Ngôn Ngữ Là Nhịp Cầu

11/11/202013:47:00(Xem: 1899)
Hết_Ann Phong
Minh họa: Ann Phong

 

 

có người nói với tôi

ngôn ngữ là nhịp cầu ngắn nhất nối những trái tim

khi hai thành phố cách nhau một đại dương lớn

tôi đồng cảm nằm im trên gối

và cứ thế ngôn ngữ ùa ra

có khi bò trên đường thẳng

có khi chạy trên đường cong

chữ nghĩa dài ra rồi ngắn lại

 

ngần ngại chưa dám bước qua cầu

dưới sông con nước thật đen

đe dọa quỷ quái

tôi sợ bóng tối trên mặt nước

giống những góc tối của lòng đêm

trong trái tim người du mục

cầm trên tay những lồng đèn đầy uẩn khúc 

 

tôi đi trên cánh đồng cỏ dại

hoa lá mùa hè thức dậy

có những hương thơm làm ngây ngất

tấm lòng chung thủy sắt son

có những con chim biết hót

tiếng trong và dài

như hơi thở của sống còn gang tấc

 

bài thơ trên bàn phím

đêm nay thêm vài chữ

quyển sách dày hơn chút xíu

nỗi buồn, nhượng bộ, thiết tha và hờn dỗi

như đóm lửa hiện về tưởng mất

ngôn ngữ là nhịp cầu ngắn nhất nối những trái tim

 

thy an

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
giả sử niềm tin vẫn sáng soi / xác tín như bàn thờ trang nghiêm trong nhà / khói hương xì xụp vái / cầu người đã bỏ ta đi / đừng bỏ ta đi
Ngô đồng một lá rơi / Nhìn mắt em thoáng thấy / Mùa Thu, vàng đến rồi
Có khi tôi nối hai điểm bằng đường thẳng / Có khi bằng đường cong / Có khi bằng con đường dích-dắc / Có khi lại là những dấu chấm / Tưởng rất gần / Mà nối hoài / Hụt hơi / Không đến
Sáng và tối, mẹ và cha, âm và dương... đó là cánh cửa nhị nguyên đối đãi mở ra cái muôn màu muôn vẻ của đời sống này. Sáng và tối tuần hoàn lẫn nhau cho chúng ta cảm nhận về thời gian, cho nhãn quan chúng ta cảm nhận về bóng và hình. Bóng và hình này qua giác quan thi sĩ Khánh Minh và được nữ sĩ ghi lại cho nhân thế qua thi tập Ký Ức Của Bóng. Sau đó Khánh Minh “giải thoát” cho Bóng khỏi cái tạm bợ của một cảm xúc bất chợt, thả Bóng và cảnh giới miên viễn của bầu trời Thi Ca qua tập Bóng Bay Gió Ơi. Lần này trở lại với tập thơ Đêm, Bóng “về quê” thăm lại nguồn cội của chính mình. Chính trong Đêm Bóng ẩn mình an trú trong tịch tịnh. Cánh cửa nhị nguyên sáng tối khép lại, tịch tịnh của màn Đêm hiển lộ như là một biểu tượng cho cảnh giới không có thời gian mà Khánh Minh tạm gọi là “Nơi Dừng Lại Của Thời Gian Vĩnh Cửu”
Người đàn bà thức dậy / bỏ đi lúc mờ sương / vết trũng trên mặt giường / Còn ngập đầy bóng trăng.
như đốm lửa âm thầm / mẹ ngồi trầm ngâm bên cơi trầu / chiều xuống ôm bóng lặng / ngái ngủ tiếng kinh cầu lê thê / cơn mưa dông lướt thướt không dứt
Tôi không nói / Chỉ có hàng cây gió thổi / Và bóng. Tối / Tôi không ngủ / Chỉ có đêm đang trôi / Có lẽ sẽ một lời / Để đừng tan vào bóng tối
Em bỏ nước Mỹ giàu sang / về với cuộc đời cần lao đến nỗi bệnh trọng thân vong / có kẻ cho rằng em dại / cái dại của em gấp ngàn lần cái khôn của những kẻ / dát vàng khoe khoang xe triệu đô nhà trăm tỷ /
từ biệt tích anh ta trở về ghé thăm / vẫn khẩu trang, áo cao su bảo vệ linh hồn, và / bảo vệ nguyên tắc không lây nhiễm / cảm xúc - anh nói – thứ phiền phức rẻ tiền / hệt như mong muốn vô hạn của đàn bà / làm đàn ông mất hứng.
Trái tim bị xúc phạm, diễn trong tác phẩm tạo hình. / Những dãy tim móp méo trừu tượng, / vỡ ra, rắp lại theo nghệ thuật, đâu còn là trái tim. / Chỉ khổ đau mới tồn tại với cẩm thạch, / từ sống qua chết, / tất cả linh hồn đều đói nghèo, / hạnh phúc như phiếu xin thực phẩm, / không được hồi âm.