Đừng tìm nữa!

26/11/202309:30:00(Xem: 2423)

hamas

Xác ai trong túi vải

Làm sao nhận ra nhau

Màu trắng một màu trắng

Ôi Mẹ, ôi Con đâu!

 

Túi lớn rồi túi nhỏ

Xếp dọc rồi xếp ngang

Bế lên rồi đặt xuống

Lệ ai rơi hàng hàng

 

Đếm hoài sao không hết

Túi nhỏ cạnh túi to

Phải Mẹ anh nằm đó?

Phải Con anh nằm kề?

 

Đất không còn chỗ đứng

Gạch ngói đã vỡ tan

Những bức tường sụp đổ

Máu ai nhuộm bầm đen

 

Thôi anh đừng đếm nữa

Xếp chồng lên thật nhanh

Xếp khéo cho đủ chỗ

Chừa một chỗ cho mình

 

Ngày mai anh ngã xuống

Cũng một túi trắng này

Quấn vào anh thật chặt

Không ai nhìn thấy anh

 

Mẹ sẽ đi tìm anh

Cha sẽ đi tìm anh

Tìm thấy toàn túi trắng

Gọi mãi tên con mình

 

Thôi anh đừng tìm nữa

Vì sẽ có một hôm

Một trong đống túi đó

Anh tìm thấy chính mình.

 

– Trần Mộng Tú

(11/21/2023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mời nghe Alexandra Huỳnh đọc bài thơ Di Sản (Inheritance) "live" trên đài truyền hình LX News. Nữ sinh gốc Việt Alexandra Huynh, tên Việt là Thụy An, 18 tuổi, trong buổi chung kết đêm Thứ Năm 20/5/2021 vừa qua đã thắng giải: "2021 National Youth Poet Laureate -- Nhà Thơ Khôi Nguyên Giới Trẻ Quốc Gia 2021". Huynh trả lời phỏng vấn AP đêm Thứ Năm qua điện thoại từ nhà, rằng thơ đối với cô là phương tiện để tự bày tỏ và để giúp công lý xã hội. Cô nói “Tiếng Việt tự nó đã là một tiếng nói giàu chất thơ. Trong sinh hoạt văn hóa của người Việt người ta đã nói thành thơ trong cuộc sống hằng ngày.” Cô cho hay là đã tập viết những lời thơ phổ nhạc từ khi mới 7 tuổi; đặc biệt là sau những lần đọc thơ trước công chúng thì lại càng cảm thấy sức mạnh của chữ nghĩa có tác động tích cực lên tâm lý và tinh thần đại chúng. Alexandra Huynh căn bản sáng tác thơ bằng tiếng Anh nhưng luôn nuôi hy vọng là sẽ có tác phẩm thơ ra đời và sẽ được chuyển ngữ sang “tiếng Mẹ đẻ”, ngôn ngữ Việt Nam.
nếu tôi không thể là người hùng / tôi mang tên người di dân gương mẫu / ôi những chiếc thuyền / & những người trên những chiếc thuyền ấy / can đảm biết bao & khác xa / đám tỵ nạn đương thời chúng ta nợ họ / Tôi ngậm chặt lưỡi / nghe âm thanh / thân thuộc gần như nhà mình / khi tên Dương Thu Hương mất đi dòng sông / trong miệng lão thầy / và chẳng ai buồn hỏi vì sao / mặt tôi giàn giụa. & nhớ đến chiếc bàn buồn bã, / trong góc xó lớp học / tôi viết lời nguyện cầu / cho lũ trẻ sắp vào chật lớp này: / hãy để đám trẻ được xưng tên chúng như mẹ chúng đã từng gọi thế. / hãy để điệp khúc được xướng lại hay cố gắng & cố gắng như thế. / hãy để những câu chuyện không pha chất trọ trẹ / & giữ lại thanh âm không phiên dịch. / hãy để lũ trẻ điền vào khoảng trống bằng ký ức.
những bông hoa Diên Vỹ / nở tím chiều tháng Năm / Anh nở tím hồn em / bắt đầu vào tháng mấy
trên đồi gió khoác áo thư sinh tóc bạc / như lữ hành đi qua đồng bằng / thỏa mãn khát khao / sông dài núi rộng / thèm dòng sữa chảy ra từ lồng ngực / que diêm cháy một lần rồi tắt / vẽ vời chi / trăm cảnh lao đao
Trước đây, Thường Thấu Thấm thuộc về giả thuyết thưởng ngoạn và sáng tác. Tuy nhiên, dịch thuật cũng mang cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ và ngữ pháp, được xác định minh bạch về bản chất, cá tính và chức năng, có tính toàn cầu trong hệ thống ngôn ngữ, có tính chung để thông đạt, nên giả thuyết này có thể áp dụng vào dịch thuật, song song với giả thuyết thưởng ngoạn và sáng tác.
Sủa ra xóm sủa xuống làng / Người dân nghe sủa hoang mang tột cùng / Nhưng loài sủa vẫn dửng dưng / Sủa tâng công để cửu trùng sủa khen
Tôi lắng nghe tiếng khóc đâu / đó nấc lên ngày tháng tư lắng / nghe từng âm âm ức ức mà / phỏng đoán tiếng khóc / ấy là khóc mừng vui sum / họp hay tủi hờn chia ly.
khi tiếng đàn chìm vào khuya tối nhường lại cho đàn dế đen / huyên náo gọi nhau / tuyên bố kẻ thua người thắng / vì còn quá nhiều tranh đấu suốt ngày / đài chưa kịp loan tin tức
Ngày ấy, nơi nơi hưởng thái bình / Vì đâu đất nước phải điêu linh? / Triệu người lưu lạc, xa lìa xứ / Giờ giỗ Hùng Vương, khóc một mình....
cho những người chết xa không phải chỉ trên đường hồ chí minh cay nghiệt / nhưng bất cứ đường nào / đưa ra khỏi nước / những xác khô / những hồn ma luẩn quẩn ngơ ngơ ngác ngác / bên Miên bên Việt / chỗ nào là quê hương?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.