Nhân Ngày Mẹ, Viết Thay Mẹ Tử Tù Hồ Duy Hải

10/05/202009:12:00(Xem: 4349)
Untitled












Con tôi vô tội

chính các ông có tội
con tôi không giết người
chính các ông muốn giết người
con tôi không cầm dao
chính các ông muốn cầm dao
con tôi kêu oan
chính các ông kết án oan
con tôi đơn độc
chính các ông bầy đàn
con tôi không có tấc thép trong tay
chính các ông quyền hành hung hăng như súng đạn
các ông bắn con tôi
tức các ông bắn vào trái tim tôi
trái tim của người mẹ
đơn giản như những người mẹ chất phác trên trái đất này
những người mẹ luôn dạy con
sống sao cho tử tế
biết yêu thương đồng loại đồng bào
những người mẹ kêu oan
cho những trái oan còn dẫy đầy trên đất nước
các ông tử hình con tôi
tức các ông tử hình tôi
tử hình luật pháp
tử hình lẽ phải
bởi con tôi vô tội
con tôi không giết người.

Phạm Hồng Ân
(09/05/2020)

Nhân Ngày Mother's Day, hình ảnh người Mẹ ròng rã suốt 13 năm trời đi kêu oan cho con đã gây nên nhiều xúc động và căm phẫn trước bản án y tử hình từ Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam vào ngày 8 tháng 5. Bài thơ này của thi sĩ/tác giả Phạm Hồng Ân viết thay cho lời người Mẹ của tử tù Hồ Duy Hải.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Còn bao nhiêu những lần Xuân/ Ta về ở lại quê hương/ Tìm vết tích xưa chiến trường/ Gom bao mảnh vụn thịt xương...
tuổi thất thập bản tính bất thường/ bàn tay vuốt mặt đang già...
Ta đã làm xong phận sự một nhà văn. Vậy thôi.
thượng đế thì xa mà cái ác thì gần ̶ ̶ ̶ / vô vàn cuộc sống bỗng chốc đổi thay mãi mãi / những vấn nạn của bạn và tôi trở nên vô nghĩa...
Chiến tranh và ngục tù là bi kịch đau thương nhất trong lịch sử loài người, nó là kinh nghiệm không được rút tỉa để học hỏi và ngăn chặn, cứ thế lặp đi lặp lại khắp nơi trên thế giới, đánh động mãi ký ức con người nên có thể nói rằng không có cuộc chiến và nhà tù nào trở thành quá khứ, nó luôn là hiện tại với dấu lệ và máu không ngừng chảy. Kinh nghiệm chiến tranh, nhà tù, cùng hệ lụy tang thương của nó như vết cắt hằn sâu trong tâm tư tình cảm con dân Việt nam, mà nhà văn Ngô Thế Vinh đã gọi - vết thương không bao giờ lành-, nó sừng sững ở đó, trên đất đá, trên thân thể, trong tâm hồn, trong sử lịch, mà trái tim và lương tâm con người mãi thúc thủ một câu trả lời.
Cậu bé Hassan 11 tuổi ở miền Đông Ukraine vừa bằng tuổi của Oliver cũng 11 tuổi ở miền Tây Bắc Mỹ
Ôi những bà mẹ mất con/ những người vợ mất chồng/ những người yêu nhau/ đã mất nhau...
buổi chiều/ ở khúc quanh của dòng sông/ có con cò xám khẳng khiu/ cô đơn như con nước lạnh/ nhìn về xa xăm...
Nhìn vào các con số. Vào khởi đầu thập niên 1930s, có 259 nhà văn xuất bản sách trong Liên Bang Xô Viết. Vào cuối thập niên 1930s – chỉ còn 36. Như thế nào 80% các nhà văn đã biến mất? Có 17 người bị bắn, 8 người tự sát, 7 người chết vì lý do tự nhiên, và 175 người bị bắt và giam trong các trại. Và 16 người mất tích. Những con số này cho một ý tưởng về trái độ Liên Bang Xô Viết đối với giới ưu tú văn hóa Ukraine, một thái độ đã áp đặt một kiểu im lặng văn hóa trong nhiều thập niên. Trong thập niên 1960s, một thế hệ mới, trẻ hơn xuất hiện và mang khu vực vào một thời kỳ nghệ thuật chói sáng mới. Nhưng nó cũng sớm lụi tàn: nhà thơ Vasyl Symonenko bị đánh tới chết, họa sĩ Alla Horska và nhà soạn nhạc Volodymyr Ivasiuk chết trong các hoàn cảnh kỳ lạ, và nhiều người khác bị đẩy vào nhà tù, ép vào các bệnh viện tâm thần, và bị cấm xuất bản. Chết độ Xô Viết khởi dậy cuộc chiến chính trị nhắm vào các khuôn mặt văn học Ukraine trong thập niên 1920s và kéo dài tới cuối thập niên 1980s,
bánh mì chúng con ăn hằng ngày chúng con cho người đói / để họ ngừng ăn thịt lẫn nhau / chúng con đem ánh sáng cho kẻ u mê / để họ tìm ra sự sáng suốt /