Thơ Đào Như: Chuyện Của 3 Người Lính

02/04/202009:44:00(Xem: 4426)


                                            blank


1- Người Chiến Binh Về Thăm Nhà

(Từ câu chuyện người bệnh nhân kể lại ‘chuyện nhà’ của anh ta) 


Cuộc chiến
 vừa tàn

Sau ba muơi năm 

Người chiến binh về thăm nhà…

 

Nói đi anh 

Sao anh đứng lặng yên như núi Cà Đú? (1)


Ngôi nhà xưa như ngôi mộ cổ 

Cột kèo xiêu vẹo, 

Mái ngói âm dương cỏ mọc rêu xanh.

Có những đêm mưa thật sâu 

Có những đêm đen vô cùng 

Đi qua căn nhà này

Đi qua cõi lòng của Mẹ…

Cha đã về nơi vĩnh hằng 

Mẹ còn ngồi đó đợi anh ba mươi năm…

Mẹ già, Mẹ lẫn…

Mẹ không còn nhìn ra anh nữa. 

Nghe tiếng anh mẹ sờ soạn… 

Mẹ khóc…


Anh ngước nhìn trời. 

Trời xanh thâm thẩm. 

Anh nhìn chung quanh cỏ cây vẫn vậy. 

PhanRang vẫn nghèo. 

Xóm Động vẫn buồn, như thuở anh đi…

Dừng chân với mẹ được vài ba ngày.

Anh tôi lại lên đường làm nghĩa vụ người lính


Cuối năm 80

Có người đến nhà cho hay

“Mẹ là Mẹ Liệt Sĩ ”

Con mẹ đã hy sinh tại chiến trường Campuchia

Mẹ kinh hãi 

Mẹ khóc

Đêm hôm đó, mẹ ngủ.

Giấc ngủ nghìn thu…


Từ đó anh tôi không còn về thăm nhà nữa,

Anh vĩnh viễn ở lại Campuchia


Anh đâu có hay, 

thằng em của anh,

vượt biên thuở ấy, 

bây giờ là

Một lão già mỏi mệt

Đang loay hoay sờ soạn 

tìm một chỗ nằm

Nơi lục địa xa xâm”../. 

(1)- Núi Cà Đú phía bắc thị xã PhanRang

2- Người Lính Vừa Đi Xa


Vô cùng thương tiếc Tướng Ngô Quang Trưởng


Đại bàng vừa gẫy cánh

22-Giêng-2007

Người lính khóa 4 Trừ bị Thủ Đức

Sau hơn ba mươi năm lưu vong ở Mỹ….

Anh từ chối mọi thứ huân chương

Anh từ chối mọi nghi lễ an táng

Ngay cả lá cờ phủ trên quan tài anh

Anh từ chối cả quá khứ

Quá khứ đau thương

Quá khứ sai lầm

Quá khứ phản bội

Anh muốn ra đi trong sự lãng quên

của lịch sử, của đất nước

Như lúc anh còn sống

Anh đã nhiều lần tự quên mình trong chén rượu…


Anh,

Người lính

Của Vùng I Chiến thuật

của núi rừng Trường Sơn bạt ngàn

của Đèo Cả- Hải vân

Sóng biển Thái Bình Dương gầm thét dưới chân anh

Hết rồi

Những tháng ngày bão tố

Bay trên vùng trời Trị Thiên

Mây trời Ai Lao…


Anh ra đi

Có tiếng sóng Phá Tam Giang tiễn đưa 

Gào thét gọi tên anh

Có người lính già ở tận quê nhà

Thắp nén hương khấn nguyện

Thầm gọi tên anh

Trong cõi âm u

Trong bóng tối của lịch sử…/.

 3-Đoản Khúc 304

Anh thăm nhà về. Anh nằm ngủ. Hai tay úp trên ngực. Giấc ngủ thanh thản. Nét mặt phong trần. Chị ngồi cạnh Anh. Chị khâu lại khuy áo- áo trận màu chàm, anh vừa mang về, sau gần 30 năm bỏ lại tại quê nhà. Chị vẫn còn ngửi thấy mùi mồ hôi của Anh. Chị cảm động áp áo vào lòng. Chị thổn thức.

Vâng, Chị đang ngồi bên cạnh anh đang ngủ. Sao Chị vẫn nhớ Anh. Chị nhớ Anh ở cuối trời xa…

Năm 64 vừa tốt nghiệp quân trường Thủ Đức, Anh được ném vào trận Bình Giã. Những ngày đó biết bao là thử thách, xót thương. Chị quay quắt nhớ thương chồng. Rủi ro người không về thì sao?

