Trang Thơ

01/06/202313:40:00(Xem: 934)

hoa-ngoc-lan

T
hin vưn

 

1.

Ô hay, đất cỏ bời bời

Xanh như huyễn mộng, ngọt lời hoan ca

Cúi đầu niệm chú Ba la...

Cỏ chôn vào đất... hóa ra thiền vườn?

 

2.

Đếm ngày hạt tốt gieo ươm

Luân hồi hay dở, thiện lương dâng người

Hạt sương mưa móc ngậm cười

Một mai tách vỏ tái hồi mầm xanh!

 

3.

Hạt mưa, hạt nắng long lanh

Thiền trong thoáng chốc, trở thành nụ căng

Giấc hoa ngủ cùng vầng trăng

Và ôm trái mộng thưa rằng vô vi.

 

4.

Đậu cành kinh giới. Bướm bay

Buồn tim tím, lá hao gầy... tía tô

Con chim ngậm lá tần ô

Kinh Nam Hoa với Nam mô... buồn buồn?

 

5.

Tập tàng, rau nấu canh suông

Ngồi canh lửa... héo, vẽ tuồng, bôi râu

Chợt thiền, bướm hóa thành sâu

Cỏ vô tư hát, vườn sầu Nam ai...

 

Không đề 1

 

Một ngày xa phố viếng rừng
Mà nghe tiếng nước gọi từng tiếng non
Mà nghe “nước chảy đá mòn”
Ta quên ta giữa đời còn bể dâu...

 

Không đề 2

 

Suối thầm thì, suối ngân reo
Hình như tiếng suối qua đèo quanh co
Gió về gửi chút thơm tho
Ta nghe vô nhiễm hẹn hò vô ưu!...

 

Tháng Sáu ngi đan si mưa bay

 

Tháng sáu sợi mưa bay bay
Em xòe mười ngón bàn tay học trò

 

Mùa thi thôi gác hẹn hò
Sợi mưa tháng sáu giả đò ghé thăm

 

Đếm từng sợi mưa lâm râm
Tiếng mưa nứt vỡ nụ mầm xanh tơ

 

Sợi mưa đan … ướt câu thơ
Hai tay mười ngón như tờ giấy thơm

 

Tháng Sáu mưa như lâu hơn?
Sợi mưa làm ướt và trơn đường về.

 

Tháng Sáu sợi mưa lê thê
Em ngồi đan hết vụng về tuổi hoa…

 

Tiếng ve thi tr con

 

Bất ngờ những giọt sương từ tầng cao xanh ngắt
Rơi rơi vào trưa huyền hoặc,
Tan vào trong tiếng ve
Mùa hè năm xưa… đánh mất!

 

Những cô bé, cậu bé tuổi mười hai, mười ba, buổi trưa trốn ngủ
Sào trúc xôn xao, ngong ngóng tàn cao
Những chú ve kim chưa kịp hiểu vì sao
Nhựa mũ mít dính vào đôi cánh…

 

Có một cậu bé ngồi hứng nắng làm thơ,
Mắt gửi phía sau chùm tóc đuôi gà nhỏng nhảnh
Mỗi chú ve bị bắt, cậu buồn như… bị đánh
Rón rén thả nỗi buồn qua những giấc mơ.

 

Tiếng ve hồn nhiên, tiếng ve giận dỗi
Hoa sao tít mù, cánh sao loay hoay
Kết cọng cỏ. Chợt lòng bối rối
Biết tặng ai trong đám… khóc nhè?

 

Mỗi gốc cây, bắt đầu một ký tự
Những con kiến vàng tìm nhựa mon men
Tiếng ve đỏ những trái trường, ửng vàng trái thị
Lửng lơ treo vào những đôi mắt đen.

 

Chân chợt chạm những vỏ ve mùa “thoát xác”
Áo mười ba khao khát những… mơ màng
Tóc đã xõa bờ vai mùa thiếu nữ
Tiếng ve ngân say nắng hạ vàng.

 

Làm sao gói tiếng ve xưa trẻ
Ngày xa trường. Im lặng tiếng ve
Mấy ngả chia tay, phượng hồng thắp lửa
Ai học trò không mắc nợ mùa ve?

 

– Trn Hoàng Vy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lần đầu tiên đến với trang Văn học-Nghệ thuật Việt Báo, Nguyên Thu là một nhà thơ nữ sinh sống ở Việt Nam. Thơ của chị mềm mại, trữ tình, nhưng không thiếu tính cách tân, không ngần ngại phá bỏ ước lệ. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
điện thoại di động reo / chuông gió reo / thanh âm chất chồng ngổn ngang / khép cửa nhốt ráng chiều / nằm yên cô đọng từng khoảnh khắc...
Thơ của hai thi sĩ Nguyễn Hàn Chung & Trần Hạ Vi...
Thơ của các thi sĩ Huỳnh Liễu Ngạn, Trần Hạ Vi, Thy An, Ben Oh
chỉ là trò đố chữ em có biết thế nào khi em là người hành khách duy nhất nếu đó là nơi xa hơn nơi tôi xin em đừng đi.
cùng em lập địa hoang đàng | từ phơi mở với tình tang | rập rờn | bóng nắng chiều | thổi | cô đơn | vào trong lục tía | hồng ngôn cực tình
Thơ của Nguyễn-hòa-Trước, Quảng Tánh Trần Cầm, Trần Hoàng Vy, Hoàng Thị Bích Hà, Trần Yên Hòa...
Những tương phản | chiều sâu và bề mặt | hai bên của đồng tiền không nhìn thấy nhau, là một nhưng xa lạ | Cháy lên hay tan vào đất | lá đơn sơ chỉ có hai chọn lựa
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Nhà phê bình văn học Trung Quốc đời nhà Thanh, Viên Mai, có nói, “Làm người không nên có cái tôi, nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”. Thi hào Tagore cho rằng, “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ảnh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong”. Cả hai nhận định này đều đề cao cái Tôi-làm-Thơ, và cách biểu hiện những thuộc tính về Tôi ấy như thế nào trên ngôn từ thơ. Có hai yếu tố không ai phủ nhận được là cảm xúc và sáng tạo, chính hai yếu tố này định hình phong cách của nhà thơ. Cảm xúc thực được chuyển tải qua thi ngữ, thi ảnh mới mẻ, cá biệt, thì thơ càng có sắc thái nổi bật để lại dấu ấn riêng trong lòng người đọc, dường như không quá để nói rằng điều này định đoạt sinh mệnh một bài thơ. Thơ chỉ thực sự sống khi nó phản ảnh được bản ngã độc đáo của nhà thơ.