Tháng ba, hãy trôi đi

12/11/202210:11:00(Xem: 2234)
CXHRaBien
Rải tro Cao Xuân Huy trên biển.

 

– Viết đêm Cao Xuân Huy trút hơi thở cuối.

 

Tháng ba đỉnh trời toác máu

lũ kên kên chao chiêng

mùi tử khí trào dâng

tháng ba xác trẻ và người già.

nằm bên nhau thanh thản nghe gió vi vu

bờ lau Cửa Việt sóng bủa lớn

nuốt chửng –

 

Thành phố lạ, biển đen không đâu là nhà

tên tuổi lãng quên như râu tóc

bản nháp cuộc đời viết mãi chưa xong.

 

Đêm trổ mưa, đi về như cơn mộng

rượu đỏ máu bầm cũng thế thôi

ngan ngát hoàng lan chờ bên khung cửa.

 

Chua xót viên đạn cũ còn sưng vết thương

tháng ba trở về bờ cát đỏ

tháng ba trôi đi như ngàn sương.

 

Lạ thổ ngơi lạ cả tình

bên kia núi còn nghe đồng vọng

u uất đêm trăng –

 

Chờ ngày hóa thân

cõi lạ vừa nằm xuống đã thấy biển xưa

cát trắng mái nhà nâu hàng dừa.

 

Hãy trôi đi tháng ba.

 

*

 

Surrender to the Waves in March

 

In March the heights of heaven are the shade of blood,

And vultures strike the knell, a spreading pall of death,

In March the corpses of the young and old

Lie cold and still together listening to the whistling wind,

Along the reedy bank of Cửa Việt, the waves emit a roar;

 

The city’s unfamiliar; the advancing waves are homeless; 

Names and deeds are lost like wisps of hair

 

Night descends, and rains pour down as in a dream;

The wine is red, the blood adheres, there’s nothing to be done; 

A haggard yellow orchid waits my coming by the gate. 

 

The bitter bullets of the past still swell our wounded flesh. 

March returns to red and sandy shores,  

March drifts off like mountain mist, 

 

The soil strange, the resting place all strange

Beyond the peaks one hears the caves still roaring

Dull and dark at night beneath the moon, 

 

He sees approach the day his flesh will change to ash 

He lies in realms all strange and sees the former sea,

the sand all white, the houses browned with coconuts, 

 

Oh carry him away in March. 

 

(English translation by Eric Henry).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lê An Thế -- Một du tử làm thơ, từ bao năm nay, tưởng xa xôi, nhưng rất gần. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Xôn xao chút nắng chiều xưa / Nghe ra câu hát đẩy đưa bạt ngàn / Tiếng dần xa, tiếng vọng còn… / Bóng sầu theo những véo von trùng trùng...
Cứ thử đi, ngươi không thể hủy diệt di tích vĩnh hằng của trái tim con người-tình yêu. (Victor Hugo)...
nước Việt dù vui hay buồn | cũng là thứ | mẹ không còn sở hữu | tài sản của bà không nhiều như vậy | tài sản hôm nay ở trên thân thể con người | khi cần, có thể mang thế chấp hay bán đi | là những thứ mà bà không còn giữ được
Chiều 30 tháng Chạp Giáp Thìn, đọc và nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh ngày 5 tháng Năm, Bính Thìn, 1916, mất ngày 6 tháng Chín, Bính Thìn, 1976 - nguyên vẹn con rồng.
Việt Nam từ xưa theo nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nên thời vụ của cây trái hoa lúa lập trình nhịp sống con người, từ nếp sống cho đến những tin tưởng tâm linh. Khi đồng lúa nghỉ ngơi, hoa đào hoa mai chớm nụ đầu mùa, người dâ n quay về tụ tập vui chơi ăn uống, từ đấy mà có một mỹ tục gọi là Tết (được phiên âm theo chữ Hán là Tiết, có nghĩa là đốt tre đốt trúc, nghĩa rộng là một đoạn thời gian trong năm), rơi vào lúc cuối một năm, thời điểm kết sổ và dấy lên niềm hy vọng cho năm mới. Gần đây có người đặt vấn đề có nên bỏ tục ăn Tết không. Tại sao vậy? Cây cỏ còn sửa mình để thay lá đơm hoa đón khí tiết đẹp của trời đất, can cớ chi con người phải bỏ niềm vui mừng đón năm mới với một mỹ tục đẹp đẽ là Ăn Tết? miễn là đừng Tháng Giêng là tháng ăn chơi (ca dao) thôi.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là một vị học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và đã bị cầm tù trong nhiều năm. Năm 1998, Hòa Thượng được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards. Hòa Thượng là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Hòa Thượng được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật, được coi là nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đã soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.
Thông cao cuộn vỏ ngự hàn / quả khô chặt ruột vén quang nửa đồi / cõng lưng ngày thở trả hơi / em sang giúp nhóm mớ phơi củi già...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.