Tập Thơ Hoa Diên Vĩ Hoang Dại

22/01/202121:36:00(Xem: 3365)

The Wild Iris_BG_Page_1


Tập thơ Hoa Diên Vĩ Hoang Dại (The Wild Iris) ấn hành năm 1992 đã mang lại giải thưởng Pulitzer cho thi sĩ Louise Gluck. Trước khi lãnh giải Nobel văn chương năm 2020, bà đã là một thi sĩ nổi tiếng, Đoạt một số giải thưởng và tước hiệu quan trọng, như Thi sĩ Công huân quốc gia năm 2003-2004. Thi sĩ Robert Hass nhận xét về bà: “...một trong những nhà thơ trữ tình thuần túy và thành công nhất hiện nay.” The Wild Iris, Hoa Diên Vĩ Hoang Dại, là một tập hợp thơ tuyển chọn những bài miêu tả khu vườn của thi sĩ. Trong 54 bài thơ này, bà diễn đạt thâm trầm những thao thức của linh hồn, những câu hỏi về siêu nhiên, những hình ảnh bình thường trở thành ẩn dụ, dụ ngôn nhắc nhở ý nghĩa trong đời sống hàng ngày.


***


Lời Dịch Giả: Bạn đọc có thể tải xuống nguyên tác phẩm The Wild Iris, Hoa Diên Vĩ Hoang Dại của thi sĩ Nobel  Louise Gluck như món quà đầu năm của Ngu Yên gửi tặng.

Chúc tất cả bên ngoài sức khỏe, bên trong bình an, và trong ngoài may mắn.

https://www.academia.edu/44922913/The_Wild_Iris_Hoa_Di%C3%AAn_V%C4%A9_Hoang_D%E1%BA%A1i_Louise_Gluck_Nobel_2020_

(Bấm Download. Chọn this paper. Chọn ở dưới hết: No Thanks, I just want this paper. Sách sẽ tự động tải xuống, miễn phí. File nằm góc bên trái, dưới cùng.)

 

Bây giờ, xin mời bạn đọc chuyện mõ sinh ngữ & một bài thơ trong tập thơ.

 

 
                                                                                                                                 ***

Chuyện Làm Mõ Tụng Kinh.



Làm mõ không phải dễ. Cứ gõ kêu lóc cóc là xong. Mõ tụng kinh của các bậc thượng thừa lúc nào cũng im lặng, nhưng khi kêu lên thì hồn xác nhập một. Mắt thứ ba mở ra. Tai siêu nhiên nghe thấu niềm vui trong tiếng khóc. Lòng trống vắng,  tĩnh lặng, đến nổi một hạt bụi bay cũng gây nên tiếng động.


Mõ của người chưa đắc đạo thì như ông Hàn Dũ, đời nhà Đường bên Trung Hoa, đã viết: “Mọi vật hễ không được cái thế quân bình thì kêu lên” (*). Tâm tư của người nghệ sĩ giống như loại mõ này.

Xưa kia, ở xứ Quảng có người bỏ quê đi xa học nghề làm mõ với các sư phụ nổi tiếng khắp miền bắc trung nam. Học đến tuổi trung niên, trở về quê hành nghề. Ông lên rừng, lặn lội năm này tháng nọ. Sau cùng, tìm được một cây trung thụ gỗ tốt, cưa một nhánh, mang về làm mõ. Làm xong, gõ lên, mõ kêu tiếng đục như người khan giọng cố hát lên cao. Bị chê cười, ông đóng cửa luyện thêm nghề. Năm năm sau, tìm lại cây trung thụ, cưa một nhánh, mang về làm mõ. Làm xong, gõ lên, mõ kêu tiếng du dương, khiến người tụng và người nghe đều buồn ngủ. Đã buồn ngủ thì khó thu nhận lời kinh. Bị chê cười, ông đóng cửa luyện thêm nghề. Mười năm sau, tìm lại cây trung thụ, cưa một nhánh, mang về làm mõ. Làm xong, gõ lên, mõ kêu tiếng sắc sảo lại khô khan. Tai nghe khó chịu. Không ai mua mõ. Thất bại, ông đóng cửa luyện thêm nghề. Đến tuổi già, tìm lại cây trung thụ nay đã thành cổ thụ, cưa một nhánh, mang về làm mõ. Làm xong, gõ lên, hồn xác nhập một, mắt thứ ba mở lớn. Tai siêu nhiên lắng nghe. Chưa kịp mang ra phục vụ người đời, thì ngã bệnh thương hàn mà mất. Con cháu của ông, không người nào thích theo nghề làm mõ tụng kinh nên bí quyết làm mõ cũng thất lạc.


