Thơ Đào Như: Chuyện Của 3 Người Lính

02/04/202009:44:00(Xem: 4428)


                                            blank


1- Người Chiến Binh Về Thăm Nhà

(Từ câu chuyện người bệnh nhân kể lại ‘chuyện nhà’ của anh ta) 


Cuộc chiến
 vừa tàn

Sau ba muơi năm 

Người chiến binh về thăm nhà…

 

Nói đi anh 

Sao anh đứng lặng yên như núi Cà Đú? (1)


Ngôi nhà xưa như ngôi mộ cổ 

Cột kèo xiêu vẹo, 

Mái ngói âm dương cỏ mọc rêu xanh.

Có những đêm mưa thật sâu 

Có những đêm đen vô cùng 

Đi qua căn nhà này

Đi qua cõi lòng của Mẹ…

Cha đã về nơi vĩnh hằng 

Mẹ còn ngồi đó đợi anh ba mươi năm…

Mẹ già, Mẹ lẫn…

Mẹ không còn nhìn ra anh nữa. 

Nghe tiếng anh mẹ sờ soạn… 

Mẹ khóc…


Anh ngước nhìn trời. 

Trời xanh thâm thẩm. 

Anh nhìn chung quanh cỏ cây vẫn vậy. 

PhanRang vẫn nghèo. 

Xóm Động vẫn buồn, như thuở anh đi…

Dừng chân với mẹ được vài ba ngày.

Anh tôi lại lên đường làm nghĩa vụ người lính


Cuối năm 80

Có người đến nhà cho hay

“Mẹ là Mẹ Liệt Sĩ ”

Con mẹ đã hy sinh tại chiến trường Campuchia

Mẹ kinh hãi 

Mẹ khóc

Đêm hôm đó, mẹ ngủ.

Giấc ngủ nghìn thu…


Từ đó anh tôi không còn về thăm nhà nữa,

Anh vĩnh viễn ở lại Campuchia


Anh đâu có hay, 

thằng em của anh,

vượt biên thuở ấy, 

bây giờ là

Một lão già mỏi mệt

Đang loay hoay sờ soạn 

tìm một chỗ nằm

Nơi lục địa xa xâm”../. 

(1)- Núi Cà Đú phía bắc thị xã PhanRang

2- Người Lính Vừa Đi Xa


Vô cùng thương tiếc Tướng Ngô Quang Trưởng


Đại bàng vừa gẫy cánh

22-Giêng-2007

Người lính khóa 4 Trừ bị Thủ Đức

Sau hơn ba mươi năm lưu vong ở Mỹ….

Anh từ chối mọi thứ huân chương

Anh từ chối mọi nghi lễ an táng

Ngay cả lá cờ phủ trên quan tài anh

Anh từ chối cả quá khứ

Quá khứ đau thương

Quá khứ sai lầm

Quá khứ phản bội

Anh muốn ra đi trong sự lãng quên

của lịch sử, của đất nước

Như lúc anh còn sống

Anh đã nhiều lần tự quên mình trong chén rượu…


Anh,

Người lính

Của Vùng I Chiến thuật

của núi rừng Trường Sơn bạt ngàn

của Đèo Cả- Hải vân

Sóng biển Thái Bình Dương gầm thét dưới chân anh

Hết rồi

Những tháng ngày bão tố

Bay trên vùng trời Trị Thiên

Mây trời Ai Lao…


Anh ra đi

Có tiếng sóng Phá Tam Giang tiễn đưa 

Gào thét gọi tên anh

Có người lính già ở tận quê nhà

Thắp nén hương khấn nguyện

Thầm gọi tên anh

Trong cõi âm u

Trong bóng tối của lịch sử…/.

 3-Đoản Khúc 304

Anh thăm nhà về. Anh nằm ngủ. Hai tay úp trên ngực. Giấc ngủ thanh thản. Nét mặt phong trần. Chị ngồi cạnh Anh. Chị khâu lại khuy áo- áo trận màu chàm, anh vừa mang về, sau gần 30 năm bỏ lại tại quê nhà. Chị vẫn còn ngửi thấy mùi mồ hôi của Anh. Chị cảm động áp áo vào lòng. Chị thổn thức.

Vâng, Chị đang ngồi bên cạnh anh đang ngủ. Sao Chị vẫn nhớ Anh. Chị nhớ Anh ở cuối trời xa…

Năm 64 vừa tốt nghiệp quân trường Thủ Đức, Anh được ném vào trận Bình Giã. Những ngày đó biết bao là thử thách, xót thương. Chị quay quắt nhớ thương chồng. Rủi ro người không về thì sao?

Nhưng là trai thời loạn, Anh vẫn hiên ngang, vượt muôn ngàn sóng gió. Với chiếc áo trận này, Anh lội suối băng ngàn, những năm tháng ở Đồng Tháp Mười, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Tết Mậu Thân ở Huế, A Sầu, A Lưới, Khe Sanh, Mùa Hè Đỏ Lửa ở An Lộc, Đại Lộ Tử Thần, Cỗ Thành Quảng Trị. Trong chiến dịch Lam Sơn 719, với chiếc áo trân này Anh dẫn các toán viễn-thám vào tận Tchépone…

Những lúc ấy, Chị biết rõ nỗi lo canh cánh bên lòng anh là Chị. người vợ ở hậu phương. Những thư Anh viết cho chị từ KBC, những thư viết trên thùng đạn, những bức thư tràn đầy yêu thương, không có màu khói lửa chiến tranh, không có chết chóc hận thù. Đối với Anh đời chiến binh thắng bại là chuyện thường. Điều quan trọng là ta có thể làm gì cho lịch sử?


