Dù gì rồi cũng phải …

02/01/202113:28:00(Xem: 2163)
ann phong 23
Minh họa: Ann Phong

 


dù gì rồi cũng phải đi vào lòng đêm

thứ bóng đêm ma quái trong đó mọi vật không được chia đều

những tiếng la và tiếng khóc

ta sợ lời nói và cử chỉ của con người hung dữ

và sợ tù đày

vốn là hình phạt của thói quen không chính danh

 

dù gì rồi cũng phải đi vào lòng đêm

để giấu kín những điều bí ẩn

bao nhiêu hoang phí sinh ra từ trăn trở

dưới đủ mọi cách nhìn

thơ là niềm an ủi

cho những tâm địa bình thường như lá hoa

 

dù gì rồi cũng phải đi vào lòng đêm

những bờ môi và ngón tay trò chuyện

luôn khởi đầu bằng lời nói

vinh danh tình yêu đủ mọi hình dáng

những ngôi sao rơi xuống từ bầu trời

sáng trên tay những người đàn ông và đàn bà

bốn mùa thu đông xuân hạ

 

dù gì rồi cũng phải đi vào lòng đêm

là nơi thinh lặng nhất

chứa kỷ niệm lâu năm chưa cũ

chia sẻ gió sương và cô đơn

trái tim đồng cảm cất lên tiếng gọi

ấm lòng vô biên

 

dù gì rồi cũng phải đi vào lòng đêm

bằng con đường qua nhanh khép lại

bao nhiêu năm ròng rã

bao nhiêu sách nằm yên

tiếng ai cười trong không gian nhỏ bé

nhắc bài thơ thiếu chữ rụt rè…

 

thy an

mùa đông2020

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thơ của hai thi sĩ Trần Hoàng Vy & Đào Văn Bình...
Kỷ niệm bầm dập không còn nhức nhối. | Con chuồn chuồn xẹp lép khô rang | Mất mát lâu ngày quen dần. | Thở nhẹ. | Ly tán không còn mấy quan tâm. | Nó bay thành bụi. | Đời không phải hợp rồi tan. | Chỉ còn vết vàng đọng trên giấy.
tôi khua lồng ngực và lắc trái tim | đó, nỗi buồn bực không suy suyển | mùa xuân hoa mọc | cỏ dại mọc nhanh hơn. mọc nhanh hơn. và mọc nhanh hơn
Thơ của hai thi sĩ: Trần Yên Hòa & Thy An
… Đã bao năm rồi, biết bao nhiêu nước chảy qua cầu, có quá nhiều điều để không thể nào quên. Ngay trong tù đày, những hình ảnh hồi tưởng chưa bao giờ là cuộc duyệt binh vĩ đại đầy màu sắc và ồn ào của ngày Quân Lực; mà luôn luôn là những bước chân diễn hành thầm lặng của một tiểu đội lính vô danh ở ngày giờ cuối cùng của một thành phố trước khi mất tên Sài Gòn. Người chuẩn úy ấy bây giờ ở đâu, trong một trại cải tạo nào, còn sống hay đã chết, số phận những người lính can đảm kỷ luật tới giờ phút chót ấy bây giờ ra sao, cũng không ai được biết. Liệu có thêm được một dòng chữ nào giữa những trang quân sử viết dở dang để nói về cuộc diễn binh kỳ lạ cấp tiểu đội mang biểu tượng hào hùng của quân lực ở ngày giờ cuối cùng trước khi cả toàn quân tan hàng rã ngũ... (Ngô Thế Vinh, trong tập truyện Mặt Trận Sài Gòn.)
giữa tràng thiên lâm lụy | biển lớn dậy con đò | sông bức về ngạ quỷ | trôi xám nỗi buồn tro
chiếc buồm rách nằm trêu nắng | những đợt sóng li ti nhìn chúng tôi bực tức | nửa thế kỷ | buông đi và siêu thoát
Thơ về Tháng Tư của hai thi sĩ Nguyễn Hàn Chung & Trần Yên Hòa.
LTS: “19 Hè 72” là một bài trường ca của nhà thơ Ngu Yên viết về chiến tranh Việt Nam với những hình ảnh thống khổ và chết chóc đau thương do chiến tranh gây nên. Và để tri ân người lính Việt Nam Cộng Hòa. Khác với những trường ca thường thấy trước đây, nhà thơ đã kết hợp một cách sáng tạo giữa thi ca với tài liệu từ những trang bút ký, hình ảnh chiến tranh, ca khúc, thậm chí quân sử, để thơ không chỉ là những câu chữ thuần túy nữa, mà là một bức tranh linh động và xúc động khiến người đọc không khỏi bồi hồi khi đọc, dù những điều được nhắc đến trong bài thơ xảy ra cách nay đã trên nửa thế kỷ. Việt Báo trân trọng giời thiệu.
Thơ tháng Tư của hai thi sĩ: Trần Hoàng Vy & Lê Minh Hiền
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.