Vương Miện Vũ Hán

07/02/202015:15:00(Xem: 5688)
84394200_10221540381237872_2713889241913360384_n (1)
"Mùa dịch" - Tranh sơn dầu - Đinh Trường Chinh






















Vũ Hán

Những ngôi nhà cửa bị đóng đinh

những cánh cổng bị bịt lại bằng những then gỗ hình chữ X

người nhốt người trong đó

không hề nghĩ họ sẽ sống thế nào

nếu không còn thuốc

nếu không còn thức ăn

 

Vũ Hán

người người không nhìn mặt nhau

họ tịnh khẩu

thành phố vắng tanh

thỉnh thoảng có một chiếc bóng trùm kín

đi vật vờ

không biết người hay ma

 

Vũ Hán

Họ bị dồn lại một chỗ

như những con thú bị nhét một chuồng

họ hốt hoảng

cuống cuồng

chạy vòng vòng giữa những con vi khuẩn

vi khuẩn đội vương miện vàng (1)

 

Vũ Hán

những bệnh viện xây vội

không đủ chỗ chứa người

nhưng con số tử vong vẫn rất mơ hồ

người ta hoặc đếm sai hay là quên đếm tiếp

 

Vũ Hán

người người cứ dồn vào một khối

không được vào thành

không được đi ra

họ dẫy giụa

chia nhau “vương miện”

 

Vũ Hán

Có những nhân viên Y Tế làm việc ngày đêm

 khẩu trang để lại những vết lằn ngang dọc

trên khuôn mặt bơ phờ

vẫn có người biết thương người

 

những người đã ra khỏi Vũ Hán

không có đường trở về

những người trong Vũ Hán

không có đường ra đi

Vũ Hán buồn muốn khóc

bài thơ Hoàng Hạc Lâu

bây giờ ai về đọc.

 

 

 

Trần Mộng Tú

FEB 5 2020

 

(1) Corona : Hào quang có liên quan đến hình vương miện

(2) Tên gọi Vũ Hán gồm cả 3 khu: Vũ Xương, Hán Khẩu và Hán Dương. Năm 223 Thôi Hộ đã làm bài thơ nổi tiếng vịnh Hoàng Hạc Lâu ở đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thơ của Nguyễn-hòa-Trước, Quảng Tánh Trần Cầm, Trần Hoàng Vy, Hoàng Thị Bích Hà, Trần Yên Hòa...
Những tương phản | chiều sâu và bề mặt | hai bên của đồng tiền không nhìn thấy nhau, là một nhưng xa lạ | Cháy lên hay tan vào đất | lá đơn sơ chỉ có hai chọn lựa
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Nhà phê bình văn học Trung Quốc đời nhà Thanh, Viên Mai, có nói, “Làm người không nên có cái tôi, nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”. Thi hào Tagore cho rằng, “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ảnh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong”. Cả hai nhận định này đều đề cao cái Tôi-làm-Thơ, và cách biểu hiện những thuộc tính về Tôi ấy như thế nào trên ngôn từ thơ. Có hai yếu tố không ai phủ nhận được là cảm xúc và sáng tạo, chính hai yếu tố này định hình phong cách của nhà thơ. Cảm xúc thực được chuyển tải qua thi ngữ, thi ảnh mới mẻ, cá biệt, thì thơ càng có sắc thái nổi bật để lại dấu ấn riêng trong lòng người đọc, dường như không quá để nói rằng điều này định đoạt sinh mệnh một bài thơ. Thơ chỉ thực sự sống khi nó phản ảnh được bản ngã độc đáo của nhà thơ.
Thơ của hai thi sĩ Thy An & Lê Minh Hiền
Nhận được bài thơ của người bạn Phạm Xuân Tích, tôi thấy bài thơ của ông bạn khá độc đáo và lý thú, tôi mạo muội viết lại sao y bản chính – cả hai bản tiếng Pháp và bản dịch tiếng Việt cũng của ông ấy, để hầu các vị đọc cho vui...
là khi nước mắt khô đi | mọi thứ đều trở nên dư thừa | hiểu biết càng vô hiệu | những đốm loang không thể tẩy xóa
Tôi trôi tuổi ấu thơ, từ quê hương cùng khổ, rau dưa khoai sắn / Tôi trôi từ chợ quán rường, cái đình làng, ngôi trường tiểu học, áo lấm lem màu mực tím mẹ mới mua, cùng cây viết lá tre, trang giấy tự túc, vàng khè, không trông rõ chữ...
Rõ ràng, có tai không nghe, | có mắt không thấy, | có tay chỉ thòng lòng, | có chân chỉ đi lui đi tới, | duy nhất có miệng, người nói không ngừng.
tình yêu lạnh như biển | những cái giống không cùng đời | có thể là một vì sao nhỏ bé | có thể là một nét mày hung tợn | trả treo trước gi