Gióng Lên Đi Tiếng Chuông

08/05/202009:15:00(Xem: 4257)
nguoi-duoi-vuc_trannguyendan
Hình minh họa: Đinh Trường Chinh



“Có một vết nứt trong tất cả mọi thứ, đấy là cách mà ánh sáng lọt vào”

(There is a crack in everything, that’s how the light gets in)

Trong những thời kỳ đen tối, thơ và nhạc cần được lắng nghe hơn. Chúng cung cấp một loại tiên nghiệm mà chúng ta cần có để giải thích các sự kiện đau đớn trong một ngữ cảnh rộng rãi hơn. Và Leonard Cohen (1934 – 2016) - một người làm thơ, viết nhạc, hát nhạc, đã viết và hát bài “Tụng Thi” này - một trong những bài thơ, bài hát hay nhất và hy vọng nhất của ông - vào lúc ông sắp qua đời - giữa lúc toàn cầu đã có đầy dấu hiệu của hỗn loạn và tối tăm.

Là một người Canada gốc Do Thái, Leonard Cohen cũng đã nghiên cứu Thiền tông sâu sắc, trở thành một nhà sư trong vài năm và cũng nghiêm chỉnh quan tâm đến các truyền thống tôn giáo khác.

Những dấu ấn ấy có thể được thấy ngay trong đoạn đầu của bản Tụng Thi này:

Những con chim, chúng hót
chúng hót lúc bình minh
Bắt đầu lại đi,
dường như tôi nghe chúng nói
Đừng bám vào những gì
đã qua
hay những gì chưa tới.

Ừa, các cuộc chiến tranh
Họ sẽ lại đánh nhau
Cánh chim câu thiêng liêng
sẽ bị bắt trở lại
bị mua đi bán lại
Cánh chim câu không bao giờ được tự do - miễn phí

Gióng lên đi tiếng chuông
còn có thể vang lên
Đừng bận tâm đến lễ vật nào cho hoàn hảo
Có một vết nứt trong tất cả mọi thứ
và như thế là cách mà ánh sáng lọt vào

Chúng ta xin hiệu báo
Những hiệu báo đã gửi đến
Việc ra đời bị phản bội
Cuộc hôn nhân đã uổng phí
Ừa, sự góa bụi
của tất cả mọi chính phủ
những hiệu báo cho tất cả chúng ta nhìn

Tôi không thể chạy được nữa
với đám đông vô luật pháp ấy
Trong khi bọn sát nhân trên những tầng cao
lớn tiếng đọc lời cầu của chúng
Nhưng chúng đã gọi đến, chúng đã triệu tập
mây dông
và chúng sẽ nghe thấy từ tôi

Gióng lên đi tiếng chuông còn có thể vang lên
Đừng bận tâm đến lễ vật nào cho hoàn hảo
Có một vết nứt trong tất cả mọi thứ
nhờ như thế mà ánh sáng lọt vào

Bạn có thể cộng thêm những phân số
nhưng chẳng nắm được kết quả toàn bộ
Bạn có thể bắt đầu diễn hành
với cái trống bé nhỏ thủng vỡ
Mọi trái tim, tất cả mọi trái tim
để yêu thương sẽ đến
nhưng hệt như một người tị nạn trốn chạy nổi trôi

Gióng lên đi tiếng chuông còn có thể vang lên
Đừng bận tâm đến lễ vật nào cho hoàn hảo
Có một vết nứt trong tất cả mọi thứ
và đấy là cách mà ánh sáng rọi vào”


(NBT – Turku 8 th.5, 20)

Link bài hát:

https://www.youtube.com/watch?v=6wRYjtvIYK0&feature=share&fbclid=IwAR25FU-UVPlkZf18UYgE_opjo9TJf0JW-Xh2CGWLkaMpLtailzNAVN6WwNY

