Tháng Tư tôi hòa giải với mình

25/04/202209:16:00(Xem: 3321)

Tháng Tư Đen

đêm
"Đêm", tranh Đinh Trường Chinh.

 

Vâng, tôi ở đây

nơi xa lạ này được 47 năm

tôi đã đi qua những rừng thông

xanh ngọc tới chân trời

tôi đi qua những mảnh đất

có thật nhiều hoa dại

những vườn cỏ vàng như hoa cải ở quê tôi

 

47 năm những mái nhà lạ thành thân thiện

như những ngón tay trên bàn tay

bàn tay có bao nhiêu đường chỉ

ngang dọc thế nào

rồi cũng nối vào nhau

 

Ở dòng sông cũng có những con cá

những con cá mang những chiếc vẩy lấp lánh

như những đôi hoa tai

của Mẹ tôi ngày đó

bây giờ đang thì thầm bên tai tôi

 

Ở trên những con đường tôi đi

có nhiều người đàn ông Á Đông giống Cha tôi

giống Cha tôi hồi mới qua

tóc cũng trắng

và hồn như áo vá

 

Tôi đi qua những trường học

những ngôi nhà

tôi gặp những đứa trẻ

những đứa trẻ như những đứa con tôi

chúng vươn vai

giơ tay với mặt trời

mặt trời rơi tung tóe trên vai chúng

chúng nhặt đầy túi rồi quay đi

không trở lại

mỗi đứa trẻ

và mỗi đứa con tôi

đã có một mặt trời riêng

 

Tôi đứng nhìn theo

bóng chúng xa dần

ở ngã rẽ

 

47 năm đất trời mưa nắng

nhưng mưa nắng nào cũng tạnh trên vai

những người hàng xóm

tiếng nói và tiếng cười

lạ và thân như rơi ra từ trang sách

tôi nghiêng tai nghe tiếng giấy sột soạt hằng đêm

khi gấp sách lại

tôi thường ngủ

với giấc mơ

của người viết truyện

 

47 năm tôi cúi xuống tìm mình

như tìm được bức hình bỏ quên trên kệ

tôi lấy bàn tay chùi lớp bụi thời gian

người trong ảnh nhìn tôi

cái nhìn vừa giận hờn vừa ái ngại

 

Tôi nhìn lại tấm hình

mỉm cười hòa giải

 

47 năm rồi

những viên gạch trên thềm ký ức

khẽ cựa mình

như ai chạm tay vào vết thương đã như cổ tích

 

Tôi cúi đầu vỗ nhè nhẹ phía trái tim

tháng Tư… tháng Tư

 

Tôi hòa giải với mình.

 

– Trần Mộng Tú

(Tháng Tư, 2022)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một mai đây đất nước này trở lại / Đón bình minh, trong ánh sáng chan hòa, / Chúng ta cùng nối lại bản tình ca / Khi Cô Vi đã lui vào dĩ vãng.
Ngày săn giặc, ngoại biên tây tiến / Đêm Hạ Lào, tác chiến viễn phương / Ba lô, súng trận, sa trường / Tiếng quân reo, dấy biên cương ngút ngàn
Bờ hiên dĩ vãng xanh rờn nhung nhớ mà đau như có gai đâm vào da thịt một thời xưa ta ở nơi đâu trong ngôi nhà ấu thơ có hàng chè tàu chiếc cổng xi măng con đường đất đá trên bờ thành ấu thơ ta đã trèo lên ngồi vắt vẽo chân đánh đu hạnh phúc
Vĩnh Hảo, vốn dĩ là một nhà văn đa tài, từ cuối thập niên 1980's với những những tác phẩm mà chúng tôi ưa thích như: Thiên Thần Quét Lá (tập truyện), Núi Xanh Mây Hồng (truyện dài), Cởi Trói tập I & II (truyện dài), và Mẹ, Quê Hương và Nước Mắt (tập truyện), v.v... Ngoài ra, ông là một nhà báo, nhà thơ và hơn hết là một hành giả Đạo Phật nghiêm túc, từ tốn và chuẩn mực. Chúng tôi may mắn được xem ông như là một pháp hữu thân tín. Những gì cần nói, ông nói; những gì cần làm ông làm; thậm chí những gì im lặng, ông lại im lặng cũng vì lợi ích chung và cho số đông. Ông vốn nhẹ nhàng, thầm lặng nhưng nổi bật trong những gì ông để ý đến từ văn hoá, nghệ thuật, Phật giáo đến công cuộc hoằng pháp, và kể cả việc làm từ thiện ở miền sâu, miền xa tại Việt Nam.
Langston Hughes là một thi sĩ da đen nổi tiếng của Mỹ. Bài thơ này được xuất bản năm 1930, thời điểm của cuộc Đại Suy Thoái. Người da đen khi ấy vẫn chưa có quyền bình đẳng như bây giờ. Phải đợi đến phong trào Civil Rights vào thập niên 1960 luật pháp mới cho phép họ ăn chung bàn, ngồi chung chỗ với người da trắng... Bây và cả chủng tộc bây Hãy nhìn xuống nơi bây đang sống Mà xấu hổ. Hãy nhìn xuống những người da trắng Rồi nhìn lại mình Mà xấu hổ Rằng cái nghèo vẫn ngửa ngay ra đó, Rằng con ngu cái dốt cứ đẻ đầy ra đó
Tan sương đầu ngõ có đâu ngờ / Gặp lại ta là mây xanh lơ / Hôm nay tạnh ráo màu siêu thực / Bữa nọ òa bay sắc viễn mơ / Cảm tạ tình sau thương ý trước / Tri ân tâm đạo thấu huyền cơ / Biển dâu dẫu biết lòng chưa thỏa / Vẫn ngước trông lên lạy mịt mờ.
có thể chúng ta sẽ có thuốc chủng ngừa COVID-19 không lâu lắm / nhưng cũng cần có vắc-xin cho bệnh mù quáng, cố chấp / đất nước nầy đặt nền tảng trên người dân ̶ ̶ ̶ / of the people by the people for the people
“Chúng ta đến xứ sở này xa lạ / ra đi chưa hết lạ / nhưng không bao giờ thôi yêu mến / mặt hồ đại dương / căn nhà chở che hạnh phúc / lối mòn nhỏ ven rừng con ta bước tiên khởi tự do. / Đây là nơi chúng ta hàn gắn mình / Như thợ giày khâu vết thương há miệng / Sau đường dài ngập máu / sau đường dài ngập phân / sau chợ chiều cân xác chết chiến tranh / một triệu tiếng chuông không mua hết oan hồn. / Đây là nơi chúng ta sống đàng hoàng / và chết vào buổi chiều có cánh / bay về một xứ sở đã xa.
Từ em mắt biếc cười hiền / Mà nghe đau tận trong miền thịt xương / Mình không chung một con đường / Tháng ngày qua vẫn như dường ban sơ
Không thể về lại Hôm Qua / Để tránh lầm lỗi nào, ta đã làm / Thì Hôm Nay, hãy vững vàng / Chánh-kiến, mà sống đàng hoàng hơn thôi