TRANG THƠ THỨ BẨY

30/09/202308:27:00(Xem: 716)

brian-blanchflower
 

HOÀNG XUÂN SƠN

 

âm vực

 

lao xao một
               ù ù hai
thanh bổng rồi nghe bên tai
tiếng trầm
tôi hát vào thủy triều âm
và nghe ngọn nước thất cầm ban sơ
sóng vỗ tôi vào
tận
bờ
rồi như tuyệt tự con thơ
buổi chào
rà soát lại từ âm hao
từng chân khuyết thực
hớt
nhào
thinh không
tôi-ca-vang-một-cánh-đồng
thu lại nhỏ rí
cọng lông
thiệt buồn
hát tôi theo trời mưa tuôn
luồn kim se chỉ tấn tuồng tinh khôi
ai huýt sáo
nhọn
trên đồi
khíu tôi âm vực
khúc ngồi tự thân

(20/8/2023)

 

*

 

TRẦN YÊN HÒA

 

Tự tình cùng đất nước

 

Những tháng ngày tôi còn nhỏ xíu

Ôm tập vở nhàu theo bạn bè đến lớp

Nước mắt chảy quanh sợ sệt đủ điều

Đất nước quanh tôi là cô giáo nhỏ

Dạy tôi i tờ và đọc ca dao

 

Buổi sáng có loài chim nào hót quá hay

Chim chìa vôi hay chim chào mào

Rót vào lòng tôi nỗi nhớ

Rót vào lòng tôi niềm thương yêu

Và niềm dịu ngọt

 

Tôi đi dạo ven vùng quê thơ ấu

Tuổi thơ như cánh diều no gió

Ngất ngưởng trong một trời chiêm bao

Những tên gọi như Gò Chùa, Gò Ông Đốc

Những dòng suối mát lạnh trưa hè

Suối Sầu Đế, suối Đập Lạnh

Ngọt ngào trong trái tim tôi.

 

Ơi vùng quê thơ ấu của tôi

Một dãy trời xanh ngắt

Có loài bướm nhởn nhơ trong khu vườn trí tưởng

Có loài chim hút mật

Cất tiếng kêu yêu thương

Rủ tôi về vùng trời hồng

Đó là đất nước, phải không?

 

Những tháng ngày tôi lớn lên

Đọc được dăm câu truyện Kiều

Tôi mê Nguyễn Du quá đỗi

Và thương Thúy Vân

Và yêu Thúy Kiều

Sao cuộc đời Kiều mưa gió quá!

 

Tôi yêu thích Chinh Phụ Ngâm

Người vợ chờ chồng đi chiến đấu

Với một lòng thủy chung

như bài hát

“Chinh chiến miền xa, con ơi

Cha con chinh chiến miền xa”

Tôi nghe mà rưng rưng nước mắt

 

Tôi yêu cô Loan trong Đoạn Tuyệt

Tôi yêu cô Mai trong Nửa Chừng Xuân

Tôi yêu cô Nhung trong Lạnh Lùng

Những nhân vật của những nhà văn

Nhóm Tự Lực Văn Đoàn bất tử

Một Nhất Linh trong tâm tưởng tôi nở rộ

Những đoá hoa hồng thắm

 

Tôi lớn lên với tình yêu của Mẹ

Tình yêu của Em

Những ngày đầu tiên rộn rã

Đâu đâu cũng nghe tiếng chim ca

Đâu đâu cũng là mật ngọt

(những mật đắng sau này

Em làm sao thấu được)

 

Tình em đã cho tôi

Là trái tim vội vã

Là nỗi nhớ thương một tà áo lụa

Một mái tóc dài đen mượt

Nhánh mũi dọc dừa của em

Làm tôi chết đi nửa đời nửa đoạn

Tôi hạnh phúc để mà yêu em

Dù em hành hạ tôi tận lực

Dù em đốt cháy tôi thành tro than

Tôi vẫn một mực yêu em

Vì tôi kiếm tìm em suốt thời thơ ấu

Vì Em cùng nghĩa với Mẹ

Cùng nghĩa với Quê Hương, Đất Nước

 

Có phải thế không?

Hở em yêu thương một đời

 

Rồi những cánh chim cũng sẽ dừng bay

Sẽ đậu trên bến bờ thương nhớ

Tôi nghe dưới mạch đất ngầm cũng cựa quậy

Những làn sóng tin yêu

 

Đàn chim đậu trên tầng cao của mây trời

Cũng vọng về đất nước

Sẽ hát bài ca về cổ tích

Có Mẹ Âu Cơ

Có Mẹ Châu Long

Ngàn đời dang tay vẫy gọi

Hãy về cùng non nước

 

Phải về chứ

Về để được đi trên cầu Long Biên

Được đi trên cầu Trường Tiền

Được vào lăng tẩm

Ta sẽ vịn vào văn bia tiến sĩ

Thấm mồ hôi tài hoa của tiền nhân

Sẽ vịn vào từng nấm mộ của bạn bè

Và ngợi ca tiếc thương

Những anh hùng vô danh đã chết

 

Phải về chứ

Phải không em

Vì đó là Đất Nước

 

Đất của ta

Và Nước của ta

Không bao giờ mất được.

