Gióng Lên Đi Tiếng Chuông

08/05/202009:15:00(Xem: 4799)
nguoi-duoi-vuc_trannguyendan
Hình minh họa: Đinh Trường Chinh



“Có một vết nứt trong tất cả mọi thứ, đấy là cách mà ánh sáng lọt vào”

(There is a crack in everything, that’s how the light gets in)

Trong những thời kỳ đen tối, thơ và nhạc cần được lắng nghe hơn. Chúng cung cấp một loại tiên nghiệm mà chúng ta cần có để giải thích các sự kiện đau đớn trong một ngữ cảnh rộng rãi hơn. Và Leonard Cohen (1934 – 2016) - một người làm thơ, viết nhạc, hát nhạc, đã viết và hát bài “Tụng Thi” này - một trong những bài thơ, bài hát hay nhất và hy vọng nhất của ông - vào lúc ông sắp qua đời - giữa lúc toàn cầu đã có đầy dấu hiệu của hỗn loạn và tối tăm.

Là một người Canada gốc Do Thái, Leonard Cohen cũng đã nghiên cứu Thiền tông sâu sắc, trở thành một nhà sư trong vài năm và cũng nghiêm chỉnh quan tâm đến các truyền thống tôn giáo khác.

Những dấu ấn ấy có thể được thấy ngay trong đoạn đầu của bản Tụng Thi này:

Những con chim, chúng hót
chúng hót lúc bình minh
Bắt đầu lại đi,
dường như tôi nghe chúng nói
Đừng bám vào những gì
đã qua
hay những gì chưa tới.

Ừa, các cuộc chiến tranh
Họ sẽ lại đánh nhau
Cánh chim câu thiêng liêng
sẽ bị bắt trở lại
bị mua đi bán lại
Cánh chim câu không bao giờ được tự do - miễn phí

Gióng lên đi tiếng chuông
còn có thể vang lên
Đừng bận tâm đến lễ vật nào cho hoàn hảo
Có một vết nứt trong tất cả mọi thứ
và như thế là cách mà ánh sáng lọt vào

Chúng ta xin hiệu báo
Những hiệu báo đã gửi đến
Việc ra đời bị phản bội
Cuộc hôn nhân đã uổng phí
Ừa, sự góa bụi
của tất cả mọi chính phủ
những hiệu báo cho tất cả chúng ta nhìn

Tôi không thể chạy được nữa
với đám đông vô luật pháp ấy
Trong khi bọn sát nhân trên những tầng cao
lớn tiếng đọc lời cầu của chúng
Nhưng chúng đã gọi đến, chúng đã triệu tập
mây dông
và chúng sẽ nghe thấy từ tôi

Gióng lên đi tiếng chuông còn có thể vang lên
Đừng bận tâm đến lễ vật nào cho hoàn hảo
Có một vết nứt trong tất cả mọi thứ
nhờ như thế mà ánh sáng lọt vào

Bạn có thể cộng thêm những phân số
nhưng chẳng nắm được kết quả toàn bộ
Bạn có thể bắt đầu diễn hành
với cái trống bé nhỏ thủng vỡ
Mọi trái tim, tất cả mọi trái tim
để yêu thương sẽ đến
nhưng hệt như một người tị nạn trốn chạy nổi trôi

Gióng lên đi tiếng chuông còn có thể vang lên
Đừng bận tâm đến lễ vật nào cho hoàn hảo
Có một vết nứt trong tất cả mọi thứ
và đấy là cách mà ánh sáng rọi vào”


(NBT – Turku 8 th.5, 20)

Link bài hát:

https://www.youtube.com/watch?v=6wRYjtvIYK0&feature=share&fbclid=IwAR25FU-UVPlkZf18UYgE_opjo9TJf0JW-Xh2CGWLkaMpLtailzNAVN6WwNY

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng lạnh, / Em chưa về cuối đông / Hỏi thăm lối sỏi, bụi gai hồng / Sỏi ngây ngô gội sương đêm trắng / Mai, thấy trồi xanh ngọn cỏ bồng
Con đường ven biển, mưa sa / Bỗng dưng thổn thức nhạt nhòa lệ rơi!? / Mưa hay lệ, / Hỡi tôi ơi! / Vầng trăng ngày ấy đầy vơi nỗi niềm / Đã xa? Hay vẫn hiện tiền? Đã quên?
Chuyện ngày xưa tự bến bờ / Phải rằng ngẫu nhĩ tình cờ gặp nhau / Mở ra một bến giang đầu / Khởi dòng tộc Việt quả bầu trăm con
Em mất một trăm ngày / Hương còn đầm khăn áo / Chị tung áo khắp nhà / Nỗi buồn không tiếng động
Không có khoảng cách không có khẩu trang lồng ngực không thở tim vẫn bang hoàng Tóc xanh tóc trắng nghiêng đầu vào nhau tuổi trẻ tuổi hạc cùng chia sợi sầu
Tôi vàng không trắng được đâu / cha con cháu chắt cũng màu đó thôi / trắng làm sao được hỡi ơi / vàng đen cũng đức Chúa Trời thai sinh
Một mai đây đất nước này trở lại / Đón bình minh, trong ánh sáng chan hòa, / Chúng ta cùng nối lại bản tình ca / Khi Cô Vi đã lui vào dĩ vãng.
Ngày săn giặc, ngoại biên tây tiến / Đêm Hạ Lào, tác chiến viễn phương / Ba lô, súng trận, sa trường / Tiếng quân reo, dấy biên cương ngút ngàn
Bờ hiên dĩ vãng xanh rờn nhung nhớ mà đau như có gai đâm vào da thịt một thời xưa ta ở nơi đâu trong ngôi nhà ấu thơ có hàng chè tàu chiếc cổng xi măng con đường đất đá trên bờ thành ấu thơ ta đã trèo lên ngồi vắt vẽo chân đánh đu hạnh phúc
Vĩnh Hảo, vốn dĩ là một nhà văn đa tài, từ cuối thập niên 1980's với những những tác phẩm mà chúng tôi ưa thích như: Thiên Thần Quét Lá (tập truyện), Núi Xanh Mây Hồng (truyện dài), Cởi Trói tập I & II (truyện dài), và Mẹ, Quê Hương và Nước Mắt (tập truyện), v.v... Ngoài ra, ông là một nhà báo, nhà thơ và hơn hết là một hành giả Đạo Phật nghiêm túc, từ tốn và chuẩn mực. Chúng tôi may mắn được xem ông như là một pháp hữu thân tín. Những gì cần nói, ông nói; những gì cần làm ông làm; thậm chí những gì im lặng, ông lại im lặng cũng vì lợi ích chung và cho số đông. Ông vốn nhẹ nhàng, thầm lặng nhưng nổi bật trong những gì ông để ý đến từ văn hoá, nghệ thuật, Phật giáo đến công cuộc hoằng pháp, và kể cả việc làm từ thiện ở miền sâu, miền xa tại Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.