Làm Thơ Là Làm Gì?

25/07/202015:49:00(Xem: 1966)

 

                                                                             

Làm thơ là làm gì?

Ai người hỏi? mấy khi!

Dẫu không hỏi, không đáp

Thơ vẫn lặng thầm đi

 

Thơ đi, là đi đâu?

Tận cùng cõi thẳm sâu

Không vui buồn, thương ghét

Không mong, cũng không cầu

 

Giòng-lệ-khô thầm lặng

Tự chảy vào tim thôi

Khổ đau hay hạnh phúc

Thơ lặng lẽ đầy vơi

 

Làm, mà như không làm

Không làm, mà chứa chan

Thơ đối tâm, đối vách

Thơ hòa vào không gian

 

Ngoài kia chim cất tiếng

Ngoài kia lá rừng bay

Không gian ôm vũ trụ

Thơ ôm thơ trong tay

 

Thơ chữa lành thế giới (*)

Bình an nơi tâm này.

 

Hạnh Chi

(Tào-Khê tịnh thất – ngồi yên và ngồi yên)

(*) Cư-sỹ Nguyên Giác

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thơ của ba nhà thơ: Nguyễn-hoà-Trước, Trần Hạ Vi, Trần Yên Hòa...
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
ôi màu xanh bể dâu ngút ngàn | truy lùng những lóng mây tự ải | giữa bầu trời hắc ín | rúc đầu những chú ve non | làm mồi cho lũ bọ đất
đàn bà càng già càng khô khan | đàn ông càng già càng nhiều cảm xúc | kích thích tố giảm theo thời gian nên sự dịu dàng và tóc của người nữ ngày càng bớt mượt | và anh hùng tính của người nam ngày càng trượt xuống đồi
Một mình ngồi với một mình | Một mình ngồi với một mình thành hai | Hai mình ngồi với một mình | Thành ba thành bốn thình lình thành trăm
Hai bài thơ của Trần Hạ Vi...
Tháng 7. Mùa hè đang gửi đến đây một sứ giả vô cùng dễ thương. Phượng tím. Đi đâu chợt cũng bị màu tím thơ mộng ấy níu mắt nhìn, làm dịu đi cái nóng chói chan. Bạn đang ở đâu, buổi sáng rực nắng đi chơi hay chiều mệt nhoài sau giờ làm việc, hay tối, hay khuya, hàn huyên bạn thiết, hoặc giả nói chuyện một mình, tất cả những tâm trạng thời gian đó, bạn sẽ tìm thấy được trong Căn phòng chứa đựng mọi khoảnh khắc, nơi các nhà thơ Hoàng Trúc Ly, Duy Thanh, Nguyễn Thùy Song Thanh, Tomas Transtromer, Âu Thị Phục An, Chiêu Anh Nguyễn, Nguyễn thị Khánh Minh, Trương Đình Phượng, Inrasara, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Xuân Thiệp, đọc cho bạn nghe những vần thơ mang âm hưởng chói chan của mặt trời mùa hạ, hoang mạc gai xương rồng, mật ngọt của thiên nhiên…
Nhớ khi cởi ướt lau mình | đừng phơi đừng giặt cho tình thêm thương. | Mặc quần ướt lạnh vấn vương | mặc áo ướt để lên giường đắp chăn.
Thơ của hai thi sĩ Huỳnh Liễu Ngạn & Thy An...
Ngày buồn: Đ P Q 1 | GS Triết Đặng Phùng Quân (ĐPQ) | vừa mới từ trần (1942 - 15.7.2023). Năm tôi xong học trình cử nhân Văn Khoa SG ban triết (1969) thì anh ĐPQ đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án Cao học Triết, được mời làm giáo sư thỉnh giảng môn Triết học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Nghe tiếng anh nhiều nhưng tôi chỉ gặp anh lần đầu trong cuộc triển lãm nêu trên: Một lần trong một bữa ăn văn nghệ nói chung do anh chị Trương Đình Luận khoản đãi. Và lần thứ nhì tại tư gia nữ sĩ Hàn Song Tường, một tri kỷ, người đã viết chung với ĐPQ tuyển tập Một Dặm Tương Thân. Anh Quân người điềm đạm, nhiều phong cách mô phạm nhưng rất nhiệt tình trong giao tiếp. Tôi chỉ mới đọc anh sau này, phần nhiều trên trang mạng Gió-O của chị Lê Thị Huệ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.