Quê Hương Tôi Thật Là Bất Hạnh / Tango Habanera - thơ Ngu Yên

13/07/202009:47:00(Xem: 1867)

baithomotnguoiyeunuocminh
Minh họa Đinh Trường Chinh














Quê Hương Tôi

Thật Là Bất Hạnh

 

Khổ tâm của mẹ

dày vò khi con cái đánh nhau.

Khổ tâm của cha

nhục nhã khi con cháu phá hủy ngôi nhà do ông xây cất.

Quê hương tôi có đủ cả hai chuyện.

        Còn chút lương tâm nào không,

        sao nhởn nhơ, hưởng thụ, bỏ thí dân tộc?

        Học nhiều làm gì,

        chỉ phát huy ganh tị, muốn hơn người, sắc diện âm u,

        chải lóc, mang gương, thắt cà vạt, gọi là nhân phẩm?

        Giữ chức vị cao làm gì

        khi lòng hẹp như cửa sổ nhỏ có chấn song,

        khi đôi mắt chuẩn bị tung lưới kéo về lợi lộc?

        Sáng tác văn chương làm gì

        khi từ đầu đến chân nhiễm bóng tối?

 

Khổ tâm của mẹ

thương khó khi con cái tham lam quên máu mủ.

Khổ tâm của cha

tức tưởi khi con cháu càng ngày càng tụt hậu

nhưng hợm mình tài năng

vừa huênh hoang vừa nhắm mắt.

Quê hương tôi có đủ hai hiện tượng này  

 

 ***

 

Tango Habanera

 

Không / không không sợ / không sợ / không sợ.

Chách/ chách chách chình / chách chình / chách chình.

Điệu nhạc buồn quê hương.

Khi nắng vẫn ngàn xưa như ngàn mai.

Chiếu vàng lúa mênh mông hồn Lục tỉnh

và những con tim kinh lạch sâu đậm câu hò.

Quyền lực nào tự gây thương tích?

Tự đe dọa? Tự dại khờ? Tự biến thái? Tự hại mình?

Quyền lực nào hơn tình tự dân quê?

 

Không / không không sợ / không sợ / không sợ.

Điệu nhạc buồn quê hương.

Nơi tôi lớn lên với muôn ngàn âm điệu hòa tan trong máu.

Quê mình sông dài khác với quê người.

Quê mình biển rộng khác với quê người.

Quê mình núi cao khác với quê người.

Quê mình mồ mả khác với quê người.

Quê mình cha mẹ khác với quê người.

Quê mình vợ chồng khác với quê người.

Quê mình tình yêu khác với quê người.

Quê mình khác với quê người.

Lòng tham nào bán rẻ quê mình?

Trí ngu nào hủy hoại quê mình?

Sợ hãi nào dâng hiến quê mình?

 

Không / không không sợ / không sợ / không sợ.

Điệu nhạc bừng bừng quê hương.

 

Ngu Yên

Ý kiến bạn đọc
15/07/202002:11:16
Khách
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với sự góp mặt phong phú của những nhà thơ nổi tiếng ở hải ngoại. Đặc biệt lần đầu đến với Việt Báo, nhà thơ Khaly Chàm sinh sống ở Việt Nam. Việt Báo trân trọng giới thiệu đến bạn đọc yêu thơ.
Có nhiều người đã chọn treo cổ | tại sao các người lại bán con | mà không tự treo cổ mình lên | để làm thành những cái chết thật xúc động?
chảy từ bắc xuống nam | con rạch. và ngược lại | ầm ầm dòng suối | tung tóe văng những tinh thể hận thù
Thơ của ba thi sĩ họ Trần: Trần Mộng Tú, Trần Hạ Vi & Trần Yên Hòa...
Ước gì trẻ con* không chết. | Ước gì các em được đón lên trời, | tạm thời, đến khi chiến tranh | chấm dứt.
Vòng tròn gợn những nhịp hải hà của “đáy đĩa mùa đi”, nhớ câu thơ này của Nguyễn Xuân Sanh, có lẽ tại cái chao đi chóng vánh một chu kỳ xuân hạ thu đông, những mảnh phút giây tao tác trên đĩa thời gian, và đọng lại dưới đáy kia những hoài niệm buồn vui...
Ở đây có một bức tranh được đánh giá cao | đã bao đời khiến người ta mê say, xúc động, | và điều ấy vẫn được xem là đúng. | Một số người thế vẫn chưa thỏa mãn. |Họ còn nghe được cả tiếng mưa tuôn, | Cảm thấy cái lạnh của những giọt nước trên cổ, trên lưng, | Họ nhìn cây cầu và những người trên đó | như thể đang nhìn thấy chính mình | trong cuộc chạy kia chẳng lúc nào ngừng.