Giới Thiệu Tập Thơ "A Village Life (2009)" - Louise Gluck - Ngu Yên dịch

18/06/202111:42:00(Xem: 2415)

A Village Life_ Việt Báo_Page_6

Giới Thiệu Tập Thơ

A Village Life (2009)

Louise Gluck

Ngu Yên dịch

 

 

 

Tập thơ thứ 11: “Đời Sống Làng Quê” ấn hành năm 2009. Được xem như một khúc quanh trong sự nghiệp thi ca của Louise Gluck. Khác hẳn với tập “Hoa Diên Vĩ Hoang Dại”, 1992, với nội dung siêu hình và siêu nhiên, đã tạo cho bà nhiều danh vọng.

1.

“A Village Life” mang đến cho độc giả những cảm xúc thâm trầm về tâm sinh lý của cá nhân và xã hội.  Một loại xã hội thực tế, dùng lám ẩn dụ, tuy hiện diện nhưng gần như bị lãng quên bởi đời sống phố thị rộn ràng nhốn nháo. Những mẫu chuyện ngắn thật ngắn, nhỏ thật nhỏ, đôi khi phức tạp, ly kỳ. Đa số bình thường với những nhận xét tinh tế:

[…]

Cô hàng xóm gọi chó, nhái giọng nó không giống.

Con chó lịch sự ngẩn đầu khi nghe

nhưng không đáp trả.

Cô tiếp tục gọi,

tiếng sủa giả thất bại

dần dần biến thành tiếng người.

[…]

(Trích, March, Tháng Ba, tr, 111.)

[…]

Chiều trở về, căn phòng u ám -

bóng chiếc bàn viết che đen sàn nhà.

Như nói với tôi, người sống ở đây đã chết.

[…]

(Trích, Via Della Ombre, Thói Lề Bóng Tối, tr. 90.)

Chuyện người chồng bị vợ bỏ:

[…]

Hết rượu uống. Anh rửa mặt, quanh quẩn trong nhà.

Mùa hè – đời héo tàn vì nóng.

Nhiều đêm, anh vẫn nghe tiếng vợ ru con;

Những đêm còn lại, sau cánh cửa phòng ngủ,

còn đâu, thân thể em trần truồng.

(Trích, Hành Lang, A Corrido, tr. 76.)

Chuyện dạy con gái mới lớn:

[…]

Một đêm hè, mẹ quyết định đến lúc kể tôi nghe

những gì gọi "khoái lạc", dù các người cảm thấy

bà băn khoăn, thiếu tự nhiên, giả vờ che đậy

bằng cách cầm tay tôi,

như thể có người thân vừa qua đời –

vừa cầm tay vừa nói,

như phát biểu về kỹ thuật máy móc

không giống chuyện trò về thú vui.

Tay kia cầm cuốn sách, hiển nhiên, bà có chủ ý.

Mẹ đã làm như vậy với hai anh và chị của tôi,

vẫn cuốn sách đó, màu xanh đậm,

mặc dù mỗi chúng tôi đều giữ một bản sao

[…]

(Trích, Bên Bờ Sông, At The River, tr. 67.)

Tương tựa như vậy, khi đọc hết những bài thơ trong tuyển tập này,  có lúc buồn cười, có lúc bùi ngùi, có lúc nhớ lại chuyện quá khứ riêng tư, pha lẫn chút gì nuối tiếc. Louise Gluck nhắc nhở người đọc những hình ảnh, những đoạn phim dĩ vãng, bằng giọng nói bình thường, không đậm đặc văn chương theo chủ nghĩa Thẩm mỹ. Dù xen lẫn những tứ thơ mới, khi đọc vẫn không cảm thấy xa lạ. 

Đôi khi, bắt gặp vài đoạn ý nhị, phải hiểu ngầm theo tâm sinh lý của tuổi mới lớn.

[…]

Đám con trai có chìa khóa phía trước,

nếu muốn, cầm trên tay,

đa số cho biết đã sử dụng,

[…]

(Trích, Bên Bờ Sông, At The River, tr. 69.)

 

Những đêm như thế này, chúng tôi rủ nhau bơi trong mỏ đá hoa.

Bầy con trai bày trò chơi mục đích tụt áo quần con gái;

đám con gái cũng khoái vì từ múa hè năm trước thân thể đã nở nang

vì thích trình diễn,

vài cô gan dạ nhảy lên đỉnh đá cao,

thay vì chen chúc dưới nước.

[…]

(Trích, Giữa Hè, Midsummer, tr.187.)

