Thiên Tai Hay Nhân Tai

11/11/202013:53:00(Xem: 2158)
lothunglichsu2
Minh họa: Đinh Trườn Chinh



Việt Nam ơi,
Miền Trung đó!
Đất khó bao năm cày lên sỏi đá,
Mưa nguồn nước lũ bạc đầu thôn.
Gió trút cây ngàn che núi xả,
Mẹ thiên nhiên dang cánh rộng vuông tròn.
Nhưng màu xanh càng ngày càng vắng,
Cây rừng thành hoang sơ;
Gỗ đại ngàn đốn sạch,
Tham vọng vẫn chưa vừa…

 

Có một thuở:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước…”

Sao bây giờ:

Xé nát Trường Sơn?

Sếp lớn đốn rừng to,

Đàn em cưa rừng nhỏ…

Những biệt thự nguy nga đồ sộ,

Dựng lên bằng máu gỗ Trường Sơn.

Những tư dinh càng lớn,

Tội phá rừng bán rú không lường.

 

Loa đầu đường nhơn nhơn nói… tướng:

“Việt Nam ta có bao giờ đẹp thế này đâu:”

Thế nào là đẹp là giàu:

Rừng vàng biển bạc nhét vào túi tham,

Vơ sông núi về làm tài sản,

Vét tài nguyên đem bán cho người,

Trăm năm bia miệng còn cười,

Ngàn năm lịch sử để đời nỗi đau:

 

Trường Sơn nửa thế kỷ sau,
Đường Mòn… xưa đã đổi màu hoang sơ:
Thiên tai chống nạn đắp bờ,
Nhân tai tự diệt ngồi trơ mắt nhìn.


Đập thủy điện tốn nghìn nghìn tỷ,

Những công trình vị kỷ chia nhau.

Trời không mưa, lụt vẫn sâu:
Sau lưng xả nước, tuyến đầu xả thân.

 

Gặp Thiên nạn từ ngoài còn giải,

Nhân nạn nầy tồn tại từ trong.

Sư tử nhục - sư tử trùng,

Ăn từ gan ruột khó mong chữa lành.

Tai Trời ấy cũng đành gánh chịu,

Ách nước nầy sao liệu cho xong.

Rừng tàn dân tộc nguy vong,

Việt Nam ơi triệu nỗi lòng về đâu?

 

Hướng về quê hương đang bão lụt tháng 10 - 2020 
Trần Kiêm Đoàn

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ba thi khúc của nhà thơ Hoàng Xuân Sơn...
Con cúi đầu kính lễ Ân Sư, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (1945-2023) mang theo kho tàng trí tuệ vô tận, lòng từ bi vô biên và hùng lực vô úy đã hiện thân vào thế giới này. Từ gia tộc Phạm thế mà chủng tánh Bồ-đề đã ăn sâu trong lòng đất khô cằn nơi miền Trung nước Việt, Thầy lớn lên trong chốn Già-lam tịnh địa. Nhờ thiện căn túc thế nhiều đời, Thầy được thế phát xuất gia nhập đạo từ thuở ấu thời theo bước chân siêu tuyệt của Như Lai, “đến mà không đến, đi mà không đi.”(1) “Ba cõi bất an như nhà lửa,”(2) đất nước chìm trong chiến cuộc điêu linh, Thầy không tiêu phí tuổi thanh xuân chỉ một lòng miệt mài kinh sử. Tri thức thường nghiệm thế gian không cản nổi chí cầu trí tuệ siêu việt của người Tăng sĩ trẻ cưu mang cốt cách xuất trần thượng sĩ.
Đó là tựa đề một bài viết của nhà thơ Phan Tấn Hải, và đây là kết của bài: “Chữ nghĩa không vô ích. Chúng ta trong cõi này hãy rủ nhau làm thơ, đọc thơ, ngâm thơ, in thơ, hát thơ… Nếu chúng ta không đủ sức nương vào thơ để ngộ nhập tri kiến Phật, và nếu chúng ta cũng không có đủ sức mạnh của hát thơ để chữa sản nạn như thời Vua Hùng Vương, ít nhất thơ cũng giúp chúng ta giảm được những đau đớn của trần gian này, kể cả khi buộc phải nghe tới bốn dòng thơ ly biệt tương tự của Cha Rồng và Mẹ Tiên thời lập quốc dân tộc Việt Nam (Ta là giống Rồng / Mình là giống Tiên / Thủy thổ khắc nhau / Không ở cùng được.) Nàng thơ ơi, hãy cứu lấy trần gian này. Hãy biến tất cả những trận mưa bom trên trần gian này thành các trận mưa thơ…” (Phan Tấn Hải, Thơ sẽ chữa lành thế giới
Quờ tay chạm tháng mười hai / Nghe ta lành lạnh, nghe ngày run run...
Anh còn nhớ một ngôi nhà cuối phố? Ngõ chè tàu xanh biếc lối đi quen...
Hơi lạnh đâu lén ùa về / Ngoài hiên tối đã tràn trề từ lâu...
Xác ai trong túi vải / Làm sao nhận ra nhau / Màu trắng một màu trắng / Ôi Mẹ, ôi Con đâu!
Đông đã mùa. Chiều lật bật / Cây thôi lá độ xưa vàng / Tà huy cũ. Xiêm y phơ phất...
Thơ của hai thi sĩ San Phi & Hoàng Xuân Sơn...
người chết không hót không bay không nhảy múa | con hạc mào đỏ* xếp cánh thôi mơ thôi thơ | con chó thất lạc buồn rầu