NAG của các hội nhiếp ảnh khác hoặc những người từng cầm máy đến xem. Rất nhiều đồng hương của cộng đồng vì yêu thích nhiếp ảnh cũng ghé qua. Họ đi đơn lẻ, từng cặp hoặc hai ba người, bàn tán nho nhỏ và cùng nhau về nói về những điểm mạnh, yếu của từng tấm ảnh. Tôi thấy hai anh chị khoảng tuổi trung niên dẫn nhau đi xem, tay trong tay, vẻ tương đắc. Tôi liền hỏi người chồng cảm tưởng của anh về buổi triển lãm nghệ thuật. Anh Hiếu trả lời "Tôi thấy buổi triển lãm này rất thành công. Các bức ảnh rất đẹp, như tranh vậy. Tôi thấy chúng ta nên có những buổi triển lãm nghệ thuật như thế này cho người Việt chúng ta được thưởng lãm."

Một cặp vợ chồng khác đứng ở một góc phòng, người chồng xem ảnh rất kỹ, đầy vẻ chú tâm và quay qua chỉ cho người vợ xem. Tôi xin phép phỏng vấn và hỏi ý kiến ông rằng buổi triển lãm có thể hiện được đúng chủ đề và nội dung của nó không? Ông trả lời "Nói chung thì nhiếp ảnh phải có ánh sáng và màu sắc. Ánh sáng bắt buộc phải có. Sắc màu không chỉ có nghĩa là vàng, xanh, đỏ, tím mà còn có nghĩa là sáng và tối nữa. Thành thử nhiếp ảnh không thể tách rời hai yếu tố này được. Tôi thấy có nhiều bức ảnh nói được 2 yếu tố chính của ánh sáng và màu sắc. Tôi cảm thấy được có những tấm ảnh mà người cầm máy biết sử dụng ánh sáng và sắc màu như thế nào, tùy theo cảm quan của người đó. Có tấm ảnh người chụp chú ý tới ánh sáng, có tấm người chụp lại chú ý tới màu sắc, có khi yếu tố này mạnh, yếu tố kia nhẹ hơn".

Tôi rất ngạc nhiên với câu trả lời vừa rành rẽ, đầy kiến thức nhiếp ảnh và vô cùng thú vị của người khách. Lúc hỏi tên tôi mới vỡ lẽ ra ông là Lê Thọ Giao, một NAG cầm máy lâu năm bậc thầy, đã mở lớp nhiếp ảnh ở Quận Cam trong quá khứ.

Phải nói người bận rộn nhất trong buổi triển lãm là NAG Hội Trưởng VNPC Nguyễn Minh, nhưng cuối cùng tôi cũng tiếp xúc được với ông. Nhận thấy trong phòng triển lãm nhiều bức ảnh loại phong cảnh, tôi hỏi ông nghĩ gì về thể loại nhiếp ảnh Landscape(Phong cảnh) và chụp làm sao để có một tác phẩm phong cảnh đẹp. Ông cho biết, "Người chụp phải chú ý đến ánh sáng, đến thời gian tức là giờ vàng, vào thời tiết trong năm. Ngoài ra còn bố cục, chiều sâu, khoảng cách và màu sắc nữa. Người chụp phải chịu khó đi nhiều lần, chụp cùng 1 chỗ vào các thời tiết khác nhau, họ sẽ có nhiều cơ hội cho ra những tấm ảnh có sắc màu khác nhau theo mùa của 1 năm.". Tôi hỏi thêm về hoạt động của hội ảnh VNPC, ông bảo, " Ngoài việc giảng dạy, hội khuyến khích học viên tham gia các cuộc thi hội ảnh quốc tế vì trong hội đã có các thành viên đoạt giải. Trong năm 2020, tôi hy vọng các ACE đi sâu vào các cuộc thi ảnh quốc tế. Tôi sẵn sàng hướng dẫn và tạo cơ hội bằng cách thường xuyên tổ chức các buổi đi chụp ảnh. ACE không những được gần gụi với thiên nhiên và không khí trong lành lại có các tác phẩm đẹp. Ngày đầu năm 12 tháng 1 năm 2020 từ 8:00 AM tới 10:00 AM, hội sẽ khai giảng khoá mới cho sơ cấp và cao cấp. Tại số 12600 Brookhurst St, Garden Grove, CA 92840. Thân mời các bạn thích chụp ảnh tham gia.