Vì vậy, đọc thơ Hoa Diên Vĩ Hoang Dại bằng tiếng Việt mà thấy không hay, không phải vì thơ Louise Gluck không giá trị, mà vì tài làm mõ chưa đạt. Xin hẹn lần tới.

 

Ngu Yên, Houston, tháng Giêng 2021.

 

(*) Trích Bài Tựa “Tiễn Mạnh Đông Dã.” của Hàn Dũ.

***

Hoa Diên Vĩ Hoang Dại.

[Lời cùa hoa Diên Vĩ.]

Đến cuối đường khổ đau
thấy một cánh cửa.

Tôi vẫn nhớ, xin nhắc lại:
các người gọi đây là cửa chết.

Bên trên, tiếng động, cành thông lắc lư.
Rồi im ắng. Nắng yếu ớt
lung linh trên đất khô cằn.

Thật là khủng khiếp để được tồn tại
ý thức phải chôn vào lòng đất tối tăm.

Như vậy, kể như đã chết:
điều mà chúng ta lo sợ,
là linh hồn không thể lên tiếng,
trở thành một kết thúc bất ngờ,
mặt đất cứng vẫn uốn cong theo hình cầu. (*)
Và tôi phải làm gì để trở thành đàn chim
bay đụng đầu trong lùm cây thấp.

Các người không còn nhớ
lối về từ thế giới bên kia

Nói cho các người biết, tôi có thể kể:
bất kỳ chuyện gì nhớ lại
khi trở về từ cõi lãng quên
để tìm ra lời nói:

“đời tôi từ nhụy hoa
tuôn một dòng suối lạ thường,
xanh thẳm
làm đậm màu nước biển xanh lơ.” (**)

Louise Gluck
Ngu Yên chuyển ngữ


(*) Mặt đất cứng uốn cong một chút.
(**) “đời tôi từ tâm điểm
         tuôn một dòng suối lớn
         xanh thẳm [chảy vào đại dương]
         pha đậm màu nước biển xanh lơ.”


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Victoria Amelina là một nhà thơ, tiểu thuyết gia người Ukraine. Khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào đất nước của cô vào năm 2022, cô đã dành phần lớn thời gian viết lách để ghi chép và nghiên cứu về các tội ác chiến tranh. Amelina hiểu rõ những rủi ro, nguy hiểm mình sẽ gặp phải với công việc này, với tư cách là một công dân chọn ở lại đất nước của mình trong chiến tranh, và với tư cách là một nhà văn phải đối mặt với một đội quân xâm lược đang muốn tiêu diệt bản sắc dân tộc mình. Cô đưa con trai đến nơi an toàn ở Ba Lan, nhưng bản thân trở về tiếp tục sống và làm việc tại quê hương. Khi Kyiv bị ném bom vào đầu mùa hè, cô đã quan sát các vụ nổ từ căn hộ của mình và viết: “Chiến tranh là khi bạn không còn có thể theo dõi nỗi mọi tin tức và khóc về những người hàng xóm đã chết thay cho bạn cách bạn vài dặm. Tuy nhiên, tôi muốn chúng ta sẽ bằng mọi cách không quên tên của họ.”
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Nguyễn Hàn Chung...
thăng trầm lên xuống / như những bậc đá trên đồi xanh / tóc bay theo gió / mùa hạ êm đềm thắp lửa mặt trời / trong từng đôi mắt mong đợi / dõi cánh chim bay xa...
Chân trời không ánh sáng | không tối đen | có màu sắc điên trong màn mắt kẻ loạn trí. | Mọi người chí tử nâng cao đời sống rộn rịp. | Chụm mũi lại hít thở một nắm không gian.
Xa hơn sự đau yếu của ông | Những con sói vẫn chạy qua những cánh rừng xanh, | Dòng sông quê không bị lôi cuốn bởi những bến cảng tân thời...
Thơ của Trần Yên Hòa & Lê Minh Hiền
Quả dâu trăng trắng | nước da hồng hồng | nào ai biết được | rượu còn hay không
Không phải sống làm người buồn bã. | Người làm cho sống buồn. | ‘Cái biết buồn’ khi ‘cái biết’ đến gần ‘cái không biết’ | bắt được hơi gió lạnh rùng mình | cảm được cõi trống trải | nơi con người sợ hãi.
Những đoản khúc của nhà thơ Nguyễn Hàn Chung...
Em đầu hàng hy sinh thân thể | Thế giới lạnh lùng thân phận người dưng | Ngày mai máu chảy không ngừng | Ngày mai máu đẫm khắp vùng phố quê.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.