Vũ điệu không vần, thơ Tân Hình thức

13/03/202000:00:00(Xem: 3449)

Vudieukhongvan                                                                              

Vũ điệu không vần là một công trình nghiên cứu đồ sộ, nghiêm cẩn và sâu sắc do nhà thơ Khế Iêm viết rải rác từ trên 20 năm qua, gồm những bài viết chủ yếu là luận giải về thơ Tân Hình thức. Tuy vậy bên cạnh đó cũng có những bài nói về thơ cũ, tiền chiến, tự do… và không thiếu những phạm trù triết học, hiệu ứng cánh bướm, nhịp đập của thực tại, phong cách tân chiết trung… được đem ra mổ xẻ. Nhưng tất cả đều quy chiếu về thơ Tân Hình thức như một hình thái ý thức sáng tạo thi ca mới.
 
Khởi đi từ trường thơ New Formalism do một số nhà thơ Mỹ đề xuất vào hai thập niên cuối thế kỷ XX, nhà thơ Khế Iêm đã thử nghiệm thơ Tân Hình thức bằng cách áp dụng một số yếu tính của trường thơ này vào thơ Việt. Hai thuộc tính đặc trưng là “giọng kể” như một thi pháp tự nhiên của ngôn ngữ đời thường, và kỹ thuật “vắt dòng.” Ngoài ra những ý thơ còn được lặp đi lặp lại (như nhạc Rap) để tạo hiệu ứng điệp vận và vần không hợp cách. Nên nhớ thơ Tân Hình thức do nhà thơ Khế Iêm chủ xướng (và kiên trì theo đuổi bấy lâu nay) là thơ Việt, không đồng dạng, càng không bắt chước, mô phỏng một cách máy móc thơ Tân Hình thức Mỹ.
 
Theo nhà thơ Khế Iêm, vì là thi pháp đời thường nên thơ Tân Hình thức “biến hóa và không dừng lại ở bất cứ định nghĩa nào, và chỉ có thể định nghĩa qua hàng loạt những thách đố, nắm bắt và thực hành khác nhau…”
 
Tại sao lại dùng “thi pháp đời thường”? Có lẽ đây là điểm dễ gây ngộ nhận cho những ai chưa hiểu rõ về thơ Tân Hình thức Việt. Quy chiếu câu văn của nhà thơ Khế Iêm trong cuốn sách, “Những ngành khác có thể đưa chúng ta đến vinh quang nhưng thơ ngược lại, đưa chúng ta trở lại đời thường, mà đời thường thì có cả những dị thường”. Nói như thế có nghĩa là chính cái “dị thường” đã khiến thơ Tân Hình thức mang diện mạo của “cái khác.” Quy phạm và mỹ học của “cái khác” dẫn đến giá trị “khác,” không thể đánh đồng với những cái quen thuộc từ bảy, tám chục năm nay của thi ca Việt từ phong trào Thơ Mới hai thập niên 30, 40 cho đến thơ Hiện đại ngày hôm nay.
 
Bất cứ cái gì mới trong văn nghệ đều gặp sự nghi ngờ, thậm chí chống báng lại, trong con mắt người đời và các người làm văn nghệ khác không cùng quan điểm. Thơ Tân Hình thức không là ngoại lệ. Về điểm này, nhà thơ Khế Iêm không bi quan khi ông viết như sau trong cuốn sách, “Thơ không còn tùy thuộc vào nỗ lực từ cá nhân mà là những vận động rộng lớn của cả một thế hệ, như một trào lưu, xác định tiếng nói và bản chất của một nền văn hóa ở một thời điểm đặc biệt của lịch sử thi ca. Nhưng nhà thơ khi chọn một ngôn ngữ bởi sự quyến rũ và lòng yêu mến, và là ngôn ngữ họ có khả năng nhất để biểu hiện thơ, ở đây là tiếng Việt, cớ gì không hợp quần, nhiều phong cách làm một phong cách, nhiều tiếng nói làm một tiếng nói, thành một phong trào đầy tự tin và hào hứng. Điều này đòi hỏi chúng ta phải xóa bỏ những định kiến và tự mãn cá nhân, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong tinh thần giống như ‘thi pháp đời thường,’ có gì là quan trọng và ghê gớm đâu.”

Tan Hinh Thuc_Nghi Gi Ve Cach Lam Tho_Khế Iêm_đi với bài Khế Iêm

 

Thật ra, chẳng nên đặt vấn đề thành công hay thất bại với một người làm nghệ thuật, bởi nghệ thuật là cuộc hành trình xuyên vũ trụ, chẳng bao giờ đến đích, đúng như nhà thơ Khế Iêm tâm sự: “Vấn đề không phải đi xa hay đi gần mà tôi nhận ra thơ có quyền năng và chỉ có thơ mà thôi, cho chúng ta biết giới hạn và thất bại của mình. Nhà thơ đều là những kẻ thất bại và nếu không nhận ra điều đó, có lẽ chẳng bao giờ họ trở thành nhà thơ.” Ở đoạn khác, ông viết: “Thất bại làm cho nhà thơ nhận ra được chính mình và mọi người, thúc giục họ phải đi tới mãi, cho đến bao giờ không còn đi được nữa. Phủ nhận chẳng qua là phủ nhận những thất bại để làm một thất bại khác. Vấn đề là thất bại lớn hay nhỏ, và chúng ta có dám đối mặt với nó hay không.”
 
Nói cho cùng thơ Tân Hình thức vẫn là một thể nghiệm thơ, một thể nghiệm thực cần thiết trong quá trình sáng tạo để tìm kiếm một hướng đi mới cho thơ Việt. Nhưng cách làm mới trong thơ Tân Hình thức, theo nhà thơ Khế Iêm, thì “chẳng dừng ở quan niệm làm mới, vì đó là phương cách của thời hiện đại, mà dùng thể truyền thống hòa trộn với chất hiện đại (bao gồm thơ tự do) giống như kiến trúc Hậu Hiện đại, tạo thành một thể lai, hoàn toàn khác, không những hóa giải và làm tan biến truyền thống, mà cả hiện đại.”
 
Khế Iêm bảo vệ rất quyết liệt quan điểm cho rằng, “cũng như các thể loại văn học khác, thơ Tân Hình thức, một trong những thể loại thơ bắt nguồn từ cuộc sống và trở lại phục vụ cuộc sống, thắp sáng ước mơ của con người, giúp con người đi về phía ánh sáng chứ không phải ‘ở trong mù sương.’” Trong tinh thần ấy, hiển nhiên nhà thơ mong muốn người đọc sẵn sàng tiếp nhận nó với một tư duy đổi mới. Nghĩa là, người đọc cũng phải làm quen với thi pháp thơ Tân Hình thức để có thể chia sẻ nghệ thuật và ý tưởng nhà thơ muốn gửi gắm vào những con chữ của mình. Ở ý nghĩa này, Vũ điệu không vần là cẩm nang cho người đọc. Ông cũng nói thêm: “Cuối cùng cần nhấn mạnh một lần nữa, thơ Tân Hình thức gồm ngữ điệu tự nhiên của những câu nói thông thường, vắt dòng và kỹ thuật lặp lại. Vấn đề là sử dụng kỹ thuật lặp lại làm sao để chuyển nhịp điệu từ những biến cố tự nhiên thành nhịp điệu thơ, không bài thơ nào giống bài thơ nào, điều đó tùy thuộc tài năng và kinh nghiệm của từng nhà thơ, vừa đơn giản vừa phức tạp, là một ẩn số khó ai nói trước. Những nguyên tắc đó và yếu tố thơ đóng vai trò, là giao ước ngầm giữa người đọc và tác phẩm, giúp người đọc nhập vào với những biến chuyển và tình tiết của bài thơ.”
 
Có thể nói người đọc đóng vai trò vô cùng quan trọng để chuyển tải bài thơ Tân Hình thức. Người đọc không ở vị thế người đọc thuần túy, thụ động nữa mà trở thành một thành tố đồng sáng tạo với nhà thơ, nhờ vào quan hệ tương tác, cộng hưởng giữa người viết và người đọc, giá trị của tác phẩm thơ được quyết định từ đó.
 
Khế Iêm đầu tư gần như cả sự nghiệp sáng tác của mình vào phong trào thơ Tân Hình thức. Với ông đó là nhiệm vụ lịch sử của thế hệ hôm nay đối với thế hệ mai sau. Mong ước của ông được tóm gọn trong câu nói như một lời tâm sự: “Chúng ta hãy cùng bước trên một con đường, dẫn dắt nhau, chẳng phải vì một cá nhân mình, mà cho sự hưng thịnh của thơ. Sự thất bại hay thành công không phải là điều quan trọng, mà là một dấu mốc cho những thế hệ mai sau, đỡ đi những vấp ngã.”
 
Vũ điệu không vần chính là tâm huyết của ông. (TYT) 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đọc Kiều, Thúc thiệt đờn ông / rất người, cho gái khuê phòng mê man...
Hình như ta lạc vào thập lý đào hoa ! những cánh thanh trần hồng điểm rơi, ta như vừa uống cạn men say, thẫn thờ cảm xúc lắng lại khi ta bắt gặp dòng chữ dậy hương. Ồ! không phải dòng chữ mà là những bí ẩn vọng manh tương thức, một nỗi niềm bâng khuâng lãng đãng hiện hữu một khu rừng hoang dã, niềm sung sướng tuyệt vời như ta đã từng dạo bước, như ta lạc giữa hương xưa được gặp lại mình của hàng triệu năm cách biệt...
Thơ của các thi sĩ: Trần Hạ Vi, Trần Hoàng Vy, Hoàng Thị Bích Hà, Hương Giang, Ben Oh... Mỗi người một cảm xúc, một thi pháp, nhưng cùng hội tụ về một điểm: thao thức trong cõi người bất định. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Thơ của các thi sĩ Hoàng Xuân Sơn, Trần Yên Hòa, Thy An...
Lần đầu tiên đến với trang Văn học-Nghệ thuật Việt Báo, Nguyên Thu là một nhà thơ nữ sinh sống ở Việt Nam. Thơ của chị mềm mại, trữ tình, nhưng không thiếu tính cách tân, không ngần ngại phá bỏ ước lệ. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
điện thoại di động reo / chuông gió reo / thanh âm chất chồng ngổn ngang / khép cửa nhốt ráng chiều / nằm yên cô đọng từng khoảnh khắc...
Thơ của hai thi sĩ Nguyễn Hàn Chung & Trần Hạ Vi...
Thơ của các thi sĩ Huỳnh Liễu Ngạn, Trần Hạ Vi, Thy An, Ben Oh
chỉ là trò đố chữ em có biết thế nào khi em là người hành khách duy nhất nếu đó là nơi xa hơn nơi tôi xin em đừng đi.
cùng em lập địa hoang đàng | từ phơi mở với tình tang | rập rờn | bóng nắng chiều | thổi | cô đơn | vào trong lục tía | hồng ngôn cực tình