phác thảo nàng

16/02/202116:14:00(Xem: 2630)
thieunuvabosen
Tranh sơn dầu Nguyễn Trung



[những vi trần chính chẳng phải những vi trần, 

đó gọi là những vi trần.   ̶ ̶ ̶  kinh kim cang]

 

 

tự thân nàng là một bài thơ

chớp  ̶ ̶ ̶  ngắn, gọn, chơi vơi

hoang mang giữa hai cõi

 

 ̶ ̶ ̶  ấu trùng sâu trong cuộc hóa thân làm bướm

một sáng cây liễu rủ trước sân tươm từng giọt

từng giọt sương mai lả chả trên tóc trên trán

 

hai má man mác ửng hồng buổi hừng đông

nhẹ nhàng nàng chấp cánh bay về phía mặt trời

lãng đãng ngút ngàn trên nền mây ám khói

 

rồi mất hút trong cuộc thử nghiệm xã hội thô bạo

khi cô giáo mất việc ngồi vỉa hè bán chuối chiên

lũ học trò con gái đi ngang cúi gằm mặt khóc  

 

còn đâu những quyển sách thao thức mộng mơ

còn đâu trăng và sao và mây trắng ngẩn ngơ

tiếng cười đùa rộn rã thời mới lớn tan vào vô vọng

 

khi hít thở ngọn gió nóng khô nứt vỡ đất cằn trần trụi

sâu bọ lột xác đêm dài trằn trọc dối trá thiên đường

có bao nhiêu sắc màu mồ hôi, nước mắt và máu?

 

có bao nhiêu dị bản của cuộc đỏ đen thời mạt vận?

bao nhiêu héo úa trên bàn tay xơ xác buổi dậy thì

văng vẳng tiếng chim xiêu dạt ngày lại ngày qua

 

bi kịch đau đáu một thời không quên

nàng tự thân là một bài thơ

chớp  ̶ ̶ ̶  một bài thơ chưa trọn.

 

Quảng Tánh Trần Cầm 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
một chút lãng mạn / một chút mộng mơ / một chút buồn rầu / vơ vẩn / không đâu...
Ba thi khúc của nhà thơ Hoàng Xuân Sơn...
Con cúi đầu kính lễ Ân Sư, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (1945-2023) mang theo kho tàng trí tuệ vô tận, lòng từ bi vô biên và hùng lực vô úy đã hiện thân vào thế giới này. Từ gia tộc Phạm thế mà chủng tánh Bồ-đề đã ăn sâu trong lòng đất khô cằn nơi miền Trung nước Việt, Thầy lớn lên trong chốn Già-lam tịnh địa. Nhờ thiện căn túc thế nhiều đời, Thầy được thế phát xuất gia nhập đạo từ thuở ấu thời theo bước chân siêu tuyệt của Như Lai, “đến mà không đến, đi mà không đi.”(1) “Ba cõi bất an như nhà lửa,”(2) đất nước chìm trong chiến cuộc điêu linh, Thầy không tiêu phí tuổi thanh xuân chỉ một lòng miệt mài kinh sử. Tri thức thường nghiệm thế gian không cản nổi chí cầu trí tuệ siêu việt của người Tăng sĩ trẻ cưu mang cốt cách xuất trần thượng sĩ.
Đó là tựa đề một bài viết của nhà thơ Phan Tấn Hải, và đây là kết của bài: “Chữ nghĩa không vô ích. Chúng ta trong cõi này hãy rủ nhau làm thơ, đọc thơ, ngâm thơ, in thơ, hát thơ… Nếu chúng ta không đủ sức nương vào thơ để ngộ nhập tri kiến Phật, và nếu chúng ta cũng không có đủ sức mạnh của hát thơ để chữa sản nạn như thời Vua Hùng Vương, ít nhất thơ cũng giúp chúng ta giảm được những đau đớn của trần gian này, kể cả khi buộc phải nghe tới bốn dòng thơ ly biệt tương tự của Cha Rồng và Mẹ Tiên thời lập quốc dân tộc Việt Nam (Ta là giống Rồng / Mình là giống Tiên / Thủy thổ khắc nhau / Không ở cùng được.) Nàng thơ ơi, hãy cứu lấy trần gian này. Hãy biến tất cả những trận mưa bom trên trần gian này thành các trận mưa thơ…” (Phan Tấn Hải, Thơ sẽ chữa lành thế giới
Quờ tay chạm tháng mười hai / Nghe ta lành lạnh, nghe ngày run run...
Anh còn nhớ một ngôi nhà cuối phố? Ngõ chè tàu xanh biếc lối đi quen...
Hơi lạnh đâu lén ùa về / Ngoài hiên tối đã tràn trề từ lâu...
Xác ai trong túi vải / Làm sao nhận ra nhau / Màu trắng một màu trắng / Ôi Mẹ, ôi Con đâu!
Đông đã mùa. Chiều lật bật / Cây thôi lá độ xưa vàng / Tà huy cũ. Xiêm y phơ phất...
Thơ của hai thi sĩ San Phi & Hoàng Xuân Sơn...