nhìn ta lấp lánh

9/16/202410:37:00(View: 1115)
4NTD-32018
ttcuchi 15h20’. 5.9.24

 

từ tế bào da linh thể hóa khói tan vào hư không

cuồng chạy theo hổn hển nắm bắt

mở bàn tay trôi ra bóng ta khật khùng ngả ngớn

 

đêm mơ thấy bước khoan thai lên đài nghiệt cảnh

ngước nhìn những lá phướn bay phần phật

cô đơn ta chỉ biết nhìn xuống phía dưới chân

quá nhiều cái nõn nường lô nhô

 

nường mịn mẩy tung tẩy phô trương

nõn uyển chuyển rung lắc tuyệt đẹp khôn tả

chợt giật mình tỉnh giấc rờ rẫm con ngu báu vật

 

nhục thể trần truồng dật dờ khóc ngất

lũ dơi vụt bay ngang cùng phát sóng âm siêu tần

màng thính giác ta chẳng bao giờ khẽ rung

hồn đá dao động hàng triệu năm lơ mơ chờ chuyển kiếp

 

lũ sương mù vón cục ẩn náu trong hốc mắt lá

ta muốn trốn chạy khỏi ánh nhìn từ đôi mắt đẹp của quỷ 

hòn than mặt trời đỏ hỏn

nhú dần lên vượt thoát ra khỏi não trạng đồ

thế gian mãi rú cười và hỗn loạn

 

Khaly Chàm

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chiến tranh và ngục tù là bi kịch đau thương nhất trong lịch sử loài người, nó là kinh nghiệm không được rút tỉa để học hỏi và ngăn chặn, cứ thế lặp đi lặp lại khắp nơi trên thế giới, đánh động mãi ký ức con người nên có thể nói rằng không có cuộc chiến và nhà tù nào trở thành quá khứ, nó luôn là hiện tại với dấu lệ và máu không ngừng chảy. Kinh nghiệm chiến tranh, nhà tù, cùng hệ lụy tang thương của nó như vết cắt hằn sâu trong tâm tư tình cảm con dân Việt nam, mà nhà văn Ngô Thế Vinh đã gọi - vết thương không bao giờ lành-, nó sừng sững ở đó, trên đất đá, trên thân thể, trong tâm hồn, trong sử lịch, mà trái tim và lương tâm con người mãi thúc thủ một câu trả lời.
Cậu bé Hassan 11 tuổi ở miền Đông Ukraine vừa bằng tuổi của Oliver cũng 11 tuổi ở miền Tây Bắc Mỹ
Ôi những bà mẹ mất con/ những người vợ mất chồng/ những người yêu nhau/ đã mất nhau...
buổi chiều/ ở khúc quanh của dòng sông/ có con cò xám khẳng khiu/ cô đơn như con nước lạnh/ nhìn về xa xăm...
Nhìn vào các con số. Vào khởi đầu thập niên 1930s, có 259 nhà văn xuất bản sách trong Liên Bang Xô Viết. Vào cuối thập niên 1930s – chỉ còn 36. Như thế nào 80% các nhà văn đã biến mất? Có 17 người bị bắn, 8 người tự sát, 7 người chết vì lý do tự nhiên, và 175 người bị bắt và giam trong các trại. Và 16 người mất tích. Những con số này cho một ý tưởng về trái độ Liên Bang Xô Viết đối với giới ưu tú văn hóa Ukraine, một thái độ đã áp đặt một kiểu im lặng văn hóa trong nhiều thập niên. Trong thập niên 1960s, một thế hệ mới, trẻ hơn xuất hiện và mang khu vực vào một thời kỳ nghệ thuật chói sáng mới. Nhưng nó cũng sớm lụi tàn: nhà thơ Vasyl Symonenko bị đánh tới chết, họa sĩ Alla Horska và nhà soạn nhạc Volodymyr Ivasiuk chết trong các hoàn cảnh kỳ lạ, và nhiều người khác bị đẩy vào nhà tù, ép vào các bệnh viện tâm thần, và bị cấm xuất bản. Chết độ Xô Viết khởi dậy cuộc chiến chính trị nhắm vào các khuôn mặt văn học Ukraine trong thập niên 1920s và kéo dài tới cuối thập niên 1980s,
bánh mì chúng con ăn hằng ngày chúng con cho người đói / để họ ngừng ăn thịt lẫn nhau / chúng con đem ánh sáng cho kẻ u mê / để họ tìm ra sự sáng suốt /
đêm của pháo kích/ đêm của oanh kích/ đêm của kính vỡ/ đêm của tường lở/ đêm của gạch vụn...
tiếng còi hụ xé nát màn đêm/ đạn pháo nả vào thành phố/ bầu trời rực sáng/ bằng lửa của bạo tàn...
Cảm xúc và nỗi phẫn nộ của hai thi sĩ Việt – Nguyễn Hàn Chung & Trần Mộng Tú – khi nhìn vào thảm cảnh chiến tranh Ukraine hôm nay. Việt Báo trân trọng mời đọc.
"Tôi tin văn hóa có thể tạo ra những khuôn mẫu cư xử nơi con người, và đó là những gì tôi muốn nói đến khi tôi viết về hệ lụy của đất mẹ, Yakimchuk nói về bài thơ nguyện cầu (prayer). "Đây chính là hệ lụy chúng ta gánh theo, và cuối cùng thì chúng ta phải sống hòa hoãn với nó. Và chúng ta nên sáng tạo ra những câu chuyện mới để tự kể cho mình. Nếu chúng ta không làm thế, kẻ thù chúng ta sẽ làm cho chúng ta."