Chiến Tranh Hoạt Động Cật Lực

15/10/202216:56:00(Xem: 2041)

war (2)

 

Chiến tranh hoành tráng biết bao!

Thật háo hức!

Thật hiệu lực! Sáng sớm,

còi báo động đánh thức

xe cứu thương lên đường túa ra khắp nơi,

xác chết đong đưa trong gió

băng ca tròng trành nạn nhân,

gọi mưa từ mắt mẹ,

đào đất tàn phá những đổ nát hoang tàn …

Những kẻ bất động và sáng lấp lánh,

những người tái xanh vẫn còn đớn đau …

nảy sinh nhiều thắc mắc nhất

trong tâm hồn trẻ em,

giải trí cho thánh thần khi bắn pháo hoa bằng hỏa tiễn

lên bầu trời,

chôn mìn trong đồng ruộng

thu hoạch xương nát thịt tan,

bắt buộc gia đình di tản,

đứng cạnh bên thầy tu

nghe họ nguyền rủa ma quỷ

(tội nghiệp quỷ ma, còn lại một tay

đốt cháy trong lửa) …

Chiến tranh tiếp diễn đêm ngày

tăng cảm hứng cho bạo chúa

đọc những diễn văn dài

thưởng huân chương cho tướng lãnh

tạo đề tài cho người làm thơ

đóng góp cho công kỹ nghệ

chế tạo chân tay giả,

cung cấp thực phẩm cho ruồi,

viết thêm nhiều trang sử,

thành lập sự bình đẳng

giữa nạn nhân và sát nhân,

giúp người yêu viết thư,

tạo phụ nữ thói quen chờ đợi,

tràn ngập trên báo chí

bài viết và hình ảnh,

xây cất nhà mới cho trẻ mồ côi,

tiếp tay việc sản xuất quan tài,

vỗ nhẹ vào lưng khen thưởng người phu mộ

và vẽ nụ cười trên mặt lãnh đạo gia.

 

Chiến tranh hoạt động siêng năng

chưa từng thấy!

vậy sao không một ai

cho nó lời khen ngợi.

 

Dunya Mikhail

Bản Anh Ngữ: Salaam Yousif và Liz Winslow

Ngu Yên dịch

 

***

Dunya Mikhail, công dân Mỹ, gốc Iraq. Nhà văn và nhà thơ. Tốt nghiệp đại học Baghdad, trở thành nhà báo và dịch thuật cho tờ The Baghdad Observer. Sinh 1965 tại thủ đô Baghdad. Trải qua chiến tranh Irag-Iran 1980 – 1988 và chiến tranh vùng vịnh 1992.

Vì vậy, thơ của bà thường đề cập đến kinh nghiệm chiến tranh, tử vong, và thất tán. Rời Irag năm 1995, đến Mỹ, cư trú tại tiểu bang Detroit. Trở thành thi sĩ hàng đầu của thời đại. Nhận giải United States Artist Fellowship, Guggenheim Fellowship, a Knights Foundation grant, a Kresge Fellowship, and the United Nations Human Rights Award for Freedom of Writing.

Xuất bản: THE WAR WORKS HARD, DIARY OF A WAVE OUTSIDE THE SEA, (Giải Arab American Book Award), THE IRAQI NIGHTS, và IN HER FEMININE SIGN.


Bà là nhà thơ lưu vong. Trong cuộc phỏng vấn của NPR, Mikhail nói: “Tôi cảm thấy thơ không phải là thuốc (chữa bệnh), nó là tia (quang tuyến) X. Giúp cho chúng ta nhìn thấy và hiểu rõ vết thương. Tất cả chúng ta đều cảm thấy xa lạ vì tình trạng bạo lực liên tục xảy ra trên thế giới. Chúng ta cảm thấy cô đơn, nhưng cũng cảm thấy có nhau. Vì vậy, chúng tôi trông cậy vào thơ như một thứ gì khả thể để tồn tại.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vắng vẻ công viên đìu hiu quán xá / Những con đường rưng rức gọi nhau / Chờ tiếng chân đi. Như bờ đê chực vỡ / Có tiếng nhạc về rung hoa hè phố / Ai một mình đứng hát thánh ca / Trước giáo đường im lìm khép cửa*
Nhánh mặt trời hừng đỏ / Lung linh trên cánh hoa / Hai ta trên cánh hoa / Mà chẳng hề thấy mặt
Tưởng nhớ nhạc sĩ: Lam Phương - Anh đã biết, chuyến tàu thống nhất / Chiều Tây Đô, chiều thu ấy nghẹn ngào / Nửa đời yêu em, nửa đời gian khổ / Sầu ly hương, gác vắng đơn côi. Chiều hành quân, chuyến đò vĩ tuyến Chỉ có em, con chim nhỏ, mắt người tình Đêm tiền đồn, tình như mây khói Tháng tư buồn, như giấc chiêm bao
Hỡi mặt trời, hãy chiếu sáng hơn thêm / Và cơn mưa, hãy vì tôi đổ xuống / Những giọt sương trên cánh đồng buổi sáng / Làm dịu dần vầng trán đẫm mồ hôi. / Hỡi bão tố, xin hãy thổi lên tôi / Cho tôi bay qua bao nhiêu vùng đất / Hãy mang tôi đi về miền xa nhất / Thêm một lần được nằm xuống nghỉ ngơi.
Giáng sinh 2020 thế giới ghi nhận chuyện lạ kỳ. Hầu hết các ông già Noel đều bịt mặt. Lần đầu tiên trong lịch sử, ông già thân ái bị cách ly. Mỗi năm, ông ấy mặc áo quần đỏ, mang râu trắng. Ngồi trong thương xá dưới gốc cây thông. Hô hô hô... Merry christmas ...
Mời đọc nhân ngày sinh nhật thứ 190 của Emily Dickinson (12/10/1830-05/15/1886). Bài "We grow accustomed to the Dark/Quen cùng bóng tối" được sáng tác trong khoảng thời gian nhà thơ trải qua những mất mát tàn khốc trong đời.
Lịch sử luôn luôn có loài chim bay ngửa. Mỗi trăm năm xuất hiện một lần. Bị ép bay sấp, chúng cùng quẫn rồi chết. Chim bay ngửa hót không âm thanh.
Vó ngựa cuồng rông đường thiên lý / theo về bụi đất rợp đồng hoang / mắt xanh đã mờ dấu kim-cổ / tự tình rớt lại những bâng khuâng.
ngồi đây tóc rối bời bời / xuân đông thu hạ gọi mời thiên thu / cảm lòng một chút sương mù / thấm lưng nghe mỏi tiếng ru chợt buồn.
Khi còn nhỏ, mẹ thường nhắc đi cầu tiêu vì tôi ham chơi. Nơi đó trở thành quen thuộc. Khi đi tu, trong nhà dòng, tôi thích vào nhà cầu, ngồi rất lâu. Khi đã quen không khí, yên tĩnh, không ai quấy rầy.