 

Suốt tập thơ, đôi lúc người đọc dừng lại, nhất là những người đọc quen sống trong những thành phố phồn hoa, tiện nghi cao cấp, có thể sẽ tự hỏi mình: điều gì đang trăn trở từ tĩnh lặng của tâm hồn?

Người đọc, có bao lần bạn tự hỏi, thiên nhiên và bản thân liên hệ như thế nào?

Thế giới của ngôi làng nhỏ trình bày những hình ảnh kiểm chứng về những ưu điểm của đời sống kề cận thiên nhiên, xa cách văn minh cao độ. Ngôi làng trong trí tưởng của Louise Gluck biểu hiện những ảnh hưởng tâm lý, những thái độ và hành vi từ tốn theo nhịp sống ở phố quê, thay vì những phản ứng nhanh chóng, tranh đua, của trí tuệ đầu thế kỷ 21.

Bây giờ bà ấy đã lớn tuổi,

thanh niên không còn muốn đến gần

nhờ vậy, dạo đêm không e ngại,

trước kia, ra đường lúc chạng vạng khá hiểm nguy

bạy giờ, trở nên bình an như đồng cỏ.

[…]

(Trích, Dạo Đêm, Walking At Night, tr. 86.)

Cảnh đời sống ở một nơi trời cao đất rộng, gió mát trăng thanh, mưa ngút ngàn trên đồng cỏ, hoang vắng vô tận trong đêm, cho dù hồn nhiên, thanh thản, họ vẫn phải đương đầu với những phức tạp của làm người.

Tất cả những lời thơ, tứ thơ là hiện thực. Nội dung mô tả những gì đã xảy ra trong thực tế, nhưng được sử dụng như những tượng trưng, dễ hiểu và phổ biến.

Wiilam Logan của The New York Times nhận xét, “Đời Sống Làng Quê” cưu mang nhiều ý nghĩa hơn lời thơ trình bày. Dư luận cho rằng đây là một loại thơ tiểu thuyết (thơ có truyện) nhưng ông nhận xét, thật ra không đúng. Chỉ là những ngổn ngang của đời sống xóm làng. Những chuyện bình thường xảy ra, được nhận thức qua một tâm hồn nhạy cảm. (Nothing Remains of Love. Book Review. 27 tháng 8, năm 2009.)

Người đọc cũng nhìn ra lòng hảo tâm của người viết, muốn “từ thiện” với đời, tuy không phải rao giảng đạo đức. Đây chỉ là những kiến thức vững chắc đính kèm theo sự suy tư lâu ngày, với một tâm tư có tiêu chuẩn phẩm chất, biểu lộ qua những mô tả từ kinh nghiệm quan sát và kinh nghiệm tưởng tượng.

(Còn tiếp)

 

Mời độc giả đọc toàn bộ thi phẩm Đời Sống Làng Quê. Đọc và tải xuống miễn phí.

https://www.academia.edu/49274795/%C4%90%E1%BB%9Di_S%E1%BB%91ng_L%C3%A0ng_Qu%C3%AA_Thi_ph%E1%BA%A9m_th%E1%BB%A9_11_Thi_s%C4%A9_Nobel_Louise_Gluck

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Anh - một tình yêu khái niệm | Chiều nhuốm chiều | Em nhuốm anh...
em ngồi đấy. từ xưa. giờ mà rồi đi biệt chỗ ta hẹn cùng em thùy dương. em. mông lung tỳ lưng phướn ngả một vùng y sa
[ lặng nghe tin anh Sỹ, Bùi Hồng ]
Mất một sự sống thân thiết từng sống chung | Mất một mảnh đời la liệt kỷ niệm | Mất nhắc nhở mình sẽ mất nhiều hơn | Làm người cuối cùng là mất hết.
Thơ của Quảng Tánh Trần Cầm, Thy An, Vĩnh Ngộ & Nguyễn Hàn Chung...
nghi vấn chẳng buồn đặt ra | đôi môi chẳng cần lên tiếng | đã học được cách chuyện trò của những người câm
Sáng nay thức dậy cầm ly cà phê thấy rung rinh | Bời nhịp tim bực bội đời sống |Phải cầm ly rượu trấn an | Năm giờ sáng whiskey đánh răng xúc miệng.
Gió gỡ bóng tối rừng thông./ Sáng trăng lang bạt theo dòng lân tinh./ Suốt ngày đuổi bắt ái tình./ Sương mù nhảy múa bóng hình yêu đương./ Hải âu lạc cánh tây phương./ Cao, cao, ngọn nến dễ thường ngôi sao.
Thơ của hai tác giả Trần Hạ Vi & Trần Hoàng Vy...
Thơ của Chúc Thanh, Thy An & Quảng Tánh Trần Cầm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.