 

*

 

THY AN

 

Nhớ một nốt nhạc

 

một nốt nhạc rụng xuống vô thường

như giọt mưa trên biển xanh

long lanh ngàn ý thơ

truyện Kiều lặng lẽ trên kệ

bìa long, giấy rách

trang sách mở ra dòng tám trăm chín mươi

‘sống nhờ đất khách, thác chôn quê người’

dâng trào cảm xúc

Nguyễn Du hiện ra mỉm cười

trái tim bao la ôm cả vùng trời

nhạc và thơ quyện vào nhau

vinh danh một đời thi bá

và hậu thế có kẻ ôm đàn hát ca

 

một nốt nhạc rơi theo sương gió

đường dài thăm thẳm thuở trời đất nổi cơn gió bụi

Chinh Phụ Ngâm

một khúc đoạn trường

thương người ở lại chờ trông

nhạc buồn buồn khóc kẻ ra đi

tiếng đàn người nhạc sĩ

rơi vào muôn trùng cô quạnh

 

nốt nhạc cuối cùng bay theo tình người

đất trời dang tay rộng mở

một cõi sơn hà vắng lạnh

gửi về đây quê hương, thân phận, tình yêu

trọn vẹn trong tiếng nhạc

trăm ngàn thao thức buổi chiều

bay lên cao mây xanh

 

(Nhớ ngày mất QV Thiện, 13-09-2019, tặng chị Thanh Vân)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
một chút lãng mạn / một chút mộng mơ / một chút buồn rầu / vơ vẩn / không đâu...
Ba thi khúc của nhà thơ Hoàng Xuân Sơn...
Con cúi đầu kính lễ Ân Sư, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (1945-2023) mang theo kho tàng trí tuệ vô tận, lòng từ bi vô biên và hùng lực vô úy đã hiện thân vào thế giới này. Từ gia tộc Phạm thế mà chủng tánh Bồ-đề đã ăn sâu trong lòng đất khô cằn nơi miền Trung nước Việt, Thầy lớn lên trong chốn Già-lam tịnh địa. Nhờ thiện căn túc thế nhiều đời, Thầy được thế phát xuất gia nhập đạo từ thuở ấu thời theo bước chân siêu tuyệt của Như Lai, “đến mà không đến, đi mà không đi.”(1) “Ba cõi bất an như nhà lửa,”(2) đất nước chìm trong chiến cuộc điêu linh, Thầy không tiêu phí tuổi thanh xuân chỉ một lòng miệt mài kinh sử. Tri thức thường nghiệm thế gian không cản nổi chí cầu trí tuệ siêu việt của người Tăng sĩ trẻ cưu mang cốt cách xuất trần thượng sĩ.
Đó là tựa đề một bài viết của nhà thơ Phan Tấn Hải, và đây là kết của bài: “Chữ nghĩa không vô ích. Chúng ta trong cõi này hãy rủ nhau làm thơ, đọc thơ, ngâm thơ, in thơ, hát thơ… Nếu chúng ta không đủ sức nương vào thơ để ngộ nhập tri kiến Phật, và nếu chúng ta cũng không có đủ sức mạnh của hát thơ để chữa sản nạn như thời Vua Hùng Vương, ít nhất thơ cũng giúp chúng ta giảm được những đau đớn của trần gian này, kể cả khi buộc phải nghe tới bốn dòng thơ ly biệt tương tự của Cha Rồng và Mẹ Tiên thời lập quốc dân tộc Việt Nam (Ta là giống Rồng / Mình là giống Tiên / Thủy thổ khắc nhau / Không ở cùng được.) Nàng thơ ơi, hãy cứu lấy trần gian này. Hãy biến tất cả những trận mưa bom trên trần gian này thành các trận mưa thơ…” (Phan Tấn Hải, Thơ sẽ chữa lành thế giới
Quờ tay chạm tháng mười hai / Nghe ta lành lạnh, nghe ngày run run...
Anh còn nhớ một ngôi nhà cuối phố? Ngõ chè tàu xanh biếc lối đi quen...
Hơi lạnh đâu lén ùa về / Ngoài hiên tối đã tràn trề từ lâu...
Xác ai trong túi vải / Làm sao nhận ra nhau / Màu trắng một màu trắng / Ôi Mẹ, ôi Con đâu!
Đông đã mùa. Chiều lật bật / Cây thôi lá độ xưa vàng / Tà huy cũ. Xiêm y phơ phất...
Thơ của hai thi sĩ San Phi & Hoàng Xuân Sơn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.