Sự góp mặt của hơn 35 tác giả với những thể loại nhiếp ảnh khác nhau là một điểm son của buổi triển lãm. Từ phong cảnh, chân dung, đời sống hoang dã, đến đời thường, mỗi tác giả có ít nhất là 2 tấm ảnh được trưng bày. Không gì bằng được tiếp chuyện với họ để nghe họ chia sẻ cảm xúc. Dưới đây là phần phỏng vấn nho nhỏ của tôi với họ. Bốn tác giả ở trong các độ tuổi và thời gian cầm máy khác nhau.

Hỏi: Anh(chị) đã cầm máy bao lâu, chọn thể loại nào và nghĩ gì về nhiếp ảnh nghệ thuật. Anh(chị) có gặp trở ngại hay khó khăn gì khi theo đuổi nhiếp ảnh không?

Đáp:

- Anh An Nguyễn(Trưởng ban tổ chức buổi triển lãm) : Tôi theo khoảng 2,3 năm. Tôi chọn phong cảnh vì nó liên quan tới công việc của tôi. Tôi rất đam mê và đi sâu vào nhiếp ảnh vì tìm được cái đẹp của nó nhưng cũng thích loại đời thường và chân dung. Khó khăn? Có chứ, khi mê rồi tôi dành nhiều thời gian cho nó nhưng may mắn tôi có người phối ngẫu biết thông cảm và khuyến khích tôi vui với thú vui của mình.

- Anh Trần Quang Hưng: Tôi cầm máy đã lâu và thích thể loại thú hoang tức đời sống hoang dã. Hơn nữa, tôi muốn dùng nhiếp ảnh để khuyến khích và kêu gọi những người khác tôn trọng và đừng tàn phá thiên nhiên. Khó khăn? Thể loại này đòi hỏi người chụp phải nhiều thì giờ vì phải theo dõi sinh hoạt của thú hoang, kiên nhẫn vì không điều khiển được mà phải tùy theo thói quen của con thú đó. Kỹ thuật thì không khó lắm nếu đã trải qua vài lần là chụp được. Dĩ nhiên người phối ngẫu phải biết thông cảm cho mình khi mình ra với thiên nhiên.

- Cô Shirley Hải Trịnh: Em theo được hơn 2 năm. Em chọn phong cảnh nhưng cũng thích đời thường. Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật là cái gì đó làm em đam mê rồi ghiền luôn. May mắn em không gặp khó khăn gì vì còn tự do và sắp xếp được công việc lúc đi chụp ảnh. Tuy nhiên chỉ có sự thay đổi thói quen là sau khi đam mê em được trải nghiệm việc thức khuya, dậy sớm, trèo đèo, lội suối, bờ, bụi, ăn uống thất thường mỗi khi đi chụp ảnh nhưng lại rất vui.

- Chú Trí Nguyễn: Tôi cầm máy cũng lâu, xưa chỉ chụp hình kỷ niệm nhưng giờ nghiêng hẳn về nhiếp ảnh nghệ thuật và rất say mê. Tuy trên 80 tuổi tôi vẫn theo các bạn bè đi field trip, họ tới đâu, tôi tới đó, mà không bao giờ thấy mệt. Có lẽ vì được sống với không khí trong lành của thiên nhiên mà sức khoẻ càng tăng dù tuổi lớn. Càng yêu thiên nhiên tôi càng bỏ nhiều công sức vào nhiếp ảnh.  Lúc đi xa không được thì tôi quanh quẩn bên vùng biển chụp chim. Phải nghiên cứu đặc tính của từng loại chim, mắt phải tinh tế và nhanh. Phải kiên nhẫn đợi lúc nó mới cất cánh và lúc nó đáp chụp mới đẹp, vì nó thường ngủ hay đứng 1 chỗ tới 3, 4 tiếng. Lúc mình đợi lâu xoay người, định bỏ đi, thì nó lại bắt đầu bay !!! Nhất là may mắn chụp đúng giờ vàng, móng, chân, mắt, cánh nó hực lên dưới ánh sáng ban mai hoặc hoàng hôn, trông rất tuyệt vời.