Nhưng là trai thời loạn, Anh vẫn hiên ngang, vượt muôn ngàn sóng gió. Với chiếc áo trận này, Anh lội suối băng ngàn, những năm tháng ở Đồng Tháp Mười, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Tết Mậu Thân ở Huế, A Sầu, A Lưới, Khe Sanh, Mùa Hè Đỏ Lửa ở An Lộc, Đại Lộ Tử Thần, Cỗ Thành Quảng Trị. Trong chiến dịch Lam Sơn 719, với chiếc áo trân này Anh dẫn các toán viễn-thám vào tận Tchépone…

Những lúc ấy, Chị biết rõ nỗi lo canh cánh bên lòng anh là Chị. người vợ ở hậu phương. Những thư Anh viết cho chị từ KBC, những thư viết trên thùng đạn, những bức thư tràn đầy yêu thương, không có màu khói lửa chiến tranh, không có chết chóc hận thù. Đối với Anh đời chiến binh thắng bại là chuyện thường. Điều quan trọng là ta có thể làm gì cho lịch sử?


Sau 30-4-75 Anh trở lại vùng binh lửa Anh đã từng đi qua với thân phận người tù cãi tạo. Những địa  danh An Dưỡng, Suối Máu, Kà Tum, Bù Gia Mập, Vườn Đào, Phú Quốc, Chí Hòa, Đồng Tháp, Lý Bá Sơ, Cổng Trời, Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Lào Kai….Những trại tập trung, những nhà tù cãi tạo, khi nhắc đến đau lòng cho những ai yêu nước. Hơn 10 năm trong lao tù cãi tạo, những ngộ nhận, nhầm lẫn, những hận thù phi lý…không ngừng đổ xuống trên thân phận của muôn vàn chàng trai yêu nước. 

Chị ôm chiếc áo, siết chặt vào lòng, Chị nức nở.

Anh giật mình, thức giấc:

Ồ! Em làm gì vậy? Chiếc áo ấy cũ xưa quá rồi. Em khâu lại làm gì. Thời thế đã thay đổi rồi. Không còn ai muốn mặc những cái áo nặng nề như vậy nữa đâu.


Chị vẫn cúi xuống yên lặng

Anh đến ngồi bên chị

Em khóc!

Anh ôm vai chị

Anh thều thào:

Chiến tranh mà em…

Dù sao nó cũng qua rồi…/.


Đào Như

Upgraded lần cuối July-2016 

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
nước Việt dù vui hay buồn | cũng là thứ | mẹ không còn sở hữu | tài sản của bà không nhiều như vậy | tài sản hôm nay ở trên thân thể con người | khi cần, có thể mang thế chấp hay bán đi | là những thứ mà bà không còn giữ được
Chiều 30 tháng Chạp Giáp Thìn, đọc và nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh ngày 5 tháng Năm, Bính Thìn, 1916, mất ngày 6 tháng Chín, Bính Thìn, 1976 - nguyên vẹn con rồng.
Việt Nam từ xưa theo nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nên thời vụ của cây trái hoa lúa lập trình nhịp sống con người, từ nếp sống cho đến những tin tưởng tâm linh. Khi đồng lúa nghỉ ngơi, hoa đào hoa mai chớm nụ đầu mùa, người dâ n quay về tụ tập vui chơi ăn uống, từ đấy mà có một mỹ tục gọi là Tết (được phiên âm theo chữ Hán là Tiết, có nghĩa là đốt tre đốt trúc, nghĩa rộng là một đoạn thời gian trong năm), rơi vào lúc cuối một năm, thời điểm kết sổ và dấy lên niềm hy vọng cho năm mới. Gần đây có người đặt vấn đề có nên bỏ tục ăn Tết không. Tại sao vậy? Cây cỏ còn sửa mình để thay lá đơm hoa đón khí tiết đẹp của trời đất, can cớ chi con người phải bỏ niềm vui mừng đón năm mới với một mỹ tục đẹp đẽ là Ăn Tết? miễn là đừng Tháng Giêng là tháng ăn chơi (ca dao) thôi.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là một vị học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và đã bị cầm tù trong nhiều năm. Năm 1998, Hòa Thượng được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards. Hòa Thượng là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Hòa Thượng được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật, được coi là nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đã soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.
Thông cao cuộn vỏ ngự hàn / quả khô chặt ruột vén quang nửa đồi / cõng lưng ngày thở trả hơi / em sang giúp nhóm mớ phơi củi già...
anh xin lại đôi bàn tay cầm bút / làm những bài thơ xuôi / rồi xuân hạ thu đông có mùa nào cho / mây bay về đầu xóm...
Gói bánh chưng | gói năm cùng tháng tận | gói khúc đời còn một đoạn nấu sôi | gói kỷ niệm già theo màu lá chuối | nóng bốc hơi mờ những khung hình | xôi chè ngũ quả.
mẹ tôi xưa, đất quán rường / chở che con, mộng bình thường ấu thơ / một thời tuổi trẻ, ngu ngơ / trong vòng tay mẹ, ù ơ ví dầu...
mời về, hồn cha mẹ | xoa dấu mực thâm | kể chuyện vầng trăng cùng hoa lài thơm ngát | mời về | người bạn bể dâu mang đi mất
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.