Sau 30-4-75 Anh trở lại vùng binh lửa Anh đã từng đi qua với thân phận người tù cãi tạo. Những địa  danh An Dưỡng, Suối Máu, Kà Tum, Bù Gia Mập, Vườn Đào, Phú Quốc, Chí Hòa, Đồng Tháp, Lý Bá Sơ, Cổng Trời, Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Lào Kai….Những trại tập trung, những nhà tù cãi tạo, khi nhắc đến đau lòng cho những ai yêu nước. Hơn 10 năm trong lao tù cãi tạo, những ngộ nhận, nhầm lẫn, những hận thù phi lý…không ngừng đổ xuống trên thân phận của muôn vàn chàng trai yêu nước. 

Chị ôm chiếc áo, siết chặt vào lòng, Chị nức nở.

Anh giật mình, thức giấc:

Ồ! Em làm gì vậy? Chiếc áo ấy cũ xưa quá rồi. Em khâu lại làm gì. Thời thế đã thay đổi rồi. Không còn ai muốn mặc những cái áo nặng nề như vậy nữa đâu.


Chị vẫn cúi xuống yên lặng

Anh đến ngồi bên chị

Em khóc!

Anh ôm vai chị

Anh thều thào:

Chiến tranh mà em…

Dù sao nó cũng qua rồi…/.


Đào Như

Upgraded lần cuối July-2016 

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thơ của hai thi sĩ Trần Hoàng Vy & Đào Văn Bình...
Kỷ niệm bầm dập không còn nhức nhối. | Con chuồn chuồn xẹp lép khô rang | Mất mát lâu ngày quen dần. | Thở nhẹ. | Ly tán không còn mấy quan tâm. | Nó bay thành bụi. | Đời không phải hợp rồi tan. | Chỉ còn vết vàng đọng trên giấy.
tôi khua lồng ngực và lắc trái tim | đó, nỗi buồn bực không suy suyển | mùa xuân hoa mọc | cỏ dại mọc nhanh hơn. mọc nhanh hơn. và mọc nhanh hơn
Thơ của hai thi sĩ: Trần Yên Hòa & Thy An
… Đã bao năm rồi, biết bao nhiêu nước chảy qua cầu, có quá nhiều điều để không thể nào quên. Ngay trong tù đày, những hình ảnh hồi tưởng chưa bao giờ là cuộc duyệt binh vĩ đại đầy màu sắc và ồn ào của ngày Quân Lực; mà luôn luôn là những bước chân diễn hành thầm lặng của một tiểu đội lính vô danh ở ngày giờ cuối cùng của một thành phố trước khi mất tên Sài Gòn. Người chuẩn úy ấy bây giờ ở đâu, trong một trại cải tạo nào, còn sống hay đã chết, số phận những người lính can đảm kỷ luật tới giờ phút chót ấy bây giờ ra sao, cũng không ai được biết. Liệu có thêm được một dòng chữ nào giữa những trang quân sử viết dở dang để nói về cuộc diễn binh kỳ lạ cấp tiểu đội mang biểu tượng hào hùng của quân lực ở ngày giờ cuối cùng trước khi cả toàn quân tan hàng rã ngũ... (Ngô Thế Vinh, trong tập truyện Mặt Trận Sài Gòn.)
giữa tràng thiên lâm lụy | biển lớn dậy con đò | sông bức về ngạ quỷ | trôi xám nỗi buồn tro
chiếc buồm rách nằm trêu nắng | những đợt sóng li ti nhìn chúng tôi bực tức | nửa thế kỷ | buông đi và siêu thoát
Thơ về Tháng Tư của hai thi sĩ Nguyễn Hàn Chung & Trần Yên Hòa.
LTS: “19 Hè 72” là một bài trường ca của nhà thơ Ngu Yên viết về chiến tranh Việt Nam với những hình ảnh thống khổ và chết chóc đau thương do chiến tranh gây nên. Và để tri ân người lính Việt Nam Cộng Hòa. Khác với những trường ca thường thấy trước đây, nhà thơ đã kết hợp một cách sáng tạo giữa thi ca với tài liệu từ những trang bút ký, hình ảnh chiến tranh, ca khúc, thậm chí quân sử, để thơ không chỉ là những câu chữ thuần túy nữa, mà là một bức tranh linh động và xúc động khiến người đọc không khỏi bồi hồi khi đọc, dù những điều được nhắc đến trong bài thơ xảy ra cách nay đã trên nửa thế kỷ. Việt Báo trân trọng giời thiệu.
Thơ tháng Tư của hai thi sĩ: Trần Hoàng Vy & Lê Minh Hiền
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.