Thơ Xuất Thần Nhập Thần Allen Ginsberg và Bùi Giáng

10/08/202117:29:00(Xem: 2808)

Untitled

Thi sĩ Allen Ginsberg phải được xếp vào loại thi sĩ làm thơ dụng thần như Bùi Giáng, cho dù hai người, mỗi người mỗi sắc màu.

Bùi Giáng làm thơ bay bướm một cách ảo, bất cần phê phán, luôn luôn cho chúng ta cảm giác ông đang ở một chỗ xa vắng nào đó, Ông làm cho thi ca Việt rối tung. Trong khi, Allen Ginsberg làm thơ trung thực, bất cần dư luận, lúc nào cũng hiện diện, hai chân trên đất, Ông cũng làm cho thi ca Mỹ rối mù. Bùi Giáng sinh 1926, qua đời 1998. Allen Ginsberg sinh 1926, qua đời 1997. Họ gần như xuất hiện và ra đi trong cùng một thời khoảng. Ông Bùi Giáng điên, Ginsberg cũng điên. Đọc thơ hai người này bằng sở thích bình thường và kiến thức bình dân thì cũng như người thích ăn cơm dân dã mà được mời ăn tiệc cung đình.

Người Việt đã nghe nói, đã đọc, nhiều thơ và về thơ họ Bùi. Cho dù không lãnh hội sâu rộng cũng bị ướt sơ sài như bị tạt nước hụt. Thơ họ Bùi chia làm bốn loại: -Thơ đẹp và hay – Thơ vui ngộ nghĩnh -   thơ không ai hiểu – thơ dở. Chúng ta ít nghe đến thơ dở, mặc dù ông làm rất nhiều bài để vất tặng cào cào châu chấu. Lý do: Thơ hay của ông quá hay, vượt trội, độc đáo, đến độ hầu hết người yêu thơ quên mất cái dở chỉ còn say mê với cái hay. Thơ Ginsberg tuy không khó hiểu nhưng đôi khi, sợ không dám hiểu. Như vào nhà thờ đọc truyện kia, dù thấy hay, ai dám khoe? Ưu điểm quan trọng của thơ Ginsberg là 1- trung thực, 2- hiện thực nhập thời thế xã hội, 3- trực giác sáng tạo, 4- khí lực chữ nghĩa như thác nước mùa mưa.

Những người đọc tử tế, đạo đức, đi đứng luôn luôn sợ người khác dị nghị, Ngắm nhìn tình dục dù chỉ là hình ảnh, tự cảm thấy xấu hổ hoặc sợ vợ la rầy. Tốt hơn, xin dừng chân ở đây vì thơ Ginsberg không dành cho các bạn.

Vậy thì dành cho ai?

1-    Cho những người thích mua vui từ lòng can đảm.

2-    Những người có thể nghe “con này, cái kia” mà không giật mình. Cứ như nghe con chim cái quạt.

3-    Những người muốn tìm hiểu thi ca Mỹ đã chuyển mình ra sao sau khi Allen Ginsbeg đưa ra trường ca “HÚ.”


Không phải chỉ Mỹ thay đổi mà cả thế giới thay đổi, như trường hợp Bùi Giáng ảnh hưởng rộng lớn nhiều thế hệ Việt.

Sư tử gặp nước Mỹ / trên đường đi / Cả hai đăm đăm gờm nhau / hai sinh vật trên ngã tư sa mạc. / Nước Mỹ thét / Sư tử gầm / Chúng tấn công nhau / Nước Mỹ tận lực để chiến thắng / chiến đầu bằng bom, súng phun hỏa, dao nĩa tàu ngầm. Sư tử nhai nước Mỹ, cắn đứt đầu / tha từng mảnh lên dãy đồi rực rỡ / Đây là tất cả những gì cần nói / về nước Mỹ / ngoại trừ / cứt sư tử chứa quốc gia này / đầy dẫy khắp sa mạc. / (Tạo Nên Sư Tử Bằng Tất Cả Những Gì Đã Có.)

