Sài Gòn, Không Thấy Ánh Trăng

19/04/202120:22:00(Xem: 2600)
Hết DTC
Minh họa: Đinh Trường Chinh

 

Sài gòn, không còn ai thấy ánh trăng

chỉ thấy trẻ nít cùng nhau hét hò đùa giỡn

thấy người lớn trò chuyện ồn ào

đủ đề tài náo loạn:

giá sinh hoạt, chiến tranh, tệ nạn xã hội, và tình người

 

Sài gòn, không còn ai thấy ánh trăng

tiếng nói nữ xướng ngôn viên đài truyền hình Việt Nam

vang ra từ T.V. đen trắng

tiếng hát nhạc tân thời qua giọng bắc ngọt ngào

giọng miền nam mùi mẫn cải lương

giọng miền trung nghe lạ lẫm

không ai hát theo giọng cô gái Huế

dù nghe rất dịu dàng

như lụa

bay mềm

Khiến cho “Học trò xứ Quảng ra thi

thấy cô gái Huế chân đi không đành” (*)

 

Sài Gòn không còn ai thấy ánh trăng

khi âm thanh hỗn loạn buổi chiều

lùa vào thùng đàn guitar trong đêm

vang lên giai điệu

từ tốn nhẹ nhàng

khi tôi biết thế nào là tính ái   

qua giọng trầm buồn   

ai đó ngân nga

cho ai cảm nhận

cho hàng xóm cằn nhằn

ai đang yêu ai

sao không nói thật

sao mãi lanh quanh lời hát tỏ tình!

 

khi tiếng đàn chìm vào khuya tối

nhường lại cho đàn dế đen

huyên náo gọi nhau

tuyên bố kẻ thua người thắng

vì còn quá nhiều tranh đấu suốt ngày

đài chưa kịp loan tin tức

 

chờ đến lúc mọi người buồn ngủ

tiếng phách gỗ vang lên

báo tin người bán mì đêm đang đến

từng nhịp gõ tỏa hương nước lèo thơm

vài miếng thịt heo xắt mỏng

sắp trên những sợi mì vàng, láng trơn

vài lá hẹ giòn, xanh bóng

nhưng ai có thời giờ thưởng thức nghệ thuật sắc màu

buổi sáng sắp đến gội tóc nàng trong nước biển

 

Mặt trăng chắc đã mọc lên ở một nơi khác

cho thi sĩ mơ mòng dưới ánh trăng

thổn thức dưới ánh trăng,

suy tư dưới ánh trăng,

còn ánh trăng Sài Gòn, không ai thấy

 

Đó là Sài Gòn

nơi tôi sinh ra

khôn lớn

yêu một người.

 

k.c.
Ngu Yên dịch
Nguyên tác: There was no moonlight in Saigon


Ghi:

(*) Ca dao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhân Ngày Mother's Day, hình ảnh người Mẹ ròng rã suốt 13 năm trời đi kêu oan cho con đã gây nên nhiều xúc động và căm phẫn trước bản án y tử hình từ Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam vào ngày 8 tháng 5. Bài thơ sau đây của thi sĩ/tác giả Phạm Hồng Ân viết thay cho lời người Mẹ của tử tù Hồ Duy Hải.
Hôm nay Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 / 45 năm xa Tổ Quốc / Quân dân Việt Nam Cộng Hòa / Nghìn trùng nổi đau.
sương đồng bằng sương chiêm bao / trở về thăm nghe đất chào / nghe ruộng gọi nghe suối hát / nghe gà gáy nghe vịt khào
Trời rạng muôn phương với trăng sao / Đất rung bảy lần cùng núi rừng / Người về rực rỡ vườn tuệ giác / Thiên nhạc dặt dìu khúc xưng dương.
Mùa "đại dịch" không được phép đi đâu cả, ra vườn xới đất trồng mấy dây bầu. Tiết trời đã sang xuân, vài loài hoa đầu mùa đang nở rộ. Nghỉ tay ngồi bên thềm sân, bỗng dưng chợt nhớ đến một bài thơ say của thi hào Lý Bạch. Cách nay lâu lắm, đã hơn 12 thế kỷ, có một thi hào say khướt giữa một mùa xuân.
hắn thồ dĩ vãng trên lưng / như người nộm trong vùng trời không bóng / chạy băng băng trên cánh đồng cháy đỏ / đứa trẻ thân gầy quá tải
Theo ta qua đến chốn này / Hồn thơ chưa hết tháng ngày tả tơi / Nổi sầu viễn xứ khôn nguôi / Thương ta, có xót những lời đau không?
là vòng hoa trên trời / cô bé cứng đầu, thiếu kiên nhẫn, hiếu thắng, nhưng rộng rãi / trong những giờ phút đen tối của cơn đại dịch / hãy cho tôi nụ cười thật tươi
tôi và bao người như những cái bóng mờ trong thế giới ảo / bị áp đảo ̶ ̶ ̶ xô đẩy vào và đè bẹp trên chuyến xe tốc hành / đi về vô tận trên xa lộ thông tin cao tốc choáng ngợp / chẳng bao lâu nữa thượng đế sẽ đến! bạn sẵn sàng chưa?