Thơ Đoàn Nguyễn Tuấn Viết Khi Theo Hầu Vua Quang Trung

10/12/201923:44:00(Xem: 5224)

Ngược lại với Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền do Nguyễn Y ghi chép; “Đoàn Nguyễn Tuấn cùng Nguyễn Du khởi nghĩa chống Tây Sơn tại Quỳnh Hải”.  Ông anh vợ Nguyễn Du cùng các bạn thân Nguyễn Nể, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn.. ra làm quan Tây Sơn được vua Quang Trung trao chức Hàn Lâm học sĩ  cùng một lần với Ngô Vi Quý (Ngô Dụng Hoà) và tiếp sứ cùng Nguyễn Nể (Nguyễn Đề), anh cùng cha cùng mẹ với Nguyễn Du và đi sứ trong phái bộ Phan Huy Ích năm Canh Tuất 1790 lúc ông 40 tuổi.

Hải Ông thi tập *của Đoàn Nguyễn Tuấn nxb Khoa Học Xã Hội Hà Nội 1982 còn ghi chép những bài thơ quý báu viết bên cạnh vua Quang Trung, thơ viết về triều Tây Sơn, thơ xướng họa với các bạn đồng triều, thơ viết về sứ bộ Ngô Dụng Hòa  sứ bộ này mang sang quà cáp Tể tướng Hòa Thân (1750́́̉-1799) nhà Thanh, việc hối lộ này đóng góp vào thành tích tham nhũng một gian thần bậc nhất Trung Quốc, tài sản bằng mười năm thu thuế triều đình Trung Quốc, khiến Hòa Thân từ một người tín cẩn của vua Càn Long bị  vua Gia Khánh cách chức xử tội chết và tịch thu gia sản. Và quý nhất là hai bài thơ gặp gỡ văn nhân họ Nguyễn (Nguyễn Du) tại Hoàng Châu, trong thời Mười năm gió bụi, Nguyễn Du đi giang hồ ba năm: “Giang Bắc Giang Nam một túi không” khắp Trung Quốc.


Trong bài viết này tôi dịch thơ các bài thơ Đoàn Nguyễn Tuấn làm bên cạnh vua Quang Trung. Các bài thơ tả cảnh hùng tráng quân Tây Sơn và ca ngợi tài điều khiển quân vua Quang Trung.


Trong cung vua Quang Trung làm bài thơ do vua chỉ định. Đoàn Nguyễn Tuấn viết : Gió nổi từ núi Nam (Tây Sơn), xe ngọc ruổi gấp. Quân hùng như mây đùn chiếm lĩnh bên thành Thăng Long. Ban ngày cờ quạt cuốn nắng ba đông. Sáng sớm lửa hiệu  khói bốc thẳng từ muôn hốc. Mưu chước đánh dẹp nhờ vua Quang Trung mắt nhìn tay trỏ, câu thơ này ca ngợi chiến lược chiến thuật vua Quang Trung. Thú vị an nhàn thu vào nhịp sắt cung cầm. Khi an nhàn triều đình cùng thưởng thức ca hát, Nguyễn Du trong bài Long Thành cầm giả ca, còn ghi lại cảnh hát xướng tiêu khiển vua tướng Tây Sơn tại dinh Kim Âu còn hào hoa hơn các công từ Vương Lăng. Theo tôi vua Quang Trung có mặt tại Thăng Long trong lúc vua giả Phạm Công Trị sang Trung Quốc trong sứ bộ Phan Huy Ích, ngày ngày nhà vua gióng ngựa quý sang dinh Kim Âu đ̉ Bích Câu đàm đạo chuyện quốc sự  tâm đắc cùng Nguyễn Nể.. Ý câu này còn nói lên sự hòa hợp của nhà vua và các quan tướng trong triều. Thị thần quan văn theo hầu vua Quang Trung ngoài việc nhúng bút không bận gì khác. Thường lên đài cao ngắm trông trời biển.


TRONG CUNG VUA (QUANG TRUNG) KÍNH GHI

Thể ứng chế


Gió nổi núi Nam xe ngọc dong,

Quân hùng mây nổi chiếm bên thành.