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thanh âm một cõi Sa Bà / Ba ngàn thế giới cũng là tại tâm / Nước non chung một cung trầm / Máu sa lệ sót những lầm than đau
Mối tình đầu đã giết dì tôi / như người ta giết bông hoa / cắm lên bàn thờ / héo hon tháng ngày còn lại. / Dì tôi yêu thích và buồn theo tiếng hát / “Đồi Thông Hai Mộ” / Như thể mối tình trong ca khúc này / là tâm sự của dì tôi.
nguyên thủy là kêu gọi trở về / nơi cánh đồng của những trong lành tươi mát / chưa nảy sinh những dị biệt / chân đi trên phù sa / ướt những tấm lòng xanh ngát bao la
một ngày trôi giạt theo sóng vào bờ / một ngày quấn quýt từng bước chân trần / tuổi trẻ bềnh bồng không định hướng / một ngày câm nín xao động ôm trái tim mình / bay cao ngang ngửa trên ngọn cây mộc lan / trập trùng những nụ búp xanh tươi mơn mởn
Tập thơ thứ 11: “Đời Sống Làng Quê” ấn hành năm 2009. Được xem như một khúc quanh trong sự nghiệp thi ca của Louise Gluck. Khác hẳn với tập “Hoa Diên Vĩ Hoang Dại”, 1992, với nội dung siêu hình và siêu nhiên, đã tạo cho bà nhiều danh vọng. 1. “A Village Life” mang đến cho độc giả những cảm xúc thâm trầm về tâm sinh lý của cá nhân và xã hội. Một loại xã hội thực tế, dùng lám ẩn dụ, tuy hiện diện nhưng gần như bị lãng quên bởi đời sống phố thị rộn ràng nhốn nháo. Những mẫu chuyện ngắn thật ngắn, nhỏ thật nhỏ, đôi khi phức tạp, ly kỳ. Đa số bình thường với những nhận xét tinh tế:
Đàn ông biết được phụ nữ bao nhiêu? Tôi dùng chữ “biết”, không phải ý chữ “hiểu”. Tôi không dùng chữ “đàn bà” vì e rằng thiếu kính trọng. Tôi lấy vợ đã gần nửa thế kỷ. Đã bắt tay, chào hỏi vài ngàn phụ nữ và nhìn ngắm họ qua trăm ngàn vóc dáng khi du hành nhiều nơi trên thế giới, nếu tính luôn trên truyền hình, qua video, con số có thể lên hàng triệu. Nói như vậy, bạn đọc có thể lầm tưởng tôi là người có bản lãnh biết về phụ nữ, thực tế, như Louis de Bernières đã nói: “Đường lối phụ nữ chinh phục trái tim đàn ông là khiến cho anh ta tưởng bở đang làm cô thích thú.” (“That's how a woman wins a man heart, by making him think that he amuses her.)
điều nguyên vẹn nhất / vẫn nằm im trong tim / ngày mùa thu nhớ dòng sông / nấm đất buồn tênh bên lở bên bồi / quăng viên sỏi trắng cạnh chiếc cầu run rẩy / bàn tay nào níu giữ / bạn bè và tình nhân / ngẩn ngơ năm ba lời tiếc nuối / con chim non hót mấy tiếng cội nguồn
Thế giới giờ này người né người! / Ngồi trên xe bus gắn máy lạnh, hoặc xe bò cọc cạch lăn bánh, / người ngồi xa người, khoảng cách an toàn, một thước rưỡi. / Anh xa tôi! Tôi xa em! Ta xa nhau! Đúng 2 thước. / Giờ này đôi ta hôn nhau nụ hôn gió qua khẩu trang! / Ai đó lỡ miệng ách-xì một, hoặc hai tiếng, hoặc một tràng; / Hết rồi những ánh mắt ái ngại, / những lời nói cảm thông, “God bless,” hoặc “Trời, Phật, Chúa chữa!”
Mời các bạn đọc một ngụ ngôn tân thời của thi sĩ Nobel Louise Gluck. Bóng tối che đậy tội ác. Che giấu những con mèo từ rừng hoang xuống trà trộn vào thành phố. Ban ngày, chúng hiền lành. Về đêm, mèo lộng hành, bè đảng, lòng dạ hung tợn, ngay cả người cũng sợ. Chúng săn đuổi, tiêu diệt những sinh vật không có sức kháng cự. Thảm thương cho thân phận làm chuột. Ngày không dám nhìn mặt trời. Đêm la hét đau đớn dưới răng mèo sắc bén. Chết, Chuột chết la liệt đầy phố đêm. Ai biết? Biết rồi, ai nói? Trước khi trời sáng, xã hội quét dọn, đường phố sạch sẽ, không dấu vết sát thủ, nạn nhân. Mặt trời lên. Mèo hiều hậu, dễ thương, Chuột trốn nắng. Người vô tư. Nhưng rồi đêm sẽ đến, sẽ tiếp diễn máu me và định mệnh.
Mời nghe Alexandra Huỳnh đọc bài thơ Di Sản (Inheritance) "live" trên đài truyền hình LX News. Nữ sinh gốc Việt Alexandra Huynh, tên Việt là Thụy An, 18 tuổi, trong buổi chung kết đêm Thứ Năm 20/5/2021 vừa qua đã thắng giải: "2021 National Youth Poet Laureate -- Nhà Thơ Khôi Nguyên Giới Trẻ Quốc Gia 2021". Huynh trả lời phỏng vấn AP đêm Thứ Năm qua điện thoại từ nhà, rằng thơ đối với cô là phương tiện để tự bày tỏ và để giúp công lý xã hội. Cô nói “Tiếng Việt tự nó đã là một tiếng nói giàu chất thơ. Trong sinh hoạt văn hóa của người Việt người ta đã nói thành thơ trong cuộc sống hằng ngày.” Cô cho hay là đã tập viết những lời thơ phổ nhạc từ khi mới 7 tuổi; đặc biệt là sau những lần đọc thơ trước công chúng thì lại càng cảm thấy sức mạnh của chữ nghĩa có tác động tích cực lên tâm lý và tinh thần đại chúng. Alexandra Huynh căn bản sáng tác thơ bằng tiếng Anh nhưng luôn nuôi hy vọng là sẽ có tác phẩm thơ ra đời và sẽ được chuyển ngữ sang “tiếng Mẹ đẻ”, ngôn ngữ Việt Nam.