Thanh Thư thực hiện

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tối Thứ Bảy 29-4-2023 tại Phượng Mai Studio ở Quận Cam, một số bằng hữu đã đến dự đêm nhạc Trần Chí Phúc, chủ đề Tháng Tư – Sài Gòn – Vượt Biển – Đấu Tranh với những ca khúc anh đã sáng tác trong 44 năm qua kể từ năm 1979, mang niềm khắc khoải về quê nhà đã xa...
Có thể nói “Mekong:Life” giống như một bản trường ca, như một lời kêu gọi đầy xúc động, khẩn thiết để bảo vệ dòng sông Mekong.
Tối Thứ Bảy 15-4-2023 nhiều đồng hương vùng Dallas tiểu bang Texas đã đến dự đêm nhạc Sài Gòn Mơ Ngày Hội Ngộ, diễn ra tại phòng sinh hoạt của thương xá Asia Square Times, thưởng thức những ca khúc thương nhớ Sài Gòn, Vượt Biển của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đến từ Nam Cali...
“Đất Khổ” lưu lạc ra nước ngoài sau năm 1975 và mãi đến thập niên 1990 mới có cơ hội trình chiếu tại Hoa Kỳ. Đây cũng là một phim chính được chiếu tại tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam kỳ 8 – Viet Film Fest – do Hội Văn học Nghệ thuật Việt-Mỹ (VAALA) tổ chức năm 2015 ở Little Saigon, Nam California...
Nevermore được mở màn với khung cảnh một ngày xa xưa trong đêm tối u uẩn, với hình ảnh vũ công Elliot Hammans, mặc quần trắng xếp li và áo sơ mi tay phồng kiểu nhà thơ, đóng vai nhân vật chính, ngồi trên chiếc ghế bành làm bằng các thân thể người, hiện ra ủ rũ trong bóng tối ở cuối sân khấu. Người ta thấy hình ảnh của Hammans từ từ dâng lên, tạo ra một chiếc bóng ma quái lơ lửng trên bức tường sau sân khấu.
Điều gì đang xảy ra trong não và cơ thể khi chúng ta thưởng thức nghệ thuật? Đây là một câu hỏi đã nằm trong tâm trí của Anjan Chatterjee nhiều năm. Ông Anjan là giáo sư về thần kinh học, tâm lý học và kiến trúc tại Trường Pennsylvania (University of Pennsylvania). Tại đây, ông đã thành lập một trong những phòng thí nghiệm đầu tiên trên thế giới dành riêng cho khoa học về thần kinh và thẩm mỹ - Penn Center for Neuroaesthetics.
“Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ. Nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu”. – Franz Schubert.
Một buổi chiều tháng 3 năm 1994, có một thiếu phụ đến gõ cửa căn nhà gỗ của ông Vương Hồng Sển trên đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận Bình Thạnh. Ngôi nhà gỗ lúc ấy còn rất đẹp, được chăm sóc kỹ lưỡng. Khi cô đến, ông Sển ra tiếp cô ở trong vườn phía trước nhà...
Đã qua thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, nền văn minh cơ khí vẫn liên tục phát triển với nhà cao tầng, đường cao tốc, phương tiện làm việc và sinh hoạt đều sử dụng máy móc, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của mọi người, tạo nên một nếp sống, nếp nghĩ phù hợp. Giữa bộn bề khói bụi, có ai lắng hồn nhớ lại một thuở thanh bình ngày xưa, nghĩ về cảnh “ hôm qua tát nước đầu đình…” “trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa…” “Trời mưa trời gió, đem đó ra đơm, chạy về ăn cơm, chạy ra mất đó…?”
Có thể nói ai cũng có lần nói lái ở trong đời, đôi lúc chỉ vô tình thôi. Nếu bạn buột miệng nói “đi giữa trời nắng cực quá” hoặc khi đèn điện không sáng mà bạn nói “điện sao lu quá chừng”, người nghe sẽ cho là bạn nói tục, có oan cũng đành chịu vì, dù bạn không cố ý nhưng nắng cực, điện lu nói lái nghe tục thật. Tương tự như thế, hãy cẩn thận đừng nói dồn lại, dồn lên, đồn láo, đồn lầm…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.