Nhiều người cho rằng Ginsberg không ái quốc, tôi nghĩ, ông không mang mặt nạ quyền lực, chính trị, kinh tế, tôn giáo, mà ông chỉ muốn xé mặt nạ của những người đang đeo. Vô tình động chạm chú bác, anh hai, chị ba …

“Tôi nghĩ mình không phải viết bài thơ, mà chỉ viết những gì muốn nói, không sợ hãi, để trí tưởng tượng phát tác bay bổng, mở ra bí mật, viết xuống vội vã những dòng ma thuật trung thực từ tâm trí…” Đây là lời tâm sự của Allen Ginsberg.

Trong thơ, ông thường nhắc đến bí mật ma thuật như một bí quyết hoặc khả năng đặc biệt xảy ra trong khi ông làm thơ và ngoài đời sống, nhất là lãnh vực tình yêu.

Thơ ông có bí mật ma thuật ra sao? Xin đọc Howl (Hú), bạn đọc sẽ thấy chữ nghĩa biến hóa, phẩm chất văn chương văn học, cách mạng văn học, hòa tan vào nhau, cuồn cuộn bất ngờ, như múa lân, không biết lúc nào nó ngóc đầu, đập đuôi, xàng xê, nhảy cao, trồn đồn, lăn chiên. Đám muá lân đó, có Bùi Giáng đóng vai tề thiên đầy phép tắc và huyền thoại.

Ginsberg nói chuyện với thi sĩ Walt Whitman:

À, nầy ông cụ yêu dấu, râu xám, ông thầy già cứng cỏi cô độc, ông thấy Hoa Kỳ như thế nào khi Charon, người đưa linh hồn qua bến lú, ngưng đẩy phà và ông bước ra bãi đất khói sương, đứng nhìn theo chiếc thuyền biến dạng trên dòng sông âm phủ nước đen?

(Siêu Thị Ở California.)

Ginsberg nói chuyện với thi sĩ Jack Kerouac:

Đồng hành, Jack Kerouac ngồi cạnh bên trên ống sắt rỉ, hư hao, chúng tôi có cùng suy nghĩ về linh hồn, trống trải, chán nản và đôi mắt buồn sầu, vây khốn bởi rễ sắt xương xẩu từ hàng cây cơ khí

Dòng sông loang dầu phản chiếu màu đỏ hoàng hôn, sau cùng mặt trời lặn ngay trên đỉnh Frisco, không có cá trong dòng nước, không có ẩn sĩ trên núi , chỉ có đôi mắt nhòa lệ và cơn say còn lại của hai người già vô gia cư ngồi trên bờ sông, mỏi mệt tinh quái.

Nhìn hoa hướng dương, ông nói, có cái bóng xám chết trên nền trời, hình dạng lớn như một đàn ông, ngồi trên đỉnh đống mùn cưa khô lâu ngày

(Kinh Hoa Hướng Dương.)

Cứ tưởng tượng câu thơ như những dòng lạch, chữ nghĩa như những thuyền giấy, Ông bỏ mấy ngàn thuyền giấy xuống lạch. Thuyền nối đuôi chạy, tông nhau, dồn cục, nhiều chiếc rớt ra, nhiều chiếc chìm. Rối rắm như vật mà trở thành thơ, đôi khi, dồn cục phát sinh một hai ba nghĩa. Chẳng phải cách mạng thi ca sao?

Khoảng thập niên 40-50-60 đàn ông đàn bà yêu nhau đã khó, chưa dám sỗ sàng. Ginsberg ngang nhiên tuyên bố yêu đàn ông. Nơi này người dơi, đàng kia người nhện. Ông về tận Thái Lan tìm Mã Giám Sinh, Kim trọng. Không chỉ tuyên bố, ông mô tả tỉ mỉ những chuyện tình đó. Trường ca Hú ra đời vì một chàng yêu điên của ông. Chẳng phải cách mạng văn hóa sao?

Thơ hay của Bùì Giáng, xuất thần. Vô thức xuất hiện đột ngột với nhưng câu thơ tứ thơ. không một ai có thể bắt chước.

Ngược lại. thơ hay của Ginsbeg, nhập thần. Ý thức, tri tuệ tuôn trào vượt qua kiểm soát để lấn vào chữ. Cũng không ai bắt chước được.

Cả hai đã làm thế kỷ 20 độc đáo trong thi ca. Tiếc rằng, người Việt chưa có ai dịch nổi thơ Bùi Giáng, cho thế giới thưởng thức như họ ngưỡng mộ Allen Ginsberg.

Điều không đúng của Bùi Giáng là vào nửa đời ông mất niềm tin thi ca. Bỡn cợt quá trớn, khiến người khác hiểu thơ chỉ là để mua vui. Ông Nguyễn Du không đùa, trước khi ông nói “mua vui cũng được một vài trống canh,” ông đã nhắc nhở, một hay hai trăm năm thì chưa sao nhưng khi đến ba trăm năm, phải nhớ nha. Nếu thơ chỉ để mua vui, giải sầu, thì thơ đó đội sổ cho thi ca thế giới. 

Điều không đúng của Allen Ginsbeg, sau sưa chống lại những tệ đoan của chính quyền và xã hôi, ông đã vào vi vã đặt niềm tin vào cộng sản, không biết rằng, tệ đoan lớn nhất, bảy tỏ nhiều dốt nát quá độ và nhất là thiếu lòng thương người, thượng hạng là hèn nhát, hội tụ trong chủ nghĩa này.

 

Mới đọc tác phẩm

Hú và Thơ Tuyển Allen Ginsberg. 180 trang.

Đọc và download miễn phí

https://www.academia.edu/50815115/H%C3%BA_v%C3%A0_Th%C6%A1_Tuy%E1%BB%83n_Allen_Ginsberg

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thơ của ba thi sĩ họ Trần: Trần Mộng Tú, Trần Hạ Vi & Trần Yên Hòa...
Ước gì trẻ con* không chết. | Ước gì các em được đón lên trời, | tạm thời, đến khi chiến tranh | chấm dứt.
Vòng tròn gợn những nhịp hải hà của “đáy đĩa mùa đi”, nhớ câu thơ này của Nguyễn Xuân Sanh, có lẽ tại cái chao đi chóng vánh một chu kỳ xuân hạ thu đông, những mảnh phút giây tao tác trên đĩa thời gian, và đọng lại dưới đáy kia những hoài niệm buồn vui...
Ở đây có một bức tranh được đánh giá cao | đã bao đời khiến người ta mê say, xúc động, | và điều ấy vẫn được xem là đúng. | Một số người thế vẫn chưa thỏa mãn. |Họ còn nghe được cả tiếng mưa tuôn, | Cảm thấy cái lạnh của những giọt nước trên cổ, trên lưng, | Họ nhìn cây cầu và những người trên đó | như thể đang nhìn thấy chính mình | trong cuộc chạy kia chẳng lúc nào ngừng.
10 bài Hokku... về cảm nghĩ Tháng Chạp
Thơ Nguyễn-hòa-Trước luôn luôn là một cuộc hành trình chữ nghĩa tưởng chừng không bao giờ ngưng nghỉ, trong đó cảm xúc không ngớt biến đổi và cảm nhận của người đọc cũng không ai giống ai. Một tiếng thơ rất lạ trong bầu trời thi ca Việt Nam đương đại... Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Jinglebells… Jinglebells… Thuở xa xa ấy, Bên em… cùng quỳ...
Ký ức nhành nhành và trơn tuột / Sương đọng trên gai lá mắc võng / Khúc đời người rạn vỡ chuông ngân / Chuỗi mây bay cùng tình phơi phóng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.