Ban ngày cờ xí ba đông nắng,

Sáng sớm lửa tin muôn đóm tung.

Mưu chước dẹp yên tay mắt trỏ,

An nhàn thú vị nhập cung cầm.

Thị thần vung bút không gì khác,

Đứng vọng đài cao ngắm biển xanh.

 


Nguyên tác phiên âm Hán Việt :


NGỰ DINH CUNG KỶ

Ứng chế thể


Phong khởi Nam sơn ngọc giá suyền,

Vân đồn tì hổ chiếm thành biên.

Tinh kỳ trú quyển tam đông nhật

Phong hoả triêu xuy vạn hác yên.

Đăng định mưu mô qui chỉ phán,

An nhàn thú vị nhập đàn huyền.

Thị thần nhiễm hãn vô dư sự,

Thời thướng cao đài vọng hải thiên.

Bài Lại vâng lệnh vua làm một bài thơ khắc vào đá. Ông viết : Một đêm sấm gió bỗng thành cảnh Phật. Sau trận đánh sấm sét vào đồn Ngọc Hồi, Hà Hồi của vua Quang Trung nay đất nước lại thái bình như cảnh Phật. Ngàn thu sông núi gìn giữ đài cao. Hai dòng suối tuôn xuống bay từ sông Ngân biếc. Đôi bờ đá tách ra thông hợp với nắng ráng hồng chiều tà. Đạo Phật không mất theo một chiếc giày. Theo Truyền đăng lục chép :  Ngài Bồ Đề Đạt Ma thời nhà Tùy từ Tây Trúc (Ấn Độ) sang Trung Quốc truyền đạo Thiền đời nhà Tùy, tu ở chùa Thiên Thánh, khi tịch táng tại núi Hùng Nhĩ thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Sau Tống Vân người nước Ngụy đi sứ Tây Vực về gặp Đạt Ma, thiền trượng vác một chiếc giày ở vùng núi Thông Lĩnh thuộc Tân Cương. Vân hỏi : Nhà sư đi đâu ? Sư nói : Về Tây Trúc. Vân về thuật lại với vua. Vua sai đào mộ mở áo quan ra xem thì chỉ còn một chiếc giày thôi. Ý câu này nói đất nước sau cuộc xâm lăng Tôn Sĩ Nghị không mất, mà trở thành thanh bình vẻ vang muôn thuở. Tiếng vượn thường buông từ lưng chừng mây. Âm vang cuộc chiến thắng vang dội trời mây xanh. Nay theo xe vua, bỗng như lên đường vàng. Theo xe vua là con đường thái bình thịnh trị an lành. Muôn ánh hào quang tỏa ra quanh góc núi. Câu này ý nói : Uy đức nhà vua tỏa sáng  khắp núi sông.


VÂNG LỆNH VUA (QUANG TRUNG)

LÀM MỘT BÀI THƠ KHẮC TRÊN ĐÁ


Sắm sét một đêm thành cảnh Phật,

Non sông muôn thuở vững đài sen.

Suối chia hai ngọn sông Ngân xuống,

Đá dựng đôi bờ, nắng đỏ thông.

Đạo chẳng đi theo giày để lại.

Tầng mây vượn hú vọng âm vang.

Đường vàng bỗng hiện theo xe ngự,

Sườn núi quanh co tỏa ánh quang.


Nguyên tác phiên âm Hán Việt :

HỰU ỨNG CHẾ́ NHẤ́T THỦ PHÓ THẠCH


Nhất dạ phong lôi thành hóa vực,

Thiên thu lưu trĩ hộ tầng đài.

Tuyền phi Bích Hán song điều hạ,

Thạch hội đan hà lưỡng ngạn khai.

Tượng giáo bất tùy đan lý khứ,

Viên thanh thường tự bán vân lai.

Hỗ tùng hốt thướng kim thiên lộ,

Vạn đạo tường quang nhiễu khúc ôi.


Đoàn Nguyễn Tuấn theo hầu vua Quang Trung nhân dịp nhà vua về thăm Tây Sơn (Quy Nhơn, Bình Định) vâng lệnh vua làm bài thơ:  Rỡ ràng đất cực Nam tỏa điềm lành. Ngọn cờ vua Quang Trung về thăm Tây Sơn uy nghi như vua Hán Cao Tổ Lưu Bang về thăm quê hương đất Bái. Sông núi đón chào hành cung và lều trại dựng đón tiếp nhà vua, đình thần và đoàn quân hộ giá. Ấ́p thang mộc là quê hương nhà vua. Đời Chiến Quốc chư hầu đến chầu thiên tử vua nhà Chu, được thiên tử cho hẳn một nơi để tắm gội trước khi bệ kiến gọi là  ấp thang mộc. Đời sau các nhà vua đặt ấp riêng thường là quê hương mình là ấp thang mộc. Phần du rung rinh, mùi hương lò ngự. Phần du là hai loại cây thời xưa hay trồng làng quê về sau dùng để chỉ làng quê. Hương quê hương thơm tỏa nơi vua ngự. Sáng tỏa lều tranh, ngợi ơn nhuần tưới. Muôn nhà nhân dân vùng Tây Sơn ca tụng nhà vua đã ban ơn nồng hậu. Núi Tây cũng ấm áp nhờ dương khí thịnh vượng của nhà vua về. Thẹn mình hộ giá theo vua không đủ tài thơ phú. Đời người mấy khi được đến “ao trời”,  thiên hoàng nơi phát tích nhà vua..



VÂNG MỆNH VUA (QUANG TRUNG ) LÀM THƠ

NHÂN DỊP HỘ GIÁ VỀ THĂM Ấ́P THANG MỘC 


Rỡ ràng Nam Cực tỏa tường quang,

Vua Hán lộng cờ về Bái thôn.

Sông núi đón chào cung trại dựng.

Phần du phản phất ngự lò hương.

Lều tranh sáng tỏa ơn nhuần tưới,

Núi lạnh ấm nồng dương khí lên.

Hộ giá thẹn mình thơ phú kém,

Đời người mấy thuở đến ao vàng.


Nguyên tác phiên âm Hán Việt :


NGỰ GIÁ HỒI THANG MỘC Ấ́P 

PHỤNG HỘ TỐNG ỨNG CHẾ


Hoàng hoàng Nam Cực thốc tường quang,

Hán đế tinh kỳ phản Bái hương.

Sơn thủy phùng nghinh hành diện sắc,

Phần du phi phất ngự lô hương.

Minh sinh bổ ốc ca minh trạch,

Noãn nhập hàn nhai báo phục dương.

Từ phú phi tài tàm hộ tụng,

Nhân sinh kỷ đắc đáo thiên hoàng.


Nhân dịp theo vua Quang Trung hỏi tội Nguyễn Bảo con Nguyễn Nhạc làm phản. Đoàn Nguyễn Tuấn viết bài thơ :  Vâng mệnh hầu giá thân chinh kính ghi. Một gợn mây đen giữa vùng núi biển. Cờ vua thẳng trỏ phương Nam hỏi tội Lưu An. Lưu An là người tôn thất nhà Hán, vua  phong làm Hoài Nam Vương. Tính ông ham đọc sách, chiêu tập các văn sĩ soạn thuật được nhiều trong đó có cuốn Hoài Nam Tử. Vua Hán Vũ Đế rất tôn trọng ông, không bắt vào chầu. Sau mưu phản, vua bèn sai quan Tông Chính đi trị tội, chưa đến nơi thì ông đã tự sát rồi. Sáu quân hùm gấu nuốt cả búa rìu. Ngàn dậm non sông phù trì yên ngọc. Chồng chất hiểm trở khôn dấu Giáp Hán. “Chồng chất hiểm trở”: (Tập khảm) Lời Thoán ở quẻ Kinh Dịch nói: “Tập khảm trùng hiểm dã, vương hầu thiết hiểm dĩ thủ kỳ quốc “(Tập khảm là hiểm trở, bậc vương hầu đặt hiểm để giữ nước.) Giáp Hán tích Cung Toái nói với Hán Tuyên Đế rằng : “ Dân bị đói rét mà bọn quan lại không thương đến, cho nên những đứa con đỏ của bệ hạ trộm đùa áo giáp và vũ khí ở trong ao Hoàng trì của bệ hạ mà thôi.’ Ở đây tác giả mượn điển ấy để nói việc nổi loạn của Nguyễn Bảo như chuyện con trẻ đùa chơi. Đánh kẻ ngu muội sớm thấy Khiên Nghiêu. “Đánh kẻ ngu muội”:  Hào Thượng Cửu, quẻ Mông Kinh Dịch nói “Kích mông, lợi ngự khấu”(Đánh dẹp đứa ngu muội, lợi cho việc ngăn chận bọn cướp) Khiên Ngu: Kinh Thư, thiên Đại Vũ mô: Vua Nghiêu Thuấn múa lá chắn ở hai bên chái, trong ba tuần mà rợ Hữu Miêu phải đến chầu. Câu này ý : Đánh đứa ngu muội Nguyễn Bảo sớm nhìn thấy uy danh vua Quang Trung. Kẻ thư sinh cầm bút ca bài chiến thắng, để khắc vào đỉnh tháp đá ở phía trong thành (Bình Định.)


VÂNG LỆNH THEO XE HẦ̀U THÂN CHINH KÍNH GHI


Một đám mây đen biển núi xanh,

Nam chinh vua hỏi tội Lưu An.

Sáu quân hùm gấu thu rìu búa,

Ngàn dậm xuyên non hộ ngọc an

Nổi loạn ao trời đùa Hán giáp,

Trỏ đường ngu muội thấy Nghiêu can.

Thư sinh cầm bút ca công trận,

Để khắc vào trên đỉnh tháp thành.


Nguyên tác phiên âm Hán Việt :


NGỰ GIÁ THÂN CHINH

PHỤNG HỖ TỤNG CUNG KÝ


Nhất điểm hôn vân hải lĩnh gian,

Tiết tinh nam chỉ vấn Lưu An.

Lục sư hùng hổ thôn nhung phủ,

Thiên lý xuyên sơn hộ ngọc an.

Tập khản vô năng tàng Hán giáp,

Kích mông tảo kiến vũ Ngu can.

Thư sinh xanh hấn ca hoàn sở,

Lặc hướng thành trung thạch tháp đoan.


Paris 10-12-2019

*Tiến sĩ Khoa Học Giáo Dục .Viện ĐH Paris V Sorbonne.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với sự góp mặt phong phú của những nhà thơ nổi tiếng ở hải ngoại. Đặc biệt lần đầu đến với Việt Báo, nhà thơ Khaly Chàm sinh sống ở Việt Nam. Việt Báo trân trọng giới thiệu đến bạn đọc yêu thơ.
Có nhiều người đã chọn treo cổ | tại sao các người lại bán con | mà không tự treo cổ mình lên | để làm thành những cái chết thật xúc động?
chảy từ bắc xuống nam | con rạch. và ngược lại | ầm ầm dòng suối | tung tóe văng những tinh thể hận thù
Thơ của ba thi sĩ họ Trần: Trần Mộng Tú, Trần Hạ Vi & Trần Yên Hòa...
Ước gì trẻ con* không chết. | Ước gì các em được đón lên trời, | tạm thời, đến khi chiến tranh | chấm dứt.
Vòng tròn gợn những nhịp hải hà của “đáy đĩa mùa đi”, nhớ câu thơ này của Nguyễn Xuân Sanh, có lẽ tại cái chao đi chóng vánh một chu kỳ xuân hạ thu đông, những mảnh phút giây tao tác trên đĩa thời gian, và đọng lại dưới đáy kia những hoài niệm buồn vui...
Ở đây có một bức tranh được đánh giá cao | đã bao đời khiến người ta mê say, xúc động, | và điều ấy vẫn được xem là đúng. | Một số người thế vẫn chưa thỏa mãn. |Họ còn nghe được cả tiếng mưa tuôn, | Cảm thấy cái lạnh của những giọt nước trên cổ, trên lưng, | Họ nhìn cây cầu và những người trên đó | như thể đang nhìn thấy chính mình | trong cuộc chạy kia chẳng lúc nào ngừng.