Cảnh đời tháng tư

10/04/202112:08:00(Xem: 2706)
ann phong
Tranh minh họa: Ann Phong

 

 

tháng tư

người đàn bà sang trọng xách chiếc giỏ

chứa con chó lông xù màu trắng

vuốt ve như báu vật, đứng xếp hàng trước tiệm bánh mì

tình cảm giữa người và thú hơn hẳn người và người

chẳng cần ai giải thích

 

tháng tư

người đàn ông co ro xin tiền nơi cửa chợ

đắp bao nhiêu chăn rách

vẫn run vì gió

nụ cười méo mó như một lời van xin

-giúp người nghèo khổ hơn mình-

luôn là bài tập nhắc nhở

cho những ai đã từng nghèo khổ, bây giờ giàu có

 

tháng tư

vợ chồng già dẫn nhau ra phố

nắm chặt tay nhau sợ ngã

leo lên chiếc xe điện màu vàng

Bruxelles êm đềm mùa dịch

một câu hỏi không nghe trả lời

câu hỏi thứ hai bắt đầu bực dọc

tình yêu xế chiều luôn gai góc và đầy những khắc phục

vẫn chứa nhiều câu hỏi

với những trả lời không cần thiết

 

tháng tư

hạt bụi trên bàn mài miệt

góc, cạnh lăn lóc, ngón tay vu vơ

sách vở, nhang trầm và đồ vật

cũ xưa và cổ xưa có gì khác nhau?

tiếng Việt thâm thúy biết chừng nào

kẻ ngu tưởng văn chương là trò chơi vung vít

người hiền gọi là ‘lang thang chữ nghĩa’

đi hoài không tới đích

 

tháng tư

những con sâu bò ra bị chim ăn

nhớ lại bao cảnh đời năm xưa

chiến tranh khốc liệt

nước mất nhà tan

cũng ngày tháng tư

ma quỷ xưng tụng hòa bình

người vẫn giết người bằng chủ thuyết dã man

thân phận dân tộc

nổi trôi vô định

 

tháng tư

đóng cửa tắt đèn

kéo màn cài then

chút mùa đông sót lại

cơn gió lạnh mang theo chữ nghĩa

trôi theo sương gió

chắc cũng là lang thang dư thừa ?

 

thy an

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Victoria Amelina là một nhà thơ, tiểu thuyết gia người Ukraine. Khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào đất nước của cô vào năm 2022, cô đã dành phần lớn thời gian viết lách để ghi chép và nghiên cứu về các tội ác chiến tranh. Amelina hiểu rõ những rủi ro, nguy hiểm mình sẽ gặp phải với công việc này, với tư cách là một công dân chọn ở lại đất nước của mình trong chiến tranh, và với tư cách là một nhà văn phải đối mặt với một đội quân xâm lược đang muốn tiêu diệt bản sắc dân tộc mình. Cô đưa con trai đến nơi an toàn ở Ba Lan, nhưng bản thân trở về tiếp tục sống và làm việc tại quê hương. Khi Kyiv bị ném bom vào đầu mùa hè, cô đã quan sát các vụ nổ từ căn hộ của mình và viết: “Chiến tranh là khi bạn không còn có thể theo dõi nỗi mọi tin tức và khóc về những người hàng xóm đã chết thay cho bạn cách bạn vài dặm. Tuy nhiên, tôi muốn chúng ta sẽ bằng mọi cách không quên tên của họ.”
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Nguyễn Hàn Chung...
thăng trầm lên xuống / như những bậc đá trên đồi xanh / tóc bay theo gió / mùa hạ êm đềm thắp lửa mặt trời / trong từng đôi mắt mong đợi / dõi cánh chim bay xa...
Chân trời không ánh sáng | không tối đen | có màu sắc điên trong màn mắt kẻ loạn trí. | Mọi người chí tử nâng cao đời sống rộn rịp. | Chụm mũi lại hít thở một nắm không gian.
Xa hơn sự đau yếu của ông | Những con sói vẫn chạy qua những cánh rừng xanh, | Dòng sông quê không bị lôi cuốn bởi những bến cảng tân thời...
Thơ của Trần Yên Hòa & Lê Minh Hiền
Quả dâu trăng trắng | nước da hồng hồng | nào ai biết được | rượu còn hay không
Không phải sống làm người buồn bã. | Người làm cho sống buồn. | ‘Cái biết buồn’ khi ‘cái biết’ đến gần ‘cái không biết’ | bắt được hơi gió lạnh rùng mình | cảm được cõi trống trải | nơi con người sợ hãi.
Những đoản khúc của nhà thơ Nguyễn Hàn Chung...
Em đầu hàng hy sinh thân thể | Thế giới lạnh lùng thân phận người dưng | Ngày mai máu chảy không ngừng | Ngày mai máu đẫm khắp vùng